BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
306K

Các Trường Đào Tạo Ngành Luật – Khu vực miền Bắc

Ngành Luật đang có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây, mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này sau khi ra trường. Tuy nhiên, ngành Luật học trường nào tốt nhất? Cùng Toplist.net.vn điểm qua các trường đào tạo ngành luật ở Khu vực miền Bắc với chất lượng đào tạo đáng tin cậy dưới đây nhé.

Trước khi đi đến danh sách các trường đào tạo ngành luật ở Khu vực miền Bắc, cùng tìm hiểu đôi nét những thông tin tổng quan để bạn có cái nhìn đúng đắn nhất về ngành này. Luật là ngành học trang bị những kiến thức về hệ thống pháp luật, quy chuẩn xã hội điều chỉnh điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tùy vào từng chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức khác nhau liên quan đến một lĩnh vực cụ thể trong hệ thống pháp luật.

Theo đó, ngành Luật sẽ được chia thành nhiều chuyên ngành với khối lượng kiến thức khác nhau. Một số chuyên ngành phổ biến phải kể đến như:

  • Luật hành chính: Trang bị cho người học về cơ cấu hoạt động của bộ máy nhà nước, lý luận nhà nước và pháp luật, công tác điều tra, thanh tra cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo,…
  • Luật dân sự: Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được học về các quan hệ pháp luật như: luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, các quan hệ pháp luật dân sự,…
  • Luật hình sự: đào tạo sinh viên kiến thức về tư pháp hình sự, thi hành án, tố tụng hình sự,…
  • Luật kinh tế: liên quan đến các vấn đề xảy ra trong hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp.
  • Luật quốc tế: Chuyên ngành này cung cấp các kiến thức liên quan đến chính sách đối ngoại của nhà nước, đàm phán hợp đồng ngoại thương cũng như giải quyết các vấn đề tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

1

Đại học Luật Hà Nội


Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 024.38352630
Website: http://hlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/daihocluathanoi
Mã tuyển sinh: LPH
Điểm trúng tuyển (2020): 18,10-27,75 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 21,30-29,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
24,35-29,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Luật Hà Nội
là trường đại học công lập đào tạo luật pháp hàng đầu của Việt Nam, trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước. Trường đang tổ chức đào tạo các bậc đại học, cao học, và nghiên cứu sinh; Ngoài ra với nhu cầu của xã hội, Trường tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhiều đối tượng khác nhau. Thực hiện, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học pháp lý và thực hiện nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.

Trường có trụ sở chính tại số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Cơ sở 2 đang được xây dựng tại phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (dự kiến đi vào hoạt động năm 2025) và Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk (thành lập 3/2019).

Trường Đại học Pháp lý Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1979 theo Quyết định số 405/CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Pháp lý và Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), trực thuộc sự quản lý của Ủy ban Pháp chế của Chính phủ. Trước đó, Khoa Pháp lý đã tuyển sinh và đang đào tạo 3 khoá sinh viên. Sau khi thành lập, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội tiếp tục đào tạo các sinh viên này và bắt đầu tuyển sinh từ khoá thứ 4.

Khi mới thành lập, trường có 4 khoa đào tạo chuyên ngành là: Khoa Hành chính – Nhà nước, Khoa Tư pháp, Khoa Luật Kinh tế và Khoa Luật Quốc tế. Trường đóng tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ).

Trong ngày khai giảng năm học đầu tiên của Trường, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến tham dự và đặt ra mục tiêu cho trường trở thành “trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý” của Việt Nam.

Đến tháng 10 năm 1982, Trường Cao đẳng Toà án được sáp nhập vào Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.

Ngày 6 tháng 7 năm 1993, Bộ Tư pháp đã quyết định đổi tên trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội.

Khoảng năm 1993, trường được chuyển về địa điểm như hiện nay: Số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến năm 2003, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã quyết định tách Khoa Tư pháp thành hai khoa chuyên ngành là Khoa Luật Dân sự và Khoa Luật Hình sự.

Ngày 12 tháng 02 năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 310/QĐ-BGDĐT thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng số giảng viên cơ hữu của Trường là 304 giảng viên. Trong đó, có 03 giáo sư, 31 phó giáo sư, 134 tiến sĩ, 166 thạc sĩ. Giảng viên thỉnh giảng có 204 giảng viên, trong đó, có 02 Giáo sư, 17 phó giáo sư, 113 Tiến sĩ, 199 Thạc sĩ.

Trường Đại học Luật Hà Nội – Wikipedia tiếng Việt



2

Đại học Nội Vụ Hà Nội


Địa chỉ: Số 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.7532.864
Website: Trang chủ
Fanpage: www.facebook.com/Truongdaihocnoivuhanoi
Mã tuyển sinh: DNV
Điểm trúng tuyển (2020): 18,00-20,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 23,50-25,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
24,25-26,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
(tiếng Anh: Hanoi University of Home Affairs) là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ và được đổi tên vào ngày 14 tháng 11 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và quyết định sáp nhập trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập năm 1971 trực thuộc Bộ Nội vụ nhưng đến ngày 14 tháng 11 năm 2011 trường mới được đổi tên như ngày nay. Trước đây, trường có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971 theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Năm 1996, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I. Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Ngày 21/4/2008. Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước nhưng từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ Nội vụ, địa chỉ của trường là Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường đào tạo các ngành như: Quản trị Nguồn nhân lực, Quản trị Văn phòng, Quản lý Nhà Nước, Chính trị học, Xây dựng Đảng & Chính quyền Nhà Nước, Luật, Lưu trữ học, Quản lý Văn hoá, Hệ thống Thông tin, Thông tin – Thư viện, Ngôn ngữ Anh, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v… .Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo các ngành nghề trước đây. Đồng thời, trường còn mở thêm một số ngành nghề, lĩnh vực cùng hình thức đào tạo đa dạng. Hiệu trưởng là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc (bao gồm 2 Phân hiệu tại tỉnh Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh); 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm. Từ ngày 15 tháng 09 năm 2022,Chính phủ ban hành Nghị định 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ quyết định trường Đại học Nội vụ Hà Nội được sáp nhập vào trường Học viện Hành chính Quốc gia.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2013



3

Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội


Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (024) 3754 7787
Website: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội - VNU, University of Law
Fanpage: www.facebook.com/SchoolOflaw.Vnu
Mã tuyển sinh: QHL
Điểm trúng tuyển (2020): 23,25-27,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 24,55-27,75 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
24,45-28,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Luật
(tiếng Anh: VNU University of LawVNU-UL) thành lập ngày 23 tháng 9 năm 2022 trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Luật là Trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với gần 50 năm hình thành và phát triển.

Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – cơ sở đào tạo cử nhân luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, tiền thân của Trường Đại học Luật, ĐHQGHN hiện nay.

Trường Đại học Luật là trường đại học chuyên ngành luật có nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo trình độ bậc đại học, sau đại học.

Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 1979, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Khoa đã hợp nhất với Trường Cao đẳng pháp lý thuộc Ủy ban Pháp chế của Chính phủ để hình thành nên Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội). Năm 1986, Khoa được tái lập trở lại thành đơn vị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tháng 9 năm 1995, thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật trở thành đơn vị thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Ngày 07 tháng 3 năm 2000, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định nâng cấp Khoa Luật từ khoa thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn trở thành Khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 23/9/2022, Khoa Luật được nâng cấp thành Trường Đại học Luật – trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành trường đại học



4

Đại học Kinh tế Quốc dân


Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84) 024.36.280.280 – (84) 24.38.695.992
Website: Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Fanpage: www.facebook.com/ktqdNEU/
Mã tuyển sinh: KHA
Điểm trúng tuyển (2020): 23,10-24,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,20-26,65 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
26,30-27,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(tiếng Anh: National Economics UniversityNEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 1 năm 1965: đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:

1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô.

2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học

3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:

-Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về Quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các Doanh nghiệp và các Cán bộ Kinh tếtrên phạm vi toàn quốc.

Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ Cán bộ Quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với Nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các Công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các Doanh nghiệp.

— Trung tâm nghiên cứu Khoa học Kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách Kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về Kinh tế và Kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứu và Các tổ chức quốc tế.

– Trung tâm Tư vấn và chuyển giao Công nghệ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các Tổ chức ở Trung ương, địa phương và các Doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.

Tổng số giảng viên và nhân viên: 1228, trong đó có 18 Giáo sư, 95 Phó Giáo sư, 255 Tiến sĩ, 391 Thạc sĩ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.

Hiện trường đang đào tạo khoảng 22000 sinh viên với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.

Review trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) có tốt không?



5

Học viện Ngoại giao


Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84-4) 3834 4540
Website: Học viện Ngoại giao
Fanpage: www.facebook.com/hocvienngoaigiao/
Mã tuyển sinh: HQT
Điểm trúng tuyển (2020): 26,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 27,30 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
25,50-27,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Ngoại giao
(tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam, tên tiếng Pháp: Academie Diplomatique du Vietnam) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ sở nghiên cứu – đào tạo đầu ngành thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam. Học viện Ngoại giao là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, và cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Học viện Ngoại giao là cơ quan tham mưu chiến lược của Bộ Ngoại giao, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại, xây dựng lịch sử và lý luận quan hệ quốc tế.

Học viện Ngoại giao nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Cơ sở của Học viện Ngoại giao tọa lạc tại số 69 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Học viện Ngoại giao có tiền thân là Khoa Quan hệ quốc tế đặt tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý. Khoa Quan hệ quốc tế lúc đó có 2 bộ môn: bộ môn Ngoại giao và bộ môn Ngoại thương, Chủ nhiệm Khoa là cán bộ do Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.

Năm 1964, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định tách Khoa Quan hệ quốc tế ra khỏi trường Đại học Kinh tế Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao-Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao.

Năm 1965, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chia Trường Cán bộ Ngoại giao–Ngoại thương thành hai trường: Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương.

Ngày 19 tháng 5 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 78/HĐBT về việc sáp nhập Trường Đại học Ngoại giao với Viện Quan hệ quốc tế để thành lập Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao.

Ngày 1 tháng 8 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 279/CT về việc đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế.

Ngày 23 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg nâng cấp Học viện Quan hệ Quốc tế thành Học viện Ngoại giao, với cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan cấp Tổng cục.

Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 29/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 82/2008/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Viện Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao.

Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 75/2014/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao, theo đó thành lập Ban Đào tạo trực thuộc Học viện Ngoại giao.

Theo Quyết định số 07/2019/QĐ-TTg ngày 15/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ, thay thế quyết định cũ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao: “Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại“.

Học viện Ngoại giao tuyển sinh đại học năm 2023



6

Học viện tòa án


Địa chỉ: Đường 282 Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 02432.693.693
Website: http://hvta.toaan.gov.vn
Fanpage: www.facebook.com/hocvientoaan/
Mã tuyển sinh: HTA
Điểm trúng tuyển (2020): 22,10-27,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 23,20-28,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
22,10-29,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Tòa án
(tiếng Anh: Vietnam Court Academy – VCA) (tiền thân: Trường Cán bộ Tòa án) có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Cơ sở của trường tọa lạc tại quốc lộ 17, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển. Ban đầu việc đào tạo, bồi dưỡng thực hiện thông qua các hội nghị học tập hoặc các lớp huấn luyện ngắn hạn từ 3 đến 4 tháng được tổ chức trong cả nước.

Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (sau đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án, Trường Cao đẳng Tòa án, có trụ sở tại Hà Nội, nay là trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cơ sở này chủ yếu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp 6 tháng và trung cấp 12 tháng đồng thời, Trường mời các nhà chính trị, các chuyên gia pháp luật, chuyên gia về khoa học xã hội, chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang giảng bài cho một số khóa đào tạo.

Từ năm 1972 đến năm 1979, thời gian đầu Trường mở hệ đào tạo trung cấp 14 tháng và những năm tiếp theo là 24 tháng.

Năm 1979, Trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng Tòa án và mở hệ đào tạo cao đẳng 36 tháng với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ xét xử chuyên ngành Tòa án làm nguồn bổ sung thẩm phán cho Toà án nhân dân các cấp.

Những thế hệ cán bộ được đào tạo đã phát huy được năng lực công tác, sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán đã thực hiện tốt công tác hòa giải, xét xử, đảm bảo đúng đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật quy định theo từng giai đoạn lịch sử và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định, hầu hết các chức danh tư pháp trong ngành Tòa án đều do các Trường Cán bộ Tòa án đào tạo, bồi dưỡng và thể hiện được phẩm chất chuyên môn, năng lực công tác; và rất nhiều các đồng chí lãnh đạo Tòa án các cấp và nhiều cơ quan tư pháp khác hiện nay, đều được đào tạo và trưởng thành từ những mái trường này.

