SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Cách chăm sóc em bé sinh non 35 tuần tuổi đến dưới 37 tuần tuổi từ A – Z

Ngô Thanh Vân

Fan Cứng
Em bé sinh non 35 tuần cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy trẻ sinh non 35 tuần tuổi cần được chăm sóc thế nào? Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ?

Em bé sinh non 35 tuần


Nguyên nhân sinh non 35 tuần​


Sinh ở thai 35 tuần được gọi là sinh non (non muộn), tức là thai nhi chưa đủ 37 tuần thai đã chào đời. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các vấn đề về sức khỏe bà mẹ, vấn đề của thai nhi và các phần phụ của thai (bệnh lý bánh rau, nước ối) và một nguyên nhân quan trọng khác nữa là liên quan đến vấn đề nhiễm khuẩn. Một số trường hợp các bà mẹ có thể sinh non mà không tìm được căn nguyên rõ ràng.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non cần lưu ý:

  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần.
  • Mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai.
  • Mẹ bầu mang song thai, đa thai.
  • Mẹ có bất thường về tử cung, cổ tử cung hoặc các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản.
  • Mẹ bầu mắc có bệnh nền như tiêu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm trùng ối hoặc viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
  • Chăm sóc thai kỳ không an toàn: thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích (ma túy, hút thuốc lá, khói thuốc lá, bia rượu,…), stress, căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, thiếu ngủ,…
  • Các vấn đề bất thường và bệnh lý khác của thai…

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần​


Chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần tuổi đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ từ người thân. Trẻ được chăm sóc đúng cách có thể phát triển khỏe mạnh, an toàn, nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển của trẻ sinh đủ tháng. Đặc biệt, giúp trẻ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Về cơ bản, trẻ sinh non 35 tuần tuổi sức khỏe đã ổn định nên việc chăm sóc tại nhà sẽ giống với trẻ sơ sinh bình thường khác. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên lưu ý các yếu tố như nhiễm trùng, dinh dưỡng và đặc biệt là vấn đề vàng da. Trẻ sinh non ở 35 tuần không quá non yếu nên có thể ăn bú như trẻ đủ tháng và được xuất viện như những trẻ đủ tháng, tuy nhiên, vấn đề bệnh lý vàng da ở nhóm trẻ sinh non 35 tuần thường gặp hơn và tăng nặng so với các trẻ đủ tháng. Khi chăm sóc trẻ sinh non, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh lý của trẻ để có thể phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, can thiệp kịp thời.

1. Tắm rửa vệ sinh cho trẻ sinh non​


Tắm cho trẻ đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn và các tế bào chết trên da trẻ, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, da trẻ sinh non rất nhạy cảm nên trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại dầu gội, sữa tắm hay các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp nhất. Trẻ sơ sinh nói chung nên chỉ tắm gội bằng nước sạch mà không cần sử dụng bất kì một sản phẩm dầu gội, sữa tắm nào và trẻ có thể tắm cách ngày hoặc 3 lần/tuần là đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Em bé sinh non 35 tuần tuổi cần được chăm sóc đúng cách
Em bé sinh non 35 tuần tuổi cần được chăm sóc đúng cách, cẩn thận.

2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng​


Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất lý tưởng và hoàn hảo cho trẻ sơ sinh, đặc biệt với trẻ sinh non. Trẻ sinh non có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch kém hơn so với trẻ đủ tháng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa, ngoài ra còn chứa các kháng thể, giúp trẻ tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh vặt, và giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện. Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, có thể tăng cữ bú phù hợp theo cân của trẻ. Lưu ý, mẹ cho con bú nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng dưỡng chất, ngủ nghỉ khoa học để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.

