Phương Nga
Tích Cực
Giống như túi độn ngực, túi độn mông cũng có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
Tùy theo nhu cầu, sở thích và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn vị trí đặt sao cho phù hợp nhất, đảm bảo kết quả nâng mông bằng túi độn an toàn về lâu dài và tránh được tối đa nguy cơ biến chứng.
Có tất cả 4 vị trí đặt túi độn mông bao gồm:
Mỗi vị trí đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng hầu hết các bác sĩ đều ủng hộ đặt túi độn ở vị trí trong cơ vì có nhiều ưu điểm và ít rủi ro nhất.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Quy trình thực hiện: hầu hết các quy trình đặt túi độn mông đều được dưới hình thức gây mê toàn thân. Sau khi gây mê, bác sĩ tiến hành sát trùng toàn bộ vùng mông, sau đó tiêm một liều kháng sinh dự phòng trước khi rạch da. Tùy vào kỹ thuật đã được thảo luận trước đó mà bác sĩ có thể rạch 1 đường hoặc 2 đường khoảng 5 – 7cm ở vùng khe mông.
Bóc tách khoang chứa trong cơ
Túi độn được đặt trong cơ mông lớn
Qua đường rạch bác sĩ sẽ bóc tách tiếp cận cơ mông lớn, tại đây tiếp tục rạch để tách cơ mông lớn ra, đường rạch này sâu khoảng 2- 3cm, sau đó dùng thiết bị đầu cùn và ngón tay để bóc tách tạo khoang chứa trong cơ, duy trì độ dày phần cơ bao phủ bên trên túi độn khoảng 2- 3 cm. Sau khi tạo khoang chứa, bác sĩ có thể đưa túi thử vào để ướm xem vừa chưa (tùy nhiên thao tác này có thể không cần thiết), sau đó đưa túi độn mông đã chọn từ trước vào. Đặt ống dẫn lưu nếu cần. Sau đó cơ mông sẽ được khâu đóng lại bằng chỉ tự tiêu, bao bọc kín túi độn ở bên trong. Đường rạch ở khe mông cũng được khâu đóng lại từng lớp, sau đó tiếp tục lặp lại thao tác ở bên mông còn lại.
Cân cơ là lớp mô liên kết bao phủ chắc chắn phía trên cơ. Đặt túi độn dưới cân cơ là vị trí phổ biến thứ 2 sau vị trí đặt trong cơ, thường dành cho những bệnh nhân có lớp mô mông dày và muốn đặt túi size lớn để tăng đáng kể độ nhô vòng 3.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Quy trình thực hiện:
Bóc tách khoang chứa dưới cân cơ
Túi độn được đặt vào dưới cân cơ, trên cơ
Các bước ban đầu được thực hiện giống như thao tác đặt túi độn trong cơ. Tuy nhiên ở kỹ thuật này, thay vì rạch một đường sâu vào cơ mông lớn, bác sĩ sẽ chỉ rạch một đường vào lớp cân cơ nằm phía trên cơ mông lớn, đường rạch này sẽ nằm song song luôn với đường rạch da bên trên. Sau đó bóc tách tạo khoang chứa dưới cân cơ, trên cơ và đưa túi độn vào. Trong thao tác này điều quan trọng là phải đưa túi độn vào đủ xa so với đường giữa khe mông, để đảm bảo túi độn không chạm đến đường giữa và không làm vết khâu bị căng quá mức. Ở vị trí này thường bệnh nhân sẽ không cần đặt dẫn lưu. Cuối cùng khâu đóng vết rạch với nhiều lớp để giảm độ căng tối đa.
So với hai vị trí trên thì đây là vị trí hiếm được đặt hơn, chỉ áp dụng cho nhưng trường hợp bệnh nhân quá gầy.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Quy trình thực hiện:
Quy trình đặt túi độn dưới cơ
Các bước ban đầu được thực hiện giống như thao tác đặt túi độn trong cơ. Sau khi đặt đường mổ ở khe mông, bác sĩ sẽ tiếp cận để tạo khoang chứa dưới cơ. Sau đó đưa túi độn vào, đặt dẫn lưu và khâu đóng cơ và đường mổ ở khe mông. Quá trình hồi phục sau đó bệnh nhân thường bị đau nhiều hơn, do mới đầu cơ mông co thắt và chưa giãn rộng ra để nhường không gian cho túi độn.
So với các vị trí khác, đây là vị trí ít được áp dụng nhất do có nhiều rủi ro biến chứng sau đó và chỉ được áp dụng cho những trường hợp có lớp mô mông dày.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Quy trình thực hiện:
Túi độn được đặt trên cơ, dưới da mông
Trường hợp bệnh nhân bị lộ túi sau đặt túi độn trên cơ
Sau khi đặt đường mổ ở khe mông, bác sĩ sẽ tiếp cận để tạo khoang chứa trên cơ. Sau đó đưa túi độn vào và khâu đóng đường mổ theo nhiều lớp để giảm căng tối đa. Cũng như vị trí dưới cân cơ, kỹ thuật này thường không đòi hỏi đặt dẫn lưu vì bóc tách đơn giản và không gây chảy máu nhiều. Quá trình hồi phục sau đó của bệnh nhân thường cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn so với tất cả các kỹ thuật còn lại.
Như vậy, mặc dù mỗi vị trí đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng xét về độ an toàn và kết quả lâu dài thì vị trí trong cơ vẫn là lựa chọn lý tưởng và phổ biến nhất.
Xem tiếp...
Giới thiệu
Tùy theo nhu cầu, sở thích và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn vị trí đặt sao cho phù hợp nhất, đảm bảo kết quả nâng mông bằng túi độn an toàn về lâu dài và tránh được tối đa nguy cơ biến chứng.
Có tất cả 4 vị trí đặt túi độn mông bao gồm:
- Đặt trong cơ
- Đặt trên cơ
- Đặt dưới cân cơ (trên cơ nhưng dưới cân cơ)
- Đặt dưới cơ. (Cơ được nhắc đến ở đây là cơ mông lớn)
Mỗi vị trí đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng hầu hết các bác sĩ đều ủng hộ đặt túi độn ở vị trí trong cơ vì có nhiều ưu điểm và ít rủi ro nhất.
Chi tiết các vị trí đặt túi độn mông
Đặt trong cơ
Ưu điểm:
- Ít có nguy cơ lộ túi, như sờ hoặc nhìn thấy túi độn do có thêm lớp cơ bao phủ và mức độ căng da ít
- Túi độn không có nguy cơ chảy xệ hoặc thay đổi vị trí, dịch chuyển, di lệch theo thời gian vì đã được khối cơ mông săn chắc “khóa lại”. Việc giữ cho túi độn không bị dịch chuyển cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và cho cảm giác tự nhiên
- Ít có nguy cơ chèn ép vào dây thần kinh tọa dẫn tới đau, tê vùng mông và/hoặc kéo xuống chân như khi được đặt dưới cơ
Nhược điểm:
- Giới hạn về size túi độn có thể đặt, thường thì chỉ đưới 400cc, vì cơ mông không thể giãn ra nhiều để nhét túi size to vào
- Độ nhô mông sau đặt túi có thể thấp hơn so với vị trí trên cơ, do size túi bé
- Không thể cố ý đặt túi độn ở vị trí thấp hơn một chút để làm căng đầy vùng mông dưới nhiều hơn
- Quá trình hồi phục ban đầu bệnh nhân sẽ đau hơn so với vị trí trên cơ, do cơ mông co thắt và ở thời điểm mới đặt vào khối cơ săn chắc này vẫn chưa giãn ra, tuy nhiên tình trạng này sẽ cải thiện trong 5 – 7 ngày
- Quy trình thực hiện lâu hơn, tốn nhiều thời gian hơn và có thể gây chảy máu nhiều hơn, quá trình hồi phục cũng lâu hơn so với vị trí trên cơ mông.
Quy trình thực hiện: hầu hết các quy trình đặt túi độn mông đều được dưới hình thức gây mê toàn thân. Sau khi gây mê, bác sĩ tiến hành sát trùng toàn bộ vùng mông, sau đó tiêm một liều kháng sinh dự phòng trước khi rạch da. Tùy vào kỹ thuật đã được thảo luận trước đó mà bác sĩ có thể rạch 1 đường hoặc 2 đường khoảng 5 – 7cm ở vùng khe mông.
Qua đường rạch bác sĩ sẽ bóc tách tiếp cận cơ mông lớn, tại đây tiếp tục rạch để tách cơ mông lớn ra, đường rạch này sâu khoảng 2- 3cm, sau đó dùng thiết bị đầu cùn và ngón tay để bóc tách tạo khoang chứa trong cơ, duy trì độ dày phần cơ bao phủ bên trên túi độn khoảng 2- 3 cm. Sau khi tạo khoang chứa, bác sĩ có thể đưa túi thử vào để ướm xem vừa chưa (tùy nhiên thao tác này có thể không cần thiết), sau đó đưa túi độn mông đã chọn từ trước vào. Đặt ống dẫn lưu nếu cần. Sau đó cơ mông sẽ được khâu đóng lại bằng chỉ tự tiêu, bao bọc kín túi độn ở bên trong. Đường rạch ở khe mông cũng được khâu đóng lại từng lớp, sau đó tiếp tục lặp lại thao tác ở bên mông còn lại.
Đặt trên cơ nhưng dưới cân cơ
Cân cơ là lớp mô liên kết bao phủ chắc chắn phía trên cơ. Đặt túi độn dưới cân cơ là vị trí phổ biến thứ 2 sau vị trí đặt trong cơ, thường dành cho những bệnh nhân có lớp mô mông dày và muốn đặt túi size lớn để tăng đáng kể độ nhô vòng 3.
Ưu điểm:
- Dễ bóc tách tạo khoang chứa
- Quy trình thực hiện nhanh, dễ dàng và ít bị chảy máu, ít đau đớn hơn
- Đạt được độ nhô mông cao hơn do không bị giới hạn nhiều về size túi
- Có thể đặt ở vị trí thấp hơn trên mông khi cần để tạo vùng mông dưới đầy đặn
Nhược điểm:
- Dễ bị lộ túi, dễ sờ hoặc nhìn thấy túi độn, nhất là ở bệnh nhân gầy
- Vì đặt dưới da nên mức độ căng da quá mức có thể dẫn đến toạc, rách vết mổ, khiến lộ túi độn và gây nhiễm trùng
- Mặc dù cân cơ phần nào giúp giữ túi độn nằm ổn định tại chỗ tuy nhiên theo thời gian vẫn có nguy cơ túi độn bị di lệch, chảy xệ xuống làm thay đổi vị trí của nếp gấp mông tự nhiên.
Quy trình thực hiện:
Các bước ban đầu được thực hiện giống như thao tác đặt túi độn trong cơ. Tuy nhiên ở kỹ thuật này, thay vì rạch một đường sâu vào cơ mông lớn, bác sĩ sẽ chỉ rạch một đường vào lớp cân cơ nằm phía trên cơ mông lớn, đường rạch này sẽ nằm song song luôn với đường rạch da bên trên. Sau đó bóc tách tạo khoang chứa dưới cân cơ, trên cơ và đưa túi độn vào. Trong thao tác này điều quan trọng là phải đưa túi độn vào đủ xa so với đường giữa khe mông, để đảm bảo túi độn không chạm đến đường giữa và không làm vết khâu bị căng quá mức. Ở vị trí này thường bệnh nhân sẽ không cần đặt dẫn lưu. Cuối cùng khâu đóng vết rạch với nhiều lớp để giảm độ căng tối đa.
Đặt dưới cơ
So với hai vị trí trên thì đây là vị trí hiếm được đặt hơn, chỉ áp dụng cho nhưng trường hợp bệnh nhân quá gầy.
Ưu điểm:
- Túi độn mông rất hiếm khi có nguy cơ bị sờ thấy hay nhìn thấy, vì được bao phủ không chỉ bởi lớp mô mông mà còn bởi lớp cơ mông dày dặn. cơ mông lớn đóng vai trò như một tấm khiên che chắn túi độn
- Túi độn ít có nguy cơ bị di lệch, chảy xệ
Nhược điểm:
- Quá trình thực hiện và hồi phục khó khăn hơn
- Giới hạn về size túi độn
- Ở dưới ở mông lớn có một số mạch máu lớn và dây thần kinh tọa, do đó khi được đặt dưới cơ nếu thao tác không chuẩn túi độn có thể chèn vào những cơ quan này gây đau, tê vùng mông và có khi đau lan cả xuống chân
- Vị trí túi độn cũng cần đặt cao hơn ở trên mông so với nhu cầu của nhiều người vì nếu đặt thấp sẽ gần với dây thần kinh tọa. Chính vì cần đặt cao nên sẽ có thêm nguy cơ tạo gò mông kép, gây mất tự nhiên.
Quy trình thực hiện:
Các bước ban đầu được thực hiện giống như thao tác đặt túi độn trong cơ. Sau khi đặt đường mổ ở khe mông, bác sĩ sẽ tiếp cận để tạo khoang chứa dưới cơ. Sau đó đưa túi độn vào, đặt dẫn lưu và khâu đóng cơ và đường mổ ở khe mông. Quá trình hồi phục sau đó bệnh nhân thường bị đau nhiều hơn, do mới đầu cơ mông co thắt và chưa giãn rộng ra để nhường không gian cho túi độn.
Đặt trên cơ
So với các vị trí khác, đây là vị trí ít được áp dụng nhất do có nhiều rủi ro biến chứng sau đó và chỉ được áp dụng cho những trường hợp có lớp mô mông dày.
Ưu điểm:
- Quy trình nhanh chóng, dễ thực hiện, quá trình hồi phục cũng ít đau và dễ dàng hơn
- Bệnh nhân có thể chọn túi độn có size to như mong muốn
- Tạo độ nhô mông cao hơn
Nhược điểm:
- Vì chỉ có lớp mô mông bao phủ nên nguy cơ sờ và nhìn thấy rõ túi độn theo thời gian (khi lớp mô mông mỏng đi) là rất cao.
- Nguy cơ co thắt bao xơ cao
- Vì lớp mô tạo khoang chứa túi độn (có nhiệm vụ giữ túi nằm yên tại chỗ) khá yếu ở vị trí trên cơ, nên theo thời gian lực tác động từ các hoạt động thường ngày của bệnh nhân/hay động tác ngồi sẽ làm giãn rộng khoang chứa đó, khiến túi độn có nguy cơ dịch chuyển nhiều, di lệch vào vị trí xấu, hoặc bị lật hay chảy xệ. Để hạn chế tình trạng này một số bác sĩ khi đặt túi độn trên cơ cho bệnh nhân đã sử dụng các loại túi độn với các bề mặt phủ khác nhau có khả năng ngăn chặn túi bị dịch chuyển quá nhiều, nhưng không phải quốc gia nào cũng cung cấp sẵn một số loại túi độn này và nhìn chung cũng không khắc phục triệt để được vấn đề, chưa kể theo thời gian các kiểu bề mặt này có thể khiến mô mông bị bào mỏng nhiều hơn.
Quy trình thực hiện:
Sau khi đặt đường mổ ở khe mông, bác sĩ sẽ tiếp cận để tạo khoang chứa trên cơ. Sau đó đưa túi độn vào và khâu đóng đường mổ theo nhiều lớp để giảm căng tối đa. Cũng như vị trí dưới cân cơ, kỹ thuật này thường không đòi hỏi đặt dẫn lưu vì bóc tách đơn giản và không gây chảy máu nhiều. Quá trình hồi phục sau đó của bệnh nhân thường cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn so với tất cả các kỹ thuật còn lại.
Như vậy, mặc dù mỗi vị trí đều có ưu và nhược điểm riêng nhưng xét về độ an toàn và kết quả lâu dài thì vị trí trong cơ vẫn là lựa chọn lý tưởng và phổ biến nhất.
Xem tiếp...