Năm 1982, do yêu cầu nhiệm vụ chung, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp nên Trường Cao đẳng Tòa án cũng được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường đại học Luật Hà Nội) trực thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Chương trình đào tạo của Trường có thời gian là 48 tháng, người học được trang bị hệ thống kiến thức về pháp luật cơ bản chung nhất, sau khi tốt nghiệp các học viên được cấp bằng Cử nhân Luật và một số được tuyển dụng làm việc tại Toà án, đây là nguồn để Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán toà án các cấp theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.

Từ khi sáp nhập, tuy không còn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong giai đoạn này, việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng xét xử xét xử vẫn được duy trì thường xuyên qua các Hội nghị chuyên đề.

Năm 1994, Trường Cán bộ Tòa án trực thuộc TANDTC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập lại theo Nghị quyết số 210/UBTVQH khóa IX ngày ngày 20 tháng 5 năm 1994 và Quyết định thành lập số 100/TCCB ngày ngày 23 tháng 8 năm 1994 của Chánh án TANDTC.

Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg thành lập Học viện Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án. Theo Quyết định này, Học viện Tòa án có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

Học viện Tòa án thông báo về việc sơ tuyển năm 2021



7

Đại học Ngoại thương


Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (024) 32 595158
Website: http://www.ftu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ftutimesofficial/
Mã tuyển sinh: NTH
Điểm trúng tuyển (2020): 27,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 27,55-28,05 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
27,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Ngoại thương
(tiếng Anh: Foreign Trade UniversityFTU), còn được gọi vắn tắt là Ngoại thương, là một trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trụ sở tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Trường ra đời năm 1960 từ khởi nguồn tiền thân là một bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, tập trung vào kinh tế và tài chính, tích hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; được chính thức tách ra với tên gọi ban đầu là Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương năm 1962, tích hợp cùng Học viện Ngoại giao. Năm 1967, trường Ngoại thương chính thức được thành lập thuộc Bộ Ngoại thương, rồi chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1985, tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1984 cho đến ngày nay.

Trường Ngoại thương có ba cơ sở, ngoài trụ sở chính ở thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ đa dạng; đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ. Trường nằm trong những trường thu hút nhiều thí sinh xuất sắc nhất Việt Nam, và cũng là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên.

Trường Đại học Ngoại thương mở thêm 3 ngành học thích ứng nền kinh tế số | baotintuc.vn



8

Đại học Công Đoàn


Địa chỉ: 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84-4)3.857.3204
Website: http://www.dhcd.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/tuu.com.vn
Mã tuyển sinh: LDA
Điểm trúng tuyển (2020): 23,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
26,10 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Công đoàn
là trường một Đại học công lập lâu đời trong hệ thống các trường Đại học Việt Nam. Trường là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tên tiếng Anh của trường là Vietnam Trade Union University. Trường được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1946 với tên gọi ban đầu là Trường Công đoàn Việt Nam.

Chức năng hoạt động

  • Đào tạo nhiều ngành nghề trình độ Đại học và sau Đại học. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp và các cá nhân có yêu cầu.
  • Nghiên cứu những vấn đề công nhân và hoạt động công đoàn để từ đó biên soạn giáo trình và tài liệu huấn luyện cán bộ công đoàn.
  • Nghiên cứu, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một số ngành, nghề, cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao cho xã hội.
  • Thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học phí trường đại học Công đoàn (TUU) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu



9

Đại học Văn Hóa Hà Nội


Địa chỉ: Số 418, đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.8511.971
Website: http://www.huc.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/HUC1959/
Mã tuyển sinh: VHH
Điểm trúng tuyển (2020): 25,25-26,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,60-26,60 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
26,50-27,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (ĐHVHHN), tiền thân là Trường Cán bộ Văn hóa được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959 theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong quá trình phát triển hơn 60 năm qua, Trường ĐHVHHN đã nhận được nhiều Bằng khen, Huân chương Lao động của Đảng, Nhà nước và Chính phủ: Huân chương Lao động hạng Ba (1984); Huân chương Lao động hạng Hai (1989); Huân chương Lao động hạng Nhất (1994); Huân chương Độc lập hạng Ba (2004) và Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014), Trường đã dần khẳng định được thương hiệu của mình là trung tâm học thuật cũng như cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa. Quá trình phát triển Trường ĐHVHHN được đánh dấu bằng những dấu mốc lịch sử như sau:

Năm 1959

Trường được thành lập, khi đó Trường mang tên là Trường Cán bộ Văn hóa. Nhiệm vụ của Trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa.

Năm 1960

Trường được đổi tên thành Trường Lý luận Nghiệp vụ Văn hóa theo Quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hóa. Nhiệm vụ của Trường là cung cấp kiến thức và nâng cao khả năng lý luận trong nghiệp vụ văn hóa của các cán bộ văn hóa trong cả nước, nhằm phục vụ mục tiêu của Đảng trên mặt trận văn hóa.


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (ĐHVHHN), tiền thân là Trường Cán bộ Văn hóa được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1959 theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong quá trình phát triển hơn 60 năm qua, Trường ĐHVHHN đã nhận được nhiều Bằng khen, Huân chương Lao động của Đảng, Nhà nước và Chính phủ: Huân chương Lao động hạng Ba (1984); Huân chương Lao động hạng Hai (1989); Huân chương Lao động hạng Nhất (1994); Huân chương Độc lập hạng Ba (2004) và Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014), Trường đã dần khẳng định được thương hiệu của mình là trung tâm học thuật cũng như cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa. Quá trình phát triển Trường ĐHVHHN được đánh dấu bằng những dấu mốc lịch sử như sau:

Năm 1959

Trường được thành lập, khi đó Trường mang tên là Trường Cán bộ Văn hóa. Nhiệm vụ của Trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa.

Năm 1960

Trường được đổi tên thành Trường Lý luận Nghiệp vụ Văn hóa theo Quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hóa. Nhiệm vụ của Trường là cung cấp kiến thức và nâng cao khả năng lý luận trong nghiệp vụ văn hóa của các cán bộ văn hóa trong cả nước, nhằm phục vụ mục tiêu của Đảng trên mặt trận văn hóa.

