THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh béo phì - bệnh viện 103

Phương Nga

Tích Cực
Hiện nay khi cuộc sống của con người dần được cải thiện, đời sống xã hội được nâng lên, có sự thay đổi trong cách sống và sinh hoạt, thói quen ăn uống thì con người (đặc biệt là ở các thành phố lớn) lại phải đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì. Mặc dù những tác hại do thừa cân, béo phì hoàn toàn ở dạng tiềm ẩn nhưng hệ quả nhãn tiền của nó lại không thể báo trước.

Béo phì khi trở thành bệnh có thể dẫn đến các hậu quả​

  • Bệnh tim mạch: các nguy cơ hẹp động mạch vành và các tai biến liên quan đến đột quỵ tim mạch hay gặp hơn ở người béo phì
  • Tăng huyết áp: người béo phì thường có chỉ số huyết áp tăng cao, béo phì cùng với huyết áp là một trong các tiêu chí của hội chứng chuyển hoá.
  • Rối loạn lipid máu: tăng nồng độ triglycerid và cholesterol, làm giảm nồng độ cholesterol cơ lợi trong máu
  • Tiểu đường: béo phì và béo bụng là yếu tố nguy cơ đái tháo đường týp 2, đồng thời những người mắc đái tháo đường cũng có nguy cơ kháng insulin khi được điều trị bằng insulin
  • Đột quỵ: là các tai biến liên quan đến mạch máu não, có thể là nhồi máu não (tắc mach não) hoặc xuất huyết não. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não.
  • Giảm khả năng sinh sản: khi béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, làm rối loạn quá trình rụng trứng, giảm chất lượng trứng, thậm chí có thể gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai
  • Giảm chức năng hô hấp: béo phì cản trở các cơ hô hấp tham gia quá trình thở. Hội chứng ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự. Đặc biệt là những bệnh nhân béo phì khi mắc các bệnh viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì tiên lượng điều trị sẽ khó khăn hơn.
  • Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón)

Định nghĩa về béo phì​


Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa: thừa cân là tình trạng dư thừa cân nặng tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI), còn béo phì là tình trạng dư thừa nhiều mỡ trong cơ thể. Thừa cân, béo phì được xác định thông qua việc tính chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm).

Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn. Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì​

  • Độ tuổi dễ dẫn đến béo phì
  • Mọi người ở tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ bị béo phì, tuy nhiên có vài thời điểm trong cuộc đời nguy cơ đó tăng cao hơn, và có sự khác biệt giữa nam và nữ.
  • Yếu tố ảnh hưởng trước sinh
  • Thời kỳ cho con bú
  • Những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ béo phì thấp hơn những cách nuôi dưỡng khác..
  • Béo phì ở thời kỳ này liên quan trực tiếp với béo phì khi trưởng thành. Hơn nữa, nếu có béo phì ở độ tuổi này thì nguy cơ mắc các biến cố bất lợi về sức khoẻ càng tăng.
  • Hầu hết phụ nữ tăng cân sau độ tuổi dậy thì.
  • Tăng cân trong thời kỳ mang thai: một số phụ nữ tăng cân rất nhiều trong thời kỳ mang thai, có thể tới 50kg. Mang thai có thể là yếu tố khiến phụ nữ tăng cân.
  • Thuốc tránh thai đường uống: nhiều người cho rằng thuốc tránh thai đường uống làm tăng cân. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy tăng cân không phải là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống.
  • Thời kỳ mãn kinh: tăng cân và thay đổi dự trữ mỡ thường xảy ra ở thời kỳ mãn kinh. Sự giảm hóc môn estrogen và progesteron làm thay đổi hoạt tính sinh học của các tế bào mỡ, do đó làm tăng tích mỡ ở trung tâm của cơ thể. Tuy nhiên điều trị estrogen liệu pháp không dự phòng được nguy cơ tăng cân ở thời kỳ mãn kinh.
  • Sự thay đổi từ thói quen tăng hoạt động ở tuổi trẻ sang thói quen giảm hoạt động hơn khi trưởng thành sẽ làm tăng nguy cơ béo phì ở người nam giới trưởng thành. Cân nặng thường tăng nhanh trước tuổi 60, sau 55 đến 64 tuổi, cân nặng có thể ổn định, sau đó giảm dần.
  • Hoạt động thể lực: là yếu tố hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân và béo phì, tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng ăn vào. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hoá tích cực, làm cho khối cơ săn chắc và ít tạo mỡ thừa. Nguy cơ béo phì tăng lên do giảm hoạt động thể lực. Cùng với chế độ ăn uống nhiều năng lượng hơn, sự giảm hoạt động thể lực, thay vào đó xem ti vi, đọc báo nhiều hơn là những yếu tố gây béo phì.
  • Bỏ hút thuốc là thường gắn liền với tăng cân, điều này xảy ra là do hội chứng cai nicotin sau khi ngừng hút thuốc. Và đối với một số người, nó có thể dẫn đến tăng cân nhiều như một vài cân một tuần trong vài tháng, mà đôi khi có thể dẫn đến béo phì

