SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà bài bản A-Z

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Đặt ống thông tiểu hay sonde tiểu là thủ thuật điều trị các bệnh về hệ bài tiết. Do ống thông tiểu đặt trực tiếp từ ngoài vào trong bàng quang qua đường tiết niệu nên khi đặt sonde tiểu liên tục, người bệnh dễ gặp tình trạng nhiễm trùng, do vi khuẩn bên ngoài tấn công vào. Vậy cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà như thế nào?

Cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu


Trường hợp nào cần phải đặt ống thông tiểu?​


Đặt ống thông tiểu được dùng để điều trị chứng bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ. Ống sẽ được đưa vào cơ thể qua đường tiết niệu, đi trực tiếp đến bàng quang và rút nước tiểu ra ngoài. Bên cạnh 2 nhóm đối tượng này, một số trường hợp cũng được chỉ định đặt ống thông tiểu bao gồm:

  • Người mắc sỏi bàng quang, sỏi thận, có cục máu đông, phì đại tuyến tiền liệt, sẹo gây hẹp đường tiết niệu khiến dòng nước tiểu bị chặn lại.
  • Người có tiền sử phẫu thuật tuyến tiền liệt.
  • Người từng phẫu thuật bộ phận sinh dục để điều trị các tổn thương như gãy xương hông, cắt bỏ cổ tử cung.
  • Tổn thương thần kinh bàng quang.
  • Chấn thương tủy sống.
  • Bệnh nhân rối loạn tâm thần, mất trí nhớ.
  • Người bệnh dùng thuốc làm suy yếu bàng quang, giảm khả năng co bóp bàng quang, nước tiểu không được đẩy ra ngoài và tồn lại bên trong.
  • Tật đốt sống chẻ đôi.
  • Sinh con dưới gây tê ngoài màng cứng.
  • Dẫn lưu bàng quang trước và sau khi thực hiện một số phẫu thuật.

Một vài trường hợp, việc đặt ống thông tiểu chỉ tạm thời, sonde tiểu sẽ được rút ra khi bàng quang rỗng. Với một số người bệnh nặng, người mất khả năng đi tiểu tự nhiên có thể phải dùng ống thông tiểu trong thời gian dài. (1)

Ống thông tiểu được dùng làm rỗng bàng quang do bệnh nhân mất khả năng đi tiểu tự nhiên
Ống thông tiểu được dùng làm rỗng bàng quang do bệnh nhân mất khả năng đi tiểu tự nhiên

Những điều cần lưu ý sau khi đặt ống thông tiểu​


Người bệnh đặt ống thông tiểu liên tục, trong thời gian dài có nguy cơ nhiễm trùng cao, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bệnh ngoài xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn gây nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang; thậm chí cả thận,… gọi chung là nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu.

Khi bị nhiễm trùng tiểu, người bệnh thường thấy nước tiểu đục, thay đổi màu sắc, đau vùng bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, rùng mình. Không chỉ nhiễm trùng, sonde tiểu còn là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo, rò rỉ nước tiểu, co thắt bàng quang, tổn thương niệu đạo,… (2)

Chưa dừng lại ở đó, khi đặt sonde tiểu người bệnh còn đối mặt với một số rủi ro như:

  • Chấn thương niệu đạo hoặc chấn thương bàng quang do đưa ống thông tiểu vào không đúng cách hoặc ống thông bị kéo tuột ra khi di chuyển.
  • Hẹp niệu đạo do mô sẹo vì đặt và rút ống thông tiểu nhiều lần.
  • Sỏi bàng quang.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu​

1. Làm thế nào để làm sạch sonde tiểu?​


Ống Foley là loại sonde tiểu được dùng nhiều hiện nay. Cấu tạo của nó gồm 2 đầu, 1 đầu đi vào niệu đạo, đến bàng quang, đầu còn lại có 2 nhánh, 1 nhánh dùng bơm bóng cố định, nhánh còn lại nối với túi đựng nước tiểu. Khi đặt sonde tiểu liên tục, người bệnh cần được vệ sinh hệ thống dẫn lưu này 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. (3)