Điểm chuẩn trúng tuyển Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội năm 2021



10

Đại học Mở Hà Nội


Địa chỉ: Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 024 38682321
Website: https://www.hou.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/viendaihocmohanoi.vn/
Mã tuyển sinh: MHN
Điểm trúng tuyển (2020): 20,50-23,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 23,90-26,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
23,00-26,75 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Mở Hà Nội
(tiếng Anh: Hanoi Open University, viết tắt: HOU) là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Quy mô đào tạo của trường đại học này vào khoảng 35.000 sinh viên gồm các hệ chính quy, vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, với 18 Ngành đào tạo ở trình độ đại học, 8 Ngành đào tạo trình độ Sau đại học (Thạc sỹ, tiến sĩ) Số giảng viên cơ hữu gồm 29 Giáo sư, 123 Phó Giáo sư, 322 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, 487 Thạc sĩ

Diện tích đất đai của Nhà trường gần 60.000 m2, với 354 phòng học, phòng máy tính, các phòng thực tập, thực hành, phòng thí nghiệm, phòng mỹ thuật,…

Được thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1993 theo quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Mở Hà Nội (trước đây là Viện Đại học Mở Hà Nội) là tổ chức hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trực tiếp quản lý, tự chủ về tài chính và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập. Theo Quyết định số 960/TTg ngày 6-8-2018 của Thủ tướng Chính phủ, Viện đại học Mở Hà Nội sẽ mang tên mới Trường Đại học Mở Hà Nội.

  • Bậc đào tạo: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ
  • Hệ đào tạo: Chính quy, Vừa làm vừa học, Từ xa, Trực tuyến (Elearning)

 Đại học Mở Hà Nội (HOU) sử dụng 7 phương thức xét tuyển – huongnghiep.hocmai.vn



11

Đại học Thương mại


Địa chỉ: 79 Đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.8348.406
Website: https://tmu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/daihocthuongmai/
Mã tuyển sinh: TMA
Điểm trúng tuyển (2020): 24,70 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,10 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
25,80 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Thương mại
(tiếng Anh: Thuongmai University, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.

Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.

Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.

Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.

Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đội ngũ giảng viên đến 31/12/2019 gồm 610 người trong đó giảng viên cơ hữu của nhà trường hiện nay là 440 người và giảng viên thỉnh giảng gồm 170 người. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.

Điểm chuẩn Đại học Thương mại 2022



12

Đại học Kiểm Sát Hà Nội


Địa chỉ: Phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.3581.500 – 04 3287 8340 – 04 3358 1280
Website: http://tks.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/daihockiemsathanoi
Mã tuyển sinh: DKS
Điểm trúng tuyển (2020): 16,20-29,67 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,66 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
20,00-28,75 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Hiện tại, trường chỉ đào tạo 1 ngành duy nhất là Luật học.

Ngày 21/4/1970, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ký Quyết định số 62/QĐ-TC về tổ chức bộ máy của VKSND tối cao, trong đó có Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát (Ngày 12/10/1964 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã ký Quyết định thành lập Trường Cán bộ kiểm sát trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Quyết định này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 900/NQ-UBTVQH ngày 25/4/1970, ngày 25/4 hàng năm được coi là ngày truyền thống của Trường.

Có thể chia quá trình xây dựng và phát triển của trường thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ nhất: Tổ chức và hoạt động của Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát (1970-1981).
  • Giai đoạn thứ hai: Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng kiểm sát (1982-2005).
  • Giai đoạn thứ ba: Tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (từ năm 2005 – 4/2013).
  • Giai đoạn thứ tư: Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.

Ngày 24/04/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 614/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội | Hanoi Procuratorate University



13

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


Địa chỉ: 41A đường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 024.38370598 – 0902.130.130
Website: https://hunre.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/FanpageHunre/
Mã tuyển sinh: DMT
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 24,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
26,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(Hanoi University of Natural Resources and Environment; viết tắt: HUNRE), là một trường Đại học công lập tại Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, môi trường, khí hậu, biển – hải đảo, trắc địa – bản đồ, đất đai, địa chất, khí tượng, thủy văn,… phục vụ cho lĩnh vực tài nguyên môi trường của đất nước. Trường đang tích cực xây dựng đề án phát triển trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Nhà trường có truyền thống đào tạo hơn 60 năm, tiền thân là Trường Sơ cấp Khí tượng. Đến nay, Trường là cơ sở đào tạo đa ngành với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường ở trình độ đại học, sau đại học từ cấp Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp đến cộng đồng.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chịu sự quản lý quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Từ năm 1955 đến năm 2020, Nhà trường đã đào tạo trên 23.000 Kỹ sư, Cử nhân, Trung cấp chuyên nghiệp, Sơ cấp và Công nhân kỹ thuật các ngành: Khí tượng, Thủy văn, Đo đạc bản đồ, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Trắc địa – Bản đồ, Địa chính, Tin học…cho đất nước với: 14 khóa sơ cấp, 45 khóa trung cấp, 16 khóa cao đẳng, 27 khóa chuyên tu đại học, 8 khóa đại học liên thông, 9 khóa đại học chính quy, 4 khóa thạc sĩ sau đại học.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoãn học trực tiếp



14

Đại học Lao động xã hội


Địa chỉ: 43 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.5564584
Website: http://www.ulsa.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ULSAHaNoi/
Mã tuyển sinh: DLX
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 20,95 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
23,20 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Lao động – Xã hội
là trường đại học công lập được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg ngày 31/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trụ sở chính của trường được đặt tại số 43 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Năm thành lập trường được chọn là năm 1961. Ngày truyền thống của Trường là ngày 27 tháng 5.

Trường Đại học Lao động và Xã hội tiền thân là trường Trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động. Khởi nguồn từ tháng 3/1960, tại Miền Bắc lần đầu tiên hình thành Trường Cán bộ Lao động tại Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 30/5/1961, Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo chính thức ký Quyết định thành lập Trường Lao động – Tiền lương trực thuộc Bộ Lao động cũng tại địa điểm trên, với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo cán bộ lao động tiền lương cho toàn miền bắc .

Ngày 04/6/1962, Trường khai giảng khóa chuyên tu lao động – tiền lương đầu tiên và Trường mang tên Trường trung học Lao động – Tiền lương. Ngày 27/2/1988, Bộ Lao động giao thêm cho Trường nhiệm vụ đào tạo ngành Bảo trợ xã hội và Trường được đổi tên thành Trường trung học Lao động – Tiền lương và Bảo trợ xã hội (gọi tắt là Trường Trung học Lao động và Xã hội I vì cùng thời điểm, Bộ cũng thành lập Trường Trung học Lao động và Xã hội II ở TP. Hồ Chí Minh) .

Ngày 27/5/1991, Trường hợp nhất với Trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội, lấy tên là Trường Cán bộ Lao động và Xã hội, đóng tại địa bàn Trụ sở chính hiện nay tại xã Trung Hòa – huyện Từ Liêm – Hà Nội (nay là phố Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ngày 27/5 được chọn là ngày thành lập Trường (Trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội, tiền thân là Trường Cán bộ Thương binh Xã hội thuộc Bộ Nội vụ, được tách ra từ Trường Hành chính Trung ương).