Trường hợp không thể cho trẻ bú sữa mẹ, với trẻ sinh non có kèm theo các vấn đề bệnh lý khác có nguy cơ với đường tiêu hóa của trẻ, cần được hỗ trợ sữa mẹ thanh trùng. Với trường hợp trẻ bắt buộc phải sử dụng sữa công thức, cha mẹ cần chú ý lựa chọn sữa có thành phần dinh dưỡng an toàn cho trẻ, có nguồn gốc rõ ràng. Việc bảo quản, pha chế cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và đảm bảo các yếu tố vệ sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, dị ứng sữa hay bất thường cần ngưng cho trẻ dùng sữa và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.

3. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp​


Duy trì nhiệt độ phòng phù hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng, tạo không gian sạch sẽ, thoáng khí sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này còn giúp em bé sinh non 35 tuần tuổi giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp…

Nhiệt độ phòng của trẻ không nên để quá nóng hay quá lạnh. Để trẻ có giấc ngủ ngon cần đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, không quá nóng. Khi trẻ ngủ, tùy thuộc vào mức độ mặc quần áo và sử dụng các loại khăn quấn/chũn khi ngủ mà cha mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp, tránh để trẻ bị nóng quá khi ngủ khiến trẻ ngủ không ngon giấc và tăng nguy cơ của hội chứng đột tử khi ngủ.

Cha mẹ cần chú ý cho trẻ nằm trên đệm cứng, không sử dụng gối hoặc các loại gối chèn trẻ khi ngủ, không đội mũ hoặc sử dụng các loại khăn, vải mềm quanh khu vực đầu của trẻ, không sử dụng các loại bao tay, chân của trẻ.

Nhiệt độ thông thường để đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ khoảng 22-24 độ. Cha mẹ cũng chú ý không nên sử dụng các dụng cụ phun sương làm tăng độ ẩm quá mức trong phòng có thể làm cho trẻ khó chịu. Độ ẩm tối đa trong phòng cho trẻ sơ sinh không vượt quá 70%. Việc duy trình nhiệt độ phòng cao và độ ẩm cao thương làm trẻ khó chịu và tăng nguy cơ bệnh lý đường hô hấp.

4. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo​


Trẻ sinh non 35 tuần tuổi cần được tiêm phòng đúng lịch như các trẻ sơ sinh đủ tháng khác. Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng với nhóm trẻ này cần được tiến hành kỹ lưỡng hơn, tránh bỏ sót các bệnh lý tiềm tàng với trẻ. Với các trẻ sơ sinh non có kèm theo bệnh lý cần được tiêm chủng trong các cơ sở tiêm chủng trong bệnh viện theo đúng khuyến cáo.

5. Giấc ngủ của trẻ phải đủ giấc, ngủ sâu​


Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sinh non. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giấc ngủ sâu, các tế bào não bộ tăng cường hoạt động, hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều giúp trẻ phát triển trí não và thể chất một cách toàn diện và tối ưu nhất. Do đó, mẹ nên tạo không gian thoải mái, yên tĩnh để trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc.

Ngủ đủ giấc, sâu giấc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Ngủ đủ giấc, sâu giấc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc em bé sinh non 36 tuần tại nhà

Biến chứng có thể gặp ở em bé sinh non 35 tuần tuổi​


Sinh non 35 tuần tuổi khiến trẻ có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: (1)

1. Bé bị nhiễm khuẩn​


Việc trẻ sinh non có thể do căn nguyên nhiễm khuẩn, tất cả trẻ sinh non cần được sàng lọc các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như thăm khám, theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh sớm. Ở trẻ sinh non, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Đáng lưu ý, nguy cơ nhiễm trùng máu ở trẻ sinh non khá cao, có diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

2. Trẻ sau sinh gặp các vấn đề về hô hấp​


Ở tuần thai thứ 35, các cơ quan thuộc hệ hô hấp có thể chưa trưởng thành và chưa thật sự sẵn sàng, đảm bảo chức năng hô hấp nếu trẻ chào đời ở thời điểm này. Do đó, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cao hơn với trẻ đủ tháng khác

3. Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể​


Theo chia sẻ của các chuyên gia, trẻ sinh non 35 tuần thường có cân nặng thấp hơn, lượng mỡ dự trữ bên trong cơ thể cũng ít hơn. Điều này khiến thân nhiệt của trẻ dễ bị giảm xuống thấp và trẻ cũng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hiệu quả. Vì vậy, trẻ sinh non gặp vấn đề hạ thân nhiệt nhiều hơn với trẻ đủ tháng. Việc giữ ấm cho trẻ sau sinh và đảm bảo thân nhiệt cho trẻ là cần được chú ý hơn.

