SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần tuổi cha mẹ nên biết

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Ngay từ khi mới chào đời, trẻ sinh non 33 tuần đã phải đối mặt với nhiều “thách thức” hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nắm được cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần đúng cách sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót và phát triển khỏe mạnh cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần


Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sinh non vào tuần thứ 33?​


Em bé sơ sinh đủ tháng là những em bé được sinh ra ở khoảng tuần thứ 39 – 40 của thai kỳ. Những trường hợp em bé sinh sớm hơn, từ tuần thứ 37 – 38 đổ lại, sẽ được gọi là “sinh non”. Mức độ sinh non thường được mô tả theo tuổi thai, thông thường được chia làm 4 nhóm:

  • Sinh non muộn: Trẻ được sinh ra từ 34 – 36 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh non trung bình: Trẻ được sinh ra từ 32 – 33 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh rất non: Trẻ được sinh ra từ 28 – 31 tuần 6 ngày tuổi thai.
  • Sinh cực non: Trẻ được sinh trước 28 tuần tuổi thai.

Sinh non không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà nhiều trường hợp còn để lại nhiều đến sức khỏe của mẹ. Đáng lưu ý, trong bất kỳ trường hợp nào, nguy cơ sinh non vẫn luôn tiềm ẩn, thậm chí khi hành trình mang thai diễn ra khỏe mạnh, bình thường.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non 33 tuần, bố mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ bầu mang đa thai: sinh đôi, sinh ba,…
  • Một số vấn đề sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như tiền sản giật, tiểu đường,… Lúc này, dựa vào mức độ ảnh hưởng đến thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm – “Sinh non theo chỉ định y khoa”.
  • Mẹ bầu có lối sống không lành mạnh trong thai kỳ: căng thẳng, áp lực kéo dài, hút thuốc lá, dùng chất kích thích trong thai kỳ,…
  • Một số vấn đề sức khỏe diễn ra trong thai kỳ: xuất huyết tử cung, nhiễm trùng tử cung, viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng ở một số cơ quan khác,…
  • Mẹ có tiền sử sinh non hoặc các phẫu thuật can thiệp vào tử cung, phẫu thuật tử cung, nạo phá thai.
  • Mẹ có bất thường trong hệ thống sinh sản: Cổ tử cung của thai phụ ngắn.
  • Chấn thương khi mang thai.
  • Bất thường nhau thai.
  • Nhiễm trùng ối.
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai ngắn.
chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ
Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ sinh non, do đó mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần tuổi​


Khi mới chào đời, trẻ sinh non 33 tuần sẽ được chăm sóc tích cực tại phòng NICU. Tại đây, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, bao gồm: nhịp tim, nhịp thở, huyết áp,… Đồng thời, trẻ cần được hỗ trợ thở máy, điều hòa thân nhiệt, truyền dịch qua đường tĩnh mạch, đặt sonde dạ dày,… để đáp ứng các nhu cầu phát triển của cơ thể. Khi sức khỏe của trẻ dần ổn định hơn, trẻ đã có thể tự thực hiện được các kỹ năng cơ bản như tự thở, không còn cơn ngừng thở, thân nhiệt ổn định, bú được, tăng cân tốt,… bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ xuất viện và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

Khi chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần tuổi tại nhà, bố mẹ chăm sóc trẻ như những em bé sơ sinh bình thường khác như lưu ý:

  • Đảm bảo các yếu tố vệ sinh không gian sống: Trẻ nên được nghỉ ngơi trong phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ; thường xuyên vệ sinh, khử trùng các vật dụng cá nhân như chăn, màn, ly, cốc, bình sữa, thìa,…; tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách…
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác: Trẻ sinh non rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Đáng lưu ý, khi nhiễm bệnh, diễn tiến bệnh ở trẻ diễn ra nhanh chóng, nghiêm trọng. Do vậy, khi chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần tuổi tại nhà, phụ huynh nên hạn chế cho người thân, bạn bè đến thăm, tiếp xúc, ôm, hôn trẻ. Người chăm sóc trẻ cần rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích: Không hút thuốc, để khói bụi, thú cưng đến gần khu vực chăm sóc trẻ.
  • Cho trẻ bú đủ sữa: Trẻ sinh non 33 tuần tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất, năng lượng cho các cơ quan phát triển một cách toàn diện.
  • Quan sát các biểu hiện, đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: Trẻ sốt, uể oải, mệt mỏi, li bì, bú kém (lượng bú giảm 50% so với bình thường), khò khè, có dấu hiệu mắc các bệnh thường gặp,… mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
  • Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ: Ngoài các chỉ định thăm khám đặc biệt, trẻ cần tái khám định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 13 tháng, 18 tháng và 2 năm (tính theo tuổi hiệu chỉnh) để bác sĩ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng cường đề kháng và miễn dịch.
Sữa mẹ giúp bổ sung dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ
Sữa mẹ giúp bổ sung dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sinh non.