Trường Đại học Lao động và Xã hội tiền thân là trường Trung học Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động. Khởi nguồn từ tháng 3/1960, tại Miền Bắc lần đầu tiên hình thành Trường Cán bộ Lao động tại Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 30/5/1961, Bộ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Tạo chính thức ký Quyết định thành lập Trường Lao động – Tiền lương trực thuộc Bộ Lao động cũng tại địa điểm trên, với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo cán bộ lao động tiền lương cho toàn miền bắc .

Ngày 04/6/1962, Trường khai giảng khóa chuyên tu lao động – tiền lương đầu tiên và Trường mang tên Trường trung học Lao động – Tiền lương. Ngày 27/2/1988, Bộ Lao động giao thêm cho Trường nhiệm vụ đào tạo ngành Bảo trợ xã hội và Trường được đổi tên thành Trường trung học Lao động – Tiền lương và Bảo trợ xã hội (gọi tắt là Trường Trung học Lao động và Xã hội I vì cùng thời điểm, Bộ cũng thành lập Trường Trung học Lao động và Xã hội II ở TP. Hồ Chí Minh) .

Ngày 27/5/1991, Trường hợp nhất với Trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội, lấy tên là Trường Cán bộ Lao động và Xã hội, đóng tại địa bàn Trụ sở chính hiện nay tại xã Trung Hòa – huyện Từ Liêm – Hà Nội (nay là phố Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ngày 27/5 được chọn là ngày thành lập Trường (Trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xã hội, tiền thân là Trường Cán bộ Thương binh Xã hội thuộc Bộ Nội vụ, được tách ra từ Trường Hành chính Trung ương).

Review Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) có tốt không?



15

Học viện Ngân hàng


Địa chỉ: Số 12, đường Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243 852 1305
Website: http://hvnh.edu.vn
Fanpage: www.facebook.com/hocviennganhang1961/
Mã tuyển sinh: NHH
Điểm trúng tuyển (2020): 25,00-27,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,35-27,55 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
25,80-28,05 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Ngân hàng
(tên gọi quốc tế: Banking Academy of Vietnam, viết tắt: BAV, tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng) được thành lập từ năm 1961. Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (tồn tại đến năm 2003) và cơ sở đào tạo Sơn Tây với hơn 16.000 sinh viên đang theo học. Học viện Ngân hàng là một trong những trường đại học hàng đầu cả nước trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trường nổi tiếng đào tạo chuyên sâu ngành Tài chính- Ngân hàng.

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng (BA) 2022



16

Học viện Phụ nữ Việt Nam


Địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243 7751 750
Website: http://hvpnvn.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/Hocvienphunu/
Mã tuyển sinh: HPN
Điểm trúng tuyển (2020): 18,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 16,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
22,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Phụ nữ Việt Nam
là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập theo Quyết định 1558/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa sự phát triển lịch sử 60 năm với tên gọi cũ là Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị. Cùng với đó, trường cũng là cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (đại học, sau đại học), có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Ngày 8 tháng 3 năm 1960, Ban Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) ra Quyết nghị thành lập Trường Phụ vận Trung ương, với chức năng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ của Hội LHPNVN các cấp và cán bộ làm công tác Phụ vận ở các ngành. Nhiệm vụ của trường là nâng cao trình độ lý luận và nhận thức tư tưởng cho học viên về cách mạng xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội kịp thời đáp ứng tình hình nhiệm vụ trung tâm của Đảng và phong trào phụ nữ.

Ngay sau khi có nghị quyết thành lập, bộ máy tổ chức và cán bộ Trường cũng đã được thành lập với hơn 10 người, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Đoàn và Ban Thường trực Hội LHPNVN. Ban phụ trách, cán bộ, công nhân viên của Trường được điều động từ các Ban của Trung ương Hội và các địa phương. Trong khi chưa có địa điểm, Ban phụ trách trường đã mượn Trường Trung cấp Nông nghiệp Trung ương (tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) làm địa điểm để tổ chức khóa học đầu tiên, khai giảng vào ngày 20 tháng 5 năm 1960 với tổng số 126 học viên. Đến cuối năm 1961, trường đã mở được 2 khóa học.

Năm 1962, Trường được Nhà nước cho phép xây dựng địa điểm tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất, trường bắt đầu kiện toàn bộ máy tổ chức bao gồm Ban lãnh đạo, bộ phận nội dung và bộ phận phục vụ. Từ một tổ Đảng, trường đã thành lập một chi bộ Đảng trực thuộc Đảng uỷ cơ quan Trung ương Hội LHPNVN và thành lập tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn cơ quan Trung ương Hội LHPNVN.

Tháng 4 năm 1962, khóa học đầu tiên theo chương trình dài hạn với nội dung học là Lý luận chính trị và nghiệp vụ phụ vận dã được khai giảng. Năm 1964, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng và phong trào phụ nữ, Ban Thường trực Trung ương Hội LHPNVN quyết định đổi tên Trường Phụ vận Trung ương thành Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Hội các cấp. Việc điều hành và quản lý trường thời kỳ này do hai cán bộ lãnh đạo Hội LHPNVN phụ trách. Trường đã thành lập phòng Tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, phân hiệu bổ túc văn hoá và bộ phận nội dung. Thời kỳ này, bộ phận nội dung đã thành lập được các tổ bộ môn gồm triết học, kinh tế chính trị, lịch sử Đảng, đường lối chính sách, quản lý kinh tế, phụ vận. Đây chính là tiền đề cho việc thành lập các khoa chuyên môn sau này.

Từ năm 1960-1964, trường đã tổ chức được 4 khóa đào tạo, bồi dưỡng với tổng số học viên là 600 người, trong đó có 301 học viên lớp dài hạn.

Giai đoạn từ năm 1964-1975 là thời kỳ củng cố và phát triển của trường. Năm 1965, bộ máy của trường được củng cố và kiện toàn. Ban giám đốc bao gồm 3 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí giám đốc và 2 đồng chí phó giám đốc. Cùng với đó, các tổ bộ môn được hình thành, bao gồm tổ chính sách, tổ Triết học, tổ Kinh tế, tổ Phụ vận cùng với các phòng như Hành chính quản trị, thư viện. Cũng trong giai đoạn này, để đáp ứng tình hình cách mạng và nhu cầu đào tạo cán bộ miền Nam, trường Lê Thị Riêng đã được thành lập vào ngày 8 tháng 3 năm 1969.