4. Nguy cơ bị vàng da cao hơn​


Vàng da được chia làm hai nhóm: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, phần lớn và sinh lý. Tuy nhiên, ở trẻ sinh non, vàng da thường nguy cơ tiến triển bệnh lý và các ảnh hưởng của bệnh lý vàng da ở trẻ sinh non cao hơn. Vì vậy, việc khám và quản lý vàng da ở trẻ sinh non cần được chú ý nhiều hơn sơ với trẻ đủ tháng

5. Gặp các vấn đề liên quan đến não bộ​


Nguy cơ xuất huyết não thất và các gặp phải các biến chứng não bộ thường xảy ra ở trẻ sinh rất non và cực non, với trẻ sinh non 35 tuần, nguy cơ xuất huyết não là ít gặp. Tuy nhiên, các vấn đề khác liên quan đến hành vi và tâm lý của trẻ sinh non vẫn cao hơn so với trẻ đủ tháng.

Ngoài các vấn đề trên, em bé sinh non 35 tuần còn có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: các vấn đề về hệ tiêu hóa, viêm ruột, vấn đề về máu, trao đổi chất, kém hấp thu, thị lực và thính giác kém…

>>>Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sinh non 34 tuần tuổi

Các câu hỏi thường gặp​


Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về em bé sinh non 35 tuần: (2)

1. Bé 35 tuần nặng bao nhiêu?​


Bé sinh non 35 tuần có cân nặng không quá chênh lệch so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Cân nặng của chúng thường dao động trong khoảng từ 2,3 – 2,7kg, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của mẹ trong thai kỳ.

2. Liệu em bé sinh ra ở tuần thứ 35 có phải ở lại NICU không?​


Tùy thuộc vào cân nặng của trẻ, tình trạng của trẻ sau sinh và các bệnh lý liên quan đến vấn đề sinh non mà trẻ có thể cần được chăm sóc tại đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU). Ngay khi tình sức khỏe của em bé sinh hoàn toàn ổn định, trẻ có thể tự thực hiện các kỹ năng cơ bản như hô hấp, bú – nuốt, trẻ có thể được thường quy cùng với mẹ. Các lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh non cần được tư vấn với gia đình và trẻ có thể xuất viện, chăm sóc tại nhà.

3. Tỷ lệ sống sót của em bé sinh ra ở tuần thứ 35 là bao nhiêu?​


Em bé sinh ra ở tuần thứ 35 có tỷ lệ sống cao khi được chăm sóc đúng cách. Khi mới chào đời, trẻ sẽ được hỗ trợ tích cực từ nhân viên y tế để tăng tỷ lệ sống sót và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

4. Những ảnh hưởng lâu dài của trẻ sinh ở tuần thứ 35 là gì?​


Tùy vào căn nguyên sinh non, tình trạng của trẻ trước và sau sinh, hầu hết trẻ sinh non 35 tuần tuổi có thể phát triển hoàn toàn bình thường như các trẻ đủ tháng khác. Một số trường hợp trẻ bệnh lý có thể gặp các vấn đề như sau:

  • Chậm phát triển: thường gặp như chậm nói, chậm phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức,…
  • Nguy cơ mắc phải các dị tật thần kinh cao: gặp khó khăn trong học tập, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),…
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp: hen suyễn, bệnh phổi mãn tính,…
  • Sức khỏe tâm thần dễ bị ảnh hưởng: trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quy phụ huynh đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cũng như một số ảnh hưởng có thể xảy ra ở em bé sinh non 35 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như: sốt, bú kém, chững cân, dấu hiệu nhiễm bệnh, nhiễm trùng,… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức.

Xem tiếp...
 
Top Bottom