Để làm sạch sonde tiểu bạn cần chuẩn bị:

  • 2 tấm vải sạch.
  • 1 tấm khăn sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh.
  • Nước ấm.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn thực hiện thao tác vệ sinh ống thông tiểu theo trình tự như sau:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm.
  • Thấm xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh vào vải.
  • Cố định ống thông bằng 1 tay, lưu ý không kéo mạnh ống thông vì sẽ làm đau bệnh nhân.
  • Lau ống thông bằng 1 miếng vải đã thấm xà phòng. Để hạn chế việc vi khuẩn từ ống thông đi vào cơ thể gây viêm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn bắt đầu lau từ chỗ ống thông đi vào cơ thể hướng ra túi đựng nước tiểu.
  • Dùng 1 tấm vải khác đã được thấm xà phòng và vệ sinh khu vực xung quanh vị trí ống thông đi vào cơ thể. Với nam giới, vị trí này nằm ở đỉnh dương vật, khi vệ sinh phải lau từ đỉnh đến các khu vực khác, vệ sinh luôn cả bao quy đầu. Còn ở nữ, vệ sinh từ vị trí ống thông đi vào cơ thể, vệ sinh âm hộ, lau từ phía âm hộ ngược về hậu môn. Lưu ý khi vệ sinh sonde tiểu chỉ được lau theo một chiều từ vị trí ống thông đi vào cơ thể đến túi đựng nước tiểu.
  • Rửa tay thật sạch, sau đó sử dụng khăn sạch để lau khô ống thông tiểu.
  • Mang các loại khăn, vải đã sử dụng để vệ sinh ống thông đi giặt sạch, diệt khuẩn, chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo.
  • Rửa lại tay 1 lần nữa với xà phòng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt ống thông tiểu nam: Quy trình và lưu ý

Trong quá trình vệ sinh ống thông tiểu, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: vùng da xung quanh ống sonde tiểu sưng đỏ, có mủ, đau nhức. Khi này bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ xử lý, nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiễm trùng.

Rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh ống thông tiểu
Rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh ống thông tiểu

2. Cách thay túi đựng nước tiểu​


Để thuận tiện cho sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, người bệnh thường chọn đeo túi đựng nước tiểu ở chân. Còn khi đi ngủ sẽ treo túi ở chân giường. Những túi đựng nước tiểu này cần được thay thế thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc trào ngược nước tiểu vào bàng quang.

Trước khi thay túi đựng nước tiểu, bạn cần chuẩn bị:

  • Một túi đựng nước tiểu mới.
  • Xà phòng.
  • Hai miếng bông gòn đã thấm cồn.
  • Cách thay túi đựng nước tiểu được tiến hành theo các bước như sau:
  • Rửa tay sạch với xà bông.
  • Nếu ống tiểu có van, bạn khóa van ống lại, sau đó mới tháo túi nước tiểu đang dùng ra.
  • Dùng 1 miếng bông gòn thấm cồn lau sạch đầu sonde tiểu.
  • Sử dụng 2 ngón tay nắm đầu của túi đựng nước tiểu mới, dùng miếng bông thấm cồn còn lại lau đầu túi đựng nước tiểu mới.
  • Nối túi đựng nước tiểu mới vào đầu ống sonde tiểu.
  • Kiểm tra xem dây ống thông có bị xoắn hoặc uốn cong không.
  • Sau đó tháo hết nước tiểu trong túi cũ vào bồn cầu, vứt túi đựng nước tiểu vào thùng chứa rác thải y tế.
  • Rửa tay thật sạch.