Đến năm 1971, bộ máy tổ chức ngày càng được hoàn thiện để thực hiện chương trình đào tạo lý luận trung cấp. Từ các tổ bộ môn, trường đã hình thành các khoa: Triết học, kinh tế chính trị và quản lý kinh tế, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng và xây dựng Đảng, nghiệp vụ phụ vận. Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường ngày càng tăng cường về chất lượng khi cán bộ từ các trường lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Ban Tuyên huấn Trung ương được tăng cường bổ sung.

Trong thời gian này, tình hình chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra ác liệt, trường đã tổ chức đi sơ tán để bảo toàn lực lượng. Cán bộ, công nhân viên của trường đã khắc phục khó khăn, nguy hiểm thực hiện đào tạo tại chỗ, kịp thời đáp ứng nhu cầu huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ tại địa phương. Trường đã tổ chức 2 khóa huấn luyện ở Việt Bắc và một lớp bồi dưỡng ở Hòa Bình.

Năm 1972, Ngoài việc đào tạo cán bộ Hội phụ nữ trong nước, trường đã tổ chức huấn luyện cho 133 cán bộ phụ nữ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nhiều học viên của Lào tham dự các khóa bồi dưỡng tại trường sau này đã giữ cương vị chủ chốt lãnh đạo phong trào phụ nữ Lào từ Trung ương đến địa phương.

Trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên của Trường cũng không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Trường đã thành lập thêm Phòng Tổ chức – Giáo vụ. Tổng số cán bộ giáo viên của trường lúc này lên đến 60 người. Năm 1984, trường Lê Thị Riêng được đổi tên thành Trường Cán bộ Phụ nữ Phân hiệu II với bộ máy tổ chức gồm Ban giám đốc và 2 bộ phận là Hành chính quản trị và Tổ chức cán bộ, với tổng số 29 cán bộ công nhân viên. Khoảng thời gian tiếp theo, trường tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Năm 2000, trường Cán bộ Phụ nữ Trung ươngtrường Cán bộ Phụ nữ Trung ương II được sáp nhập thành Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Từ tháng 7 năm 2002, thực hiện Nghị quyết đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, với sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPNVN, trường đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam. Để đưa các hoạt động đào tạo đi vào nề nếp và mang tính chuyên nghiệp, phòng Đào tạo đã được thành lập.

Nhằm chuẩn bị các điều kiện thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam, thống nhất hoạt động đào tạo và nghiên cứu, tháng 5 năm 2004, Trung ương Hội LHPNVN đã quyết định sáp nhập Ban Nghiên cứu thuộc Trung ương Hội LHPNVN về trường và thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ trực thuộc trường.

Bộ máy tổ chức lúc này bao gồm Ban Giám đốc (gồm 1 đồng chí giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách hành chính – quản trị, 1 phó giám đốc phụ trách Nghiên cứu, 1 phó giám đốc phụ trách Đào tạo và 1 phó giám đốc phụ trách điều hành các hoạt động của Phân hiệu) và 8 đơn vị trực thuộc: khoa Lý luận Mác-Lê Nin, khoa Nghiệp vụ Phụ vận, khoa Quản trị kinh doanh; phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Đào tạo, Phân hiệu trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Trung tâm Đào tạo & Nâng cao năng lực Phụ nữ và Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường đã nâng lên vượt trội so với trước.

Ngày 3 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 380/TTg-KGVX phê duyệt chủ trương thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương.

Với nỗ lực không ngừng đổi mới, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, nghiên cứu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập thì vào ngày 8 tháng 3 năm 2010, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Học viện Phụ nữ Việt Nam giáo dục toàn diện, chất lượng và hiệu quả | Học viện Phụ nữ Việt Nam



17

Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị


Địa chỉ: Lô 1-4, số 431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (024) 37 632 890 – (024) 36 320 743
Website: http://utm.edu.vn
Fanpage: www.facebook.com/TruongDaiHocCongNgheQuanLyHN/
Mã tuyển sinh: DCQ
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):


Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM) có trụ sở tại trung tâm thành phố Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2007.

Chương trình đào tạo của UTM được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, giúp người học thuận lợi, chủ động trong học tập và tiếp cận sát chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới. Trường coi trọng việc hợp tác quốc tế để xây dựng mô hình theo những chuẩn mực chung của các Trường đại học lớn trên thế giới, đồng thời làm động lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cam kết xây dựng hệ thống đào tạo sáng tạo, đa dạng và chất lượng, phương pháp học tập linh hoạt, mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo cho người học có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để trở thành những con người thành đạt, hữu ích trong xã hội.

Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có chất lượng ở nhiều bậc đào tạo, nhất quán với chuẩn đầu ra, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của xã hội, tạo được sự chủ động, sáng tạo trong công tác tuyển sinh.

Review ĐH Công Nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) có tốt không?



18

Học viện Biên Phòng


Địa chỉ: Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 069 596004
Website: http://www.hvbp.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/hocvienbienphong
Mã tuyển sinh: BPH
Điểm trúng tuyển (2020):
Điểm trúng tuyển (2021):
26,25-27,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
26,75-28,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Biên phòng
trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam là một trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan và nhân viên các chuyên ngành Biên phòng, Việt Nam.

  • Cơ sở 1: Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Ngõ 62 phố Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đội ngũ cán bộ giảng viên hiện tại có: 1 Giáo sư, 16 Phó Giáo sư, 27 Tiến sĩ, 139 Thạc sĩ

Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh Học viện Biên phòng năm 2023



19

Đại học thủ đô Hà Nội


Địa chỉ: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (+84) 24.3833.0708 – (+84) 24.3833.5426
Website: http://hnmu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/hnmu.edu.vn/
Mã tuyển sinh: HNM
Điểm trúng tuyển (2020): 29,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 32,83 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
33,93 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
(tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

Năm học đầu tiên của trường (1959-1960) có 05 lớp đào tạo giáo viên cấp I, hệ 7+1 và 05 lớp bồi dưỡng giáo viên cấp I toàn cấp, 02 lớp đào tạo giáo viên cấp II (01 lớp Tự nhiên, 01 lớp Xã hội), đầu vào là học sinh đã học xong lớp 10/10 phổ thông. Năm học 1962 – 1963, Bộ Giáo dục cho phép trường đào tạo thí điểm giáo viên cấp II hệ 10+1 với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ phổ thông 10 năm). Số lượng đào tạo khóa đầu là 150 sinh viên được chia làm ba ban: Văn – Sử, Toán – Lí, Hóa – Sinh – Địa. Cùng với việc đào tạo chính quy, Trường mở hệ đào tạo giáo viên cấp II tại chức hệ 7+2 cho các giáo viên cấp I lên trình độ Sư phạm trung cấp. Ngoài ra, Trường mở 2 lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp I có trình độ tương đương giáo viên cấp II. Kết thúc năm học 1962 – 1963, Trường chấm dứt tuyển sinh cho hệ đào tạo 7+2, chuyển hoàn toàn sang hệ đào tạo 10+1.

Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trở thành trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.

Tìm hiểu Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội - Meey Project



20

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam


Địa chỉ: 58 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 024.3834 3239
Website: http://vya.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/hocvienthanhnienvietnam/
Mã tuyển sinh: HTN
Điểm trúng tuyển (2020): 17,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 19,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
24,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
(tiếng Anh: Vietnam Youth Academy) là một học viện đào tạo với vai trò bồi dưỡng tư cách đạo đức, lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam. Trường có 2 cơ sở tại miền Bắc (Thủ đô Hà Nội) và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh). Học viện trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đúng vào ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam khai mạc, trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn. Từ đây, Đoàn thanh niên chính thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp ứng đòi hỏi của phong trào thanh thiếu nhi cả nước.

Nhìn lại chặng đường 60 năm – nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng thành gắn liền với thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cả nước có thể thấy được những dấu mốc lịch sử đáng ghi nhớ về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Ngày 15/10/1956, khai mạc lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương đoàn, trở thành thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ Đoàn.

Thời kỳ 1956 – 1970, trường mang tên “Trường huấn luyện cán bộ” trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn với nhiệm vụ chủ yếu là mở các lớp ngắn hạn (từ 3 tháng đến 9 tháng), bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành, đoàn phía bắc. Những cán bộ trẻ được tiếp cận với phương pháp, nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi có tính khoa học và hệ thống. Trở về cơ sở, họ áp dụng vàp thực tế công tác tại địa phương, góp phần thúc đẩy công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ngày càng phát triển sôi động và hiệu quả hơn.

Từ năm 2001 đến nay, Trung ương Đoàn và Học viện đã tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống giáo dục Đại học quốc dân.

Đầu tư xây dựng giảng đường chính Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam



21

Đại học Đại Nam


Địa chỉ: Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (024) 35577799
Website: https://www.dainam.edu.vn/vi
Fanpage: www.facebook.com/DAINAM.EDU.VN/
Mã tuyển sinh: DDN
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):


Trường Đại học Đại Nam được thành lập tại Hà Nội và hoạt động theo Quy chế trường đại học tư thục theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban đầu trường có 8 khoa đào tạo bao gồm các chuyên ngành như: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Quan hệ công chúng và truyền thông. Từ năm 2013 đến 2019, trường lần lượt mở thêm các ngành Dược học, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Đông phương học (chuyên ngành Nhật Bản học).

Ngày 20 tháng 11 năm 2019, trường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường và nhận chứng nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và trở thành trường đại học thứ 8 được công nhận theo bộ tiêu chuẩn đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 22 ngày 5 năm 2020, Trường chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường đại học Đại Nam đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trình độ đại học. Khoa có liên kết hợp tác với Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc, Các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam như: Công ty LG Electronics Việt Nam, Công ty Delta E&C Việt Nam; Công ty Heesung Việt Nam; Công ty Miso INC Korea,…

Năm 2021, trường mở thêm ngành Truyền thông đa phương tiện (TS Trần Bảo Khánh – Nguyên hiệu trưởng trường Cao đẳng Truyền Hình làm trưởng khoa và PGS.TS Nguyễn Thanh Huyền cố vấn chuyên môn), Công nghệ kỹ thuật ô tô và Thương mại điện tử trình độ đại học.

Các cơ sở đào tạo của Đại học Đại Nam



22

Đại học Hòa Bình


Địa chỉ: Số 8 Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình II, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0247.109.9669 – 0981.969.288
Website: Fanpage: Mã tuyển sinh: ETU
Điểm trúng tuyển (2020): 22,5-27,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 24,5-27,5 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
22,5-27,5 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):


Đường đến trường đại học Hoà Bình Hà Nội - YouTube



23

Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)


Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại tuyển sinh: (0208) 3-904-315
Website: http://tnus.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/DHKHDHTN/
Mã tuyển sinh:D TZ
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15,500điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên. Được thành lập vào 10/2002 với tên gọi Khoa Khoa học Tự nhiên. Đến năm 2005, đổi tên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Đến năm 2006, đổi thành Đại học Khoa học. Nhà trường đào tạo 21 ngành Đại học gồm: Cử nhân Toán học, Cử nhân Vật lý, Cử nhân Toán ứng dụng (chuyên ngành Toán-Tin ứng dụng), Cử nhân Hóa học, Cử nhân Hóa dược, Cử nhân Công nghệ kĩ thuật Hóa học, Cử nhân Địa lý, Cử nhân Khoa học môi trường, Cử nhân Sinh học, Cử nhân Công nghệ Sinh học, Cử nhân Văn học, Cử nhân Lịch sử, Cử nhân Khoa học quản lý, Cử nhân Công tác xã hội, Cử nhân Việt Nam học, Cử nhân Khoa học thư viên (chuyên ngành Thư viện- Thiết bị trường học), Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Du lịch học, Cử nhân Luật, Cử nhân Tiếng Anh (chuyên ngành Tiếng Anh du lịch), Cử nhân Báo chí. Nhà trường đào tạo sau đại học gồm: Đào tạo 6 chuyên ngành Thạc sĩ: Công nghệ Sinh học, Toán ứng dụng, Phương pháp toán sơ cấp, Hóa phân tích, Văn học Việt Nam, Quang học; Đào tạo 3 chuyên ngành Tiến sĩ: Hóa Sinh học, Đại số và lý thuyết số, Toán ứng dụng. Trường có tên giao dịch quốc tế là: Thai Nguyen University of Sciences (TNUS).

Trường Đại học Khoa học (ĐHKH) thuộc Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/03/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Đến tháng 11/2006, để phù hợp với sự mở rộng về quy mô và ngành đào tạo các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, Giám đốc ĐHTN đã ký Quyết định số 803/QĐ-TCCB đổi tên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội.

Tháng 12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1901/QĐ – TTg ngày 23/ 12/ 2008 về việc thành lập trường Đại học Khoa học trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc ĐHTN. Trường ĐHKH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trường là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và đất nước. Triển khai các đề tài NCKH, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và đất nước. Trường thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo, NCKH, tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất và các mặt công tác khác của trường theo quy định của Nhà nước, Bộ GD&ĐT và sự phân cấp của ĐHTN; Là đơn vị dự toán và kế toán hành chính sự nghiệp cấp 3 thuộc ĐHTN.

Review Đại học Khoa học Thái Nguyên (TNUS), điểm chuẩn và học phí 2021



24

Đại học Thái Bình


Địa chỉ: Xã Tân Bình – Thành Phố Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
Điện thoại tuyển sinh: 02273.633.669
Website: http://tbu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/tuyensinh.tbu/
Mã tuyển sinh: DTB
Điểm trúng tuyển (2020): 17,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 18,30 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
18,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):

Trường Đại học Thái Bình
(tiếng Anh: Thai Binh University) là một trường đại học đa ngành cấp tỉnh, có thương hiệu lâu đời tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Trường được thành lập theo Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Bình. Trường trực thuộc UBND tỉnh Thái Bình và được giám sát về đào tạo bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trang chủ



25

Đại học Thành Đông


Địa chỉ: Số 3 Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, TP Hải Dương
Điện thoại tuyển sinh: 028 3940 0989
Website: http://thanhdong.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/thanhdong.edu.vn
Mã tuyển sinh: DDB
Điểm trúng tuyển (2020): 14,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
14,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):



Được thành lập theo quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thành Đông là trường đại học đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Trường giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương nói riêng và của khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước nói chung.


Đội ngũ giảng viên của nhà trường đều là những trí thức có trình độ chuyên môn cao, từng tu nghiệp tại các nước phát triển như Nga, Anh, Đức, Australia, Singapore… Tất cả đều có vốn kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế phong phú và quan trọng là đều có chung tâm huyết vì sự phát triển của thế hệ tương lai.

Trường Đại học Thành Đông có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động đào tạo và NCKH của CBGV và người học.

Trường Đại học Thành Đông đã tiên phong trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm “Interative Learning – Tương tác sự phạm”. Sinh viên không chỉ đơn thuần là người học, tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà ngược lại chủ động tham gia vào quá trình dạy và học, tương tác với giảng viên và các sinh viên khác để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Mục tiêu chính của phương pháp này là khơi dậy tính chủ động, tích cực và sự say mê học tập của mỗi sinh viên. Có cơ hội phát triển toàn diện, cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, chắc chẵn mỗi sinh viên sẽ trở thành những cá nhân độc lập, năng động, thành công và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà cũng như của đất nước.

Trường Đại học Thành Đông hiện đang có hai cơ sở với đầy đủ phương tiện giáo dục hiện đại như phòng thực hành máy tính, máy chiếu projector, video, internet… để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao nhất.

Trong chặng đường phát triển sắp tới, Trường Đại học Thành Đông mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và các bạn sinh viên – những người sẵn sàng chia sẻ các giá trị và mong muốn đóng góp vào thành công của trường. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Thành Đông trở thành một trường đại học đa ngành nghề có chất lượng đào tạo uy tín, xứng đáng là LỰA CHỌN CỦA THẾ HỆ MỚI NĂNG ĐỘNG.

Đại học Thành Đông



26

Đại học Dân Lập Hải Phòng – Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng


Địa chỉ: Số 36 Đường Dân lập, Phường Dư Hàng Kênh, Q.Lê Chân, TP. Hải Phòng.
Điện thoại tuyển sinh: 0901 598 698 – 0936 821 821
Website: https://hpu.edu.vn
Fanpage: www.facebook.com/HaiPhongPrivateUniversity/
Mã tuyển sinh: HPU
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022):
15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):


Tháng 4/1997, Giáo sư Trần Hữu Nghị có ý tưởng xây dựng một trường Đại học Dân lập có chất lượng cao và không vì lợi nhuận tại thành phố Hải Phòng. Ý tưởng đó của Giáo sư nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Ngày 18/06/1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 2058/GD&ĐT công nhận Hội đồng sáng lập nhà trường do Giáo sư Trần Hữu Nghị làm Chủ tịch. Ngày 24/09/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 792/TTg thành lập trường Đại học Dân lập Hải Phòng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ đó đến nay, trường đã phát triển thành một trường dân lập lớn mạnh ở trong nước cũng như khu vực. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo hơn 8.000 sinh viên từ 41 tỉnh thành trong cả nước. Và đã đào tạo, cung cấp cho xã hội gần 15.000 kỹ sư, cử nhân có chất lượng.

Không chỉ đầu tư đúng hướng vào cơ sở vậy chất, lãnh đạo Trường Đại học Dân lập Hải Phòng còn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn và có năng lực thực tế. Nhà trường đã tận dụng tối đa trình độ chuyên môn của những người đang công tác, nghiên cứu tại các trường khác, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu của trường.

Để tuyển dụng được đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ và gắn bó với trường, nhà trường đã tổ chức tuyển dụng công khai, minh bạch, có quy trình rõ ràng. Từ 1500 lượt người dự tuyển, trong gần 15 năm qua nhà trường đã tuyển chọn được 338 CB, GV, NV cơ hữu. Ngay sau khi được tuyển dụng các giảng viên trẻ được nhà trường tổ chức bồi dưỡng phương pháp sư phạm đặc thù, trình độ chuyên môn và nhiều kĩ năng khác. Tính đến nay, số giảng viên cơ hữu làm việc tại trường là 225 người trong đó có 7 Giáo sư, 8 Phó Giáo sư, 3 Tiến sĩ khoa học, 28 Tiến sĩ và 136 Thạc sĩ, 21 nghiên cứu sinh và 25 người đang học cao học đảm nhận 80% khối lượng giảng dạy.Để giảng viên tăng cường sự hiểu biết và dạy học có chất lượng cao nhà trường đã mời nhiều chuyên gia là giáo sư trong nước, giảng viên nước ngoài, đặc biệt là các học giả Fulbright đến giảng về giảng dạy. Không những vậy, để học hỏi kinh nghiệm dạy và học tốt nhà trường còn phối hợp với nhiều đơn vị để tổ chức các hội thảo cấp quốc gia như: Hội thảo Quốc gia lần thứ 8 “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông”, Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học”, Hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy – học trong đào tạo theo học chế tín chỉ và xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo” do Mạng lưới các trường đại học Việt Nam, Chương trình Fulbright do chính phủ Mỹ cùng tổ chức, tài trợ.

Trường Đại học dân lập Hải Phòng có tên gọi gọi mới


Xem tiếp...
 
Top Bottom