Thói quen ăn uống không hợp lý:​

  • Ăn quá nhiều hoặc kìm chế ăn uống: rất nhiều người nhận thức rõ về giới hạn lượng thức ăn ăn vào, tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng, hậu quả dẫn đến béo phì.
  • Thường xuyên ăn: số lượng bữa ăn trong ngày cũng liên quan với béo phì, ăn sáng lại là một yếu tố giảm nguy cơ béo phì.
  • Thành phần của thức ăn: chế độ ăn giàu chất béo cũng liên quan với béo phì. Ngoài ra thì gen cũng là một yếu tố kết hợp với thành phần bữa ăn
  • Ăn thức ăn nhanh: ăn nhiều thức ăn nhanh cũng là yếu tố nguy cơ của béo phì và đái tháo đường týp 2.
  • Ăn vào bữa ban đêm: ăn đêm được định nghĩa là những người ăn ít nhất 25% (thường là trên 50%) năng lượng giữa bữa tối và bữa sáng hôm sau.
  • Chứng nghiện ăn: là một bệnh tâm lý, không thể kiểm soát được việc ăn uống, thường vào buổi tối. Bệnh nhân thường sẽ đáp ứng với thuốc điều trị điều hoà hấp thu serotonin.

Béo phì do thuốc: có nhiều loại thuốc có thể gây béo phì​

  • Thuốc chống loạn thần: các thuốc chống loạn thần có tác dụng khác nhau tới béo phì, thường là các thuốc thế hệ 1 có thể khiến bệnh nhân tăng cân sau 10 tuần điều trị.
  • Thuốc chống trầm cảm: thuốc chống trầm 3 vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới đều có tác dụng khác nhau tới béo phì.
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: insulin và nhóm sylfonylurease,

Béo phì do rối loạn thần kinh nội tiết:​


Béo phì do vùng dưới đồi, hội chứng Cushing do lạm dụng corticoid (gây béo phì trung tâm), suy tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang.

Các yếu tố về gen:​


Gen có thể ảnh hưởng đến lưu trữ lượng mỡ cơ thể và hợp chất béo được phân phối. Một số gen là những nhân tố làm tăng sự béo phì do giảm lượng leptin huyết thanh, một số gen kích hoạt sự nhạy cảm của cơ thể với các yếu tố môi trường gây béo phì.

Các vấn đề kinh tế và xã hội​

  • Các điều kiện về xã hội và kinh tế có thể liên quan đến béo phì. Như khu nhà ở không có khu vực tập thể dục, thiếu kiến thức về việc nấu ăn lành mạnh, hoặc có thể không có phương tiện tài chính để mua trái cây tươi và rau quả, thực phẩm không được chế biến và đóng gói.
  • Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy xã hội ảnh hưởng đến cân nặng, có nhiều khả năng trở nên béo phì nếu có bạn bè hoặc người thân bị béo phì
  • Các thói quen như ăn quá nhiều cơm (>3 bát/bữa), ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn thức ăn ngọt (đường mật, bánh kẹo, nước ngọt..), thích ăn các món ăn xào rán, thức ăn chứa nhiều chất béo, ăn thêm bữa phụ (snack) giàu béo, ăn với tốc độ quá nhanh… là những con đường đưa tới béo phì.

Nguồn: Bệnh viện 103

Xem tiếp...
 
Top Bottom