Những nguy cơ ở em bé sinh non 33 tuần tuổi​


Trẻ sinh non 33 tuần tuổi phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi mới chào đời như:

1. Trẻ sinh non 33 tuần bị nhẹ cân​


Trung bình trẻ sinh non 33 tuần sẽ có cân nặng dao động khoảng từ 1.9 – 2.1kg. Cân nặng của trẻ sơ sinh được xem là thước đo lượng lớp mỡ dưới da trong cơ thể trẻ – yếu tố quan trọng giúp trẻ điều hòa thân nhiệt khi ở môi trường bên ngoài. Trẻ có cân nặng thấp, tức lớp mỡ dưới da mỏng. Lúc này, dinh dưỡng được bổ sung cho trẻ sẽ tập trung chuyển hóa thành chất béo để điều hòa thân nhiệt. Vì vậy, trẻ cần được nằm trong lồng ấp để hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ để trẻ đạt được mức cân nặng tiêu chuẩn.

2. Bé sinh non 33 tuần sinh non bú kém​


Sinh non 33 tuần, trẻ đã bắt đầu có phản xạ bú, nhưng còn yếu và sự phối hợp giữa nuốt và thở vẫn chưa thuần thục nên trẻ chưa thể tự bú mẹ hiệu quả. Đồng thời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ có nhiều nguy cơ rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, kém hấp thu và có thể gặp các biến chứng nặng hơn.

Để đảm bảo trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan, cơ thể phát triển một cách tối ưu nhất, trẻ sinh non 33 tuần sẽ cần đến các phương pháp hỗ trợ từ y tế. Các phương pháp này bao gồm: cho ăn qua sonde dạ dày, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch nếu trẻ ăn không tiêu..

3. Trẻ sinh non 33 tuần sinh non dễ bị phát triển kém​


Trong hành trình mang thai, não bộ và các tế bào thần kinh phát triển nhanh chóng, với tốc độ trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh trong mỗi phút. Khi trẻ sơ sinh đủ tháng chào đời, trẻ có thể đạt hơn 100 tỷ tế bào thần kinh. Sinh non 33 tuần khiến quá trình này bị ảnh hưởng, não bộ chưa phát triển đầy đủ, sẵn sàng tiếp xúc với môi trường bên ngoài. (1)

Mặc dù được chăm sóc tích cực ngay từ giai đoạn đầu đời, trẻ sinh non 33 tuần nhìn chung vẫn gặp một số khó khăn, chậm phát triển hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Các vấn đề này bao gồm: nguy cơ bại não; chậm phát triển trí tuệ gây khiếm khuyết trong học tập; vấn đề về thính giác, thị giác; các rối loạn phức tạp về chức năng trung ương – rối loạn ngôn ngữ, cảm xúc, hành vi, khả năng phối hợp vận động, phối hợp phát triển, tăng động giảm chú ý. (2)

4. Nguy cơ nhiễm trùng cao​


Để trẻ sinh non có cơ hội sống sót và phát triển khỏe mạnh, trẻ cần được hỗ trợ tích cực từ y tế, bao gồm các biện pháp xâm lấn và không xâm lấn. Đặc biệt, do hệ thống miễn dịch của trẻ sinh non còn nhiều hạn nên trẻ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên khi tuổi thai và cân nặng khi sinh giảm. Nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng hô hấp (chủ yếu do RSV gây ra) là hai loại nhiễm trùng thường gặp nhất ở trẻ sinh non.

trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ
Khi mới chào đời, trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ và cần sự hỗ trợ tích cực từ y tế.

>>>Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sinh non 32 tuần dành cho cha mẹ

Một số biến chứng bé sinh non 33 tuần có thể gặp​


Trẻ sinh non 33 tuần có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt. Hơn nữa, một số cơ quan như phổi, não phát triển chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo thực hiện hiệu quả các chức năng. Do đó, trẻ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt khi không được chăm sóc đúng cách, can thiệp y tế kịp thời:

1. Viêm ruột hoại tử​


Ở trẻ sinh non 33 tuần, niêm mạc, chất nhầy, chức năng và nhu động ruột chưa hoàn thiện, rất nhạy cảm. Tính thấm của đường ruột tăng. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thành ruột gây tổn thương và viêm nhiễm ruột, có thể dẫn đến hoại tử ruột khi không được điều trị kịp thời.

Điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non thường được thực hiện bằng phương pháp nội khoa, gồm ngừng cho trẻ ăn, truyền dinh dưỡng và kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Nếu trẻ không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

2. Xuất huyết não thất​


Xuất huyết não thất là một biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sinh non, xảy ra chủ yếu do sự mỏng manh của hệ thống mao mạch máu và rối loạn lưu lượng máu não. Thống kê cho thấy, mỗi năm tại Mỹ có đến 12.000 trẻ sinh non bị xuất huyết não thất. Nguy cơ này tăng cao sinh càng non và cân nặng sơ sinh càng thấp. (3)

Biến chứng này làm giảm cơ hội sống sót ở trẻ sinh non, thậm chí khi được điều trị khỏi, trẻ vẫn phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề về thần kinh. Có khoảng 45 – 85% trẻ sinh non xuất huyết não thất được cứu sống bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng, 75% trẻ cần được giáo dục đặc biệt. (4)

3. Vàng da​


Vàng da là hiện tượng phổ biến ở trẻ sinh non do gan trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa thể xử lý hiệu quả bilirubin. Tỷ lệ mắc phải biến chứng này ở trẻ sinh non lên đến 80%.

Tình trạng vàng da kéo dài, bilirubin không liên hợp gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về não bộ và thần kinh của trẻ, gây nên các bệnh lý về não, bại não, mất thính lực. Do đó, trẻ sinh non sẽ được theo dõi và điều trị vàng da ngay sau sinh, thường được điều trị bằng phương pháp quang trị liệu.

4. Đường tiêu hóa, hạ đường huyết và nhiệt độ không ổn định​


Rối loạn đường tiêu hóa, hạ đường huyết và nhiệt độ không ổn định là các biến chứng liên quan đến tình trạng glycogen và chất béo dự trữ trong cơ thể hạn chế, đồng thời trẻ chưa thể tự tạo glucose. Tỷ lệ trẻ sinh non, có kích thước nhỏ khi sinh bị hạ đường huyết lên đến 70%. (5)

Đồng thời, thân nhiệt ở trẻ sinh non thường không ổn định, do trẻ chưa thể tự điều hòa thân nhiệt ổn định, lượng chất béo dự trữ thấp. Điều này làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, thiếu oxy, nhiễm trùng và tử vong ở trẻ.

5. Một số biến chứng khác​


Ngoài các biến chứng được kể trên, trẻ sinh non 33 tuần tuổi còn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như loạn sản phế quản phổi (BPD), bệnh võng mạc do sinh non… Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải thấp.

>>>Có thể bạn chưa biết: Sự phát triển của trẻ sinh non 34 tuần tuổi

Câu hỏi thường gặp​


Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về trẻ sinh non 33 tuần:

1. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 33 có phải nằm trong phòng NICU không?​


Như đã đề cập ở trên, trẻ sinh non 33 tuần tuổi sẽ được chăm sóc tại phòng NICU cho đến khi sức khỏe của trẻ ổn định, trẻ đã có thể thực hiện được các kỹ năng cơ bản như hô hấp, bú mẹ.

2. Em bé sinh non 33 tuần có khả năng phát triển bình thường hay không?​


Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhưng nếu trẻ sinh non 33 tuần được chăm sóc đúng cách ngay từ giai đoạn đầu đời, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ sẽ cần một khoảng thời gian, thường là khoảng 2 – 3 năm đầu đời để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Đồng thời, trẻ sẽ cần hỗ trợ nhiều hơn trong học tập.

3. Trẻ sinh ra ở tuần 33 có thể tự thở được không?​


Ở thai tuần thứ 33, các cơ quan thuộc hệ hô hấp của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Khi chào đời ở thời điểm này, trẻ sinh non 33 tuần chưa thể đảm bảo sự hô hấp diễn ra bình thường, cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Vậy nên, khi mới chào đời, bác sĩ cho trẻ thở máy hoặc thở oxy nếu trẻ có suy hô hấp.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sinh non và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ sinh non 33 tuần cũng như cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ nên lưu ý đảm bảo các yếu tố vệ sinh, phòng ngừa nhiễm trùng và thông báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.

Xem tiếp...
 
Top Bottom