3. Cách vệ sinh túi đựng nước tiểu​


Khi thay túi đựng nước tiểu, bạn có thể vứt bỏ túi hoặc giữ lại để tái sử dụng cho các lần tiếp theo. Để vệ sinh túi đựng nước tiểu bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như sau:

  • Nước lạnh và nước ấm.
  • Nước xà phòng.
  • Giấm trắng.
  • Các bước vệ sinh túi đựng nước tiểu được thực hiện theo trình tự sau đây:
  • Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm.
  • Vệ sinh phần bên trong túi đựng nước tiểu bằng xà phòng và nước lạnh.
  • Rửa túi lại bằng nước lạnh để làm sạch bọt xà phòng.
  • Pha giấm và nước lạnh với tỷ lệ 1:1 (1 chén giấm trắng pha với 1 chén nước lạnh).
  • Cho dung dịch giấm trắng đã pha vào túi đựng nước tiểu và lắc đều khoảng 30 giây.
  • Để túi đứng yên từ 15 – 30 phút, sau đó đổ bỏ hỗn hợp giấm và rửa túi lại với nước sạch.
  • Treo ngược túi lên, để nơi khô ráo, chờ cho túi khô.
  • Rửa tay lại 1 lần nữa.
Túi đựng nước tiểu có thể tái sử dụng sau khi được làm sạch
Túi đựng nước tiểu có thể tái sử dụng sau khi được làm sạch

4. Hướng dẫn chung​


Để giữ cho ống thông tiểu không tắc nghẽn, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, người chăm sóc lẫn bệnh nhân cần tuân thủ một số hướng dẫn chung sau đây:

  • Thường xuyên kiểm tra ống thông xem có uốn cong, bị xoắn khiến nước tiểu khó chảy ra hay không.
  • Khu vực xung quanh ống thông không được sử dụng bất kỳ loại kem bôi hoặc thuốc xịt nào.
  • Xả nước tiểu định kỳ từ 2 – 4 giờ 1 lần hoặc khi nước tiểu đầy một nửa túi chứa.
  • Luôn giữ túi nước tiểu thấp hơn bàng quang để nước tiểu dễ thoát ra ngoài và tránh nhiễm trùng tiểu do trào ngược.
  • Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào bất kỳ vị trí nào của hệ thống ống thông tiểu.

Bệnh nhân đặt ống thông tiểu nên ăn gì, kiêng gì?​


Người bệnh đặt ống thông tiểu liên tục nên uống nhiều nước hơn bình thường. Mức khuyến nghị từ các chuyên gia y tế là 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn ống thông tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Người bệnh kết hợp với chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường trái cây, rau và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày để không bị táo bón. Không ăn quá nhiều cùng lúc, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Vì nếu ruột bị đầy, ống thông tiểu có thể đè lên bàng quang gây ra các vấn đề về thoát nước và rò rỉ xung quanh ống thông.

Nếu có thể, hãy cố gắng kết hợp với việc tập luyện các bài tập phù hợp, tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Điều quan trọng nhất trong khi chăm sóc bệnh nhân đặt sonde tiểu tại nhà là uống đủ nước.

Khi nào cần gặp bác sĩ?​


Trong quá trình đặt sonde tiểu, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Xuất hiện cơn đau do co thắt bàng quang nghiêm trọng hoặc liên tục.
  • Ống thông bị tắc hoặc nước tiểu rỉ ra quanh khu vực đặt ống.
  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc có các cục máu đông.
  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi.
  • Có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu như: đau bụng dưới, sốt cao, rùng mình.
  • Ống thông tiểu rơi ra ngoài. (4)

Các bác sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán tình trạng hiện tại của người bệnh và đưa ra phương án điều trị hợp lý.

Nếu đang tìm một bệnh viện uy tín để thực hiện thủ thuật đặt sonde tiểu hay khắc phục những biến chứng, rủi ro sau khi đặt sonde tiểu, hãy đến ngay BVĐK Tâm Anh. Tại Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại bật nhất sẽ giúp bạn được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả các vấn đề sức khỏe.

Sống chung với ống thông có thể là một thử thách đối với nhiều bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần nắm rõ cách chăm sóc bệnh nhân đặt ống thông tiểu tại nhà, giúp người bệnh hạn chế được các nguy cơ biến chứng, rủi ro khi đặt sonde tiểu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom