THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Các vấn đề về lợi: đau, sưng và chảy máu

Phương Nga

Tích Cực
Khi nói về sức khỏe răng miệng, có vẻ như chúng ta đều tập trung vào việc ngăn ngừa sâu răng. Nhưng ngoài ra, việc để ý đến phần lợi cũng rất cần thiết. Lợi đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe răng miệng mà còn với sức khỏe của toàn cơ thể.


Trong nhiều trường hợp, hiện tượng sưng và chảy máu lợi là dấu hiệu cảnh báo bệnh về lợi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra các vấn đề về lợi. Dù lí do gây đau, sưng, chảy máu lợi là gì đi nữa thì vẫn có những cách mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu tối đa các tổn thương đến lợi.

Lợi và cách đánh răng​


Để làm sạch răng, nhiều người có thói quen chải răng thật mạnh. Lợi được cấu tạo từ các mô mềm nên việc đánh răng quá mạnh sẽ khiến cho lợi bị tổn thương.

Dù bạn dùng bàn chải thường hay bàn chải điện thì hãy chọn loại có lông mềm. Các loại bàn chải lông cứng sẽ làm tổn thương men răng và gây đỏ, sưng lợi.

Khi đánh răng, hãy đưa bàn chải nhẹ nhàng, chuyển động theo hình tròn để mát-xa và làm sạch răng, lợi. Thói quen chải răng theo chiều ngang sẽ gây kích ứng lợi, khiến lợi bị đau và dễ chảy máu, dẫn đến tụt lợi.

Lợi và cách dùng chỉ nha khoa​


Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ mảng bám ở những vị trí mà bàn chải không chạm tới được. Để đảm bảo việc dùng chỉ nha khoa không khiến lợi bị sưng và chảy máu, hãy thật nhẹ nhàng. Thay vì cố ấn chỉ vào giữa hai răng, hãy cẩn thận kéo chỉ qua lại, men theo đường cong của răng.

Bệnh về lợi​


Có hơn ¾ người trên 35 tuổi bị bệnh về lợi. Mặc dù đa số đều chỉ bị bệnh về lợi ở thể không quá nghiêm trọng, được gọi là viêm lợi nhưng có khoảng 5 – 15% bị một loại bệnh nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm nha chu.

Khi không chăm sóc răng miệng thường xuyên, vi khuẩn ở trong miệng sẽ hình thành nên mảng bám trên răng. Những vi khuẩn này có thể khiến lợi bị viêm, dẫn đến hiện tượng sưng, đỏ và chảy máu. Ở nhiều người bị viêm lợi, viêm lợi sẽ không gây đau. Nếu bạn điều trị sớm và kèm theo việc chăm sóc răng cẩn thận, thì bệnh viêm lợi sẽ được ngăn chặn. Nhưng nếu như không điều trị, viêm lợi có thể trở nên nặng hơn và dẫn đến mất răng. Hãy đến các phòng khám nha khoa ngay nếu như bạn gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Khi cắn, răng không khớp với nhau
  • Hình thành các rãnh sâu giữa răng và lợi
  • Lợi chảy máu khi đánh răng
  • Mất răng hoặc răng lung lay
  • Tụt lợi
  • Lợi bị đỏ, sưng, mềm

Khi bệnh viêm lợi nặng hơn sẽ trở thành viêm nha chu, một vấn đề mà lợi và xương ở quanh răng bị yếu đi. Vi khuẩn trên răng sẽ tiết ra các chất độc gây hại cho lợi, khiến cho lợi bị nhiễm trùng. Hiện tượng nhiễm trùng và viêm xảy ra khi cơ thể tấn công lại vi khuẩn sẽ tiếp tục phá hủy lợi và xương hàm nặng hơn. Lợi có thể sẽ bị sưng, đau đớn và chảy máu. Nếu như không chữa trị thì viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng.

Lợi và viêm loét miệng​


Thủ phạm đằng sau khiến cho lợi bị đau là bệnh viêm loét miệng.Những vết loét này có thể xảy ra ở bất cứ đâu bên trong miệng, bao gồm cả lợi, và thường có nhân trắng với phần xung quanh màu đỏ.Bạn có thể sẽ bị một hoặcnhiều vết loét cùng một lúc trong toàn bộ khoang miệng.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây viêm loét miệng nhưng có thể là do vi khuẩn và vi-rút. Những người bị các bệnh tự miễn thường sẽ dễ gặp các bệnh về lợi do viêm loét miệng hơn. Viêm loét miệng thường tái phát sau một thời gian và không lây nhiễm.

Lợi và hóa trị liệu​


Hóa trị có thể dẫn đến rất nhiều tác dụng không mong muốn, bao gồm cả hiện tượng sưng, đau và chảy máu lợi. Nhiều người phải điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị đã bị viêm loét miệng - dẫn đến sự hình thành các vết loét gây đau ở lợi và khắp trong miệng.

Lợi và các sản phẩm thuốc lá​


Việc dùng thuốc lá dạng hút và các loại thuốc lá khác có thể gây hại nghiêm trọng đến lợi. Những người hút thuốc có nguy cơ bị mắc bệnh về lợi cao hơn rất nhiều so với những người không hút.Thói quen hút thuốc mang lại nhiều vấn đề khác nhau, từ lợi nhạy cảm cho đến đau và chảy máu lợi.

Lợi và hormone​


Một số phụ nữ nhận thấy rằng họ gặp các vấn đề về lợi trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Sự tăng cao của hormone trong thời kì dậy thì có thể làm tăng lượng máu được đưa đến lợi, khiến lợi bị đỏ, sưng và nhạy cảm. Với những phụ nữ bị viêm lợi liên quan đến kì kinh nguyệt, lợi sẽ trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu hơn vào thời gian ngay trước kì kinh nguyệt. Những vấn đề này thường biến mất sau khi kì kinh nguyệt bắt đầu. Viêm lợi trong thai kì thường bất đầu vào tháng thứ hai hoặc thứ ba và tiếp tục kéo dài đến tháng thứ 8. Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng có thể gây ra vấn đề tương tự. Mặc dù không phổ biến nhưng một số phụ nữ khi bước vào thời kì mãn kinh có thể gặp hiện tượng lợi bị khô và do đó gây đau và dễ chảy máu.

8 cách để ngăn ngừa tình trạng sưng đau và chảy máu lợi​

  • Đánh răng ít nhất hai lần/ngày, và sử dụng kĩ thuật đánh răng đúng cách.
  • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Việc này sẽ chỉ tốn một vào phút nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về lợi trong tương lai.
  • Dùng nước xúc miệng hàng ngày.
  • Ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn cân bằng, gồm có nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C và canxi sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về lợi.
  • Uống nhiều nước. Uống nước, đặc biệt là sau khi ăn sẽ giúp lấy đi thức ăn khỏi răng và khiến cho vi khuẩn không thể hình thành mảng bám.
  • Nói “không” với thuốc lá.
  • Cẩn thận khi ăn hoặc uống đồ quá nóng, quá lạnh.
  • Thư giãn. Việc bị căng thẳng quá mức sẽ làm tăng lượng hormone cortisol, tăng các phản ứng viêm ở khắp cơ thể, bao gồm cả lợi.

Xem tiếp...
 
Top Bottom