MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
700K

Các tỉnh tiếc nuối vì phải dừng tuyển lớp 10 bằng IELTS

Nhiều nhà quản lý cho rằng việc ưu tiên thí sinh đạt IELTS vào lớp 10 giúp giảm áp lực thi cử, tạo động lực học ngoại ngữ ở địa phương, nên tiếc khi Bộ Giáo dục yêu cầu dừng.

Tối qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương thực hiện đúng quy chế tuyển sinh THPT của Bộ, tức không cộng điểm hay tuyển thẳng thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Ba năm nay, Quảng Trị miễn thi môn Tiếng Anh với thí sinh có IELTS và tương đương, quy đổi điểm chứng chỉ để xét vào lớp 10. Đạt 4.0 IELTS, học sinh được quy đổi thành 9 điểm; 4.5 và 5.0 IELTS lần lượt là 9,5 và 10 điểm.

Ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị, cho rằng những địa phương dùng IELTS để tuyển thẳng cần xem xét kỹ hơn, còn chủ trương của Quảng Trị là phù hợp.

Trả lời VnExpress trước đó, ông lý giải chính sách nhằm tạo động lực học ngoại ngữ, giảm áp lực thi cử không cần thiết với thí sinh đã đạt trình độ tiếng Anh nhất định, thể hiện bằng điểm IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác.

"Chúng tôi làm vì quyền lợi của học sinh, hướng tới chất lượng chung của tỉnh chứ không vì mục đích nào khác", ông Phương nói.

Theo công văn mới nhất của Bộ, tỉnh Quảng Trị phải dừng việc này. Ông Phương đánh giá thay đổi này "không vì học sinh", song cho biết đầu tuần tới sẽ cùng lãnh đạo Sở rà soát quy định, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh lớp 10, theo yêu cầu của Bộ.

Không chỉ Quảng Trị, một số địa phương như Tuyên Quang, Lào Cai, Bình Dương, Vĩnh Long cũng phải điều chỉnh kế hoạch vì đã thông báo cộng điểm, tuyển thẳng cho thí sinh có IELTS.

Lãnh đạo một Sở Giáo dục và Đào tạo nói "lấy làm tiếc" khi nhóm thí sinh có IELTS không còn được hưởng ưu tiên nữa. Ông cho biết kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trước đó đã được lấy ý kiến rộng rãi, được phụ huynh và giáo viên đồng thuận cao. Mục tiêu là tăng hiệu quả phong trào học tiếng Anh trong tỉnh.

Các chứng chỉ tiếng Anh tỉnh Quảng Trị chấp nhận trong tuyển sinh lớp 10 - theo kế hoạch được ban hành tháng 2 năm nay, thời điểm trước khi Bộ ban hành công văn đề nghị điều chỉnh. Ảnh chụp màn hình


Các chứng chỉ tiếng Anh tỉnh Quảng Trị chấp nhận trong tuyển sinh lớp 10 - theo kế hoạch tháng 2/2024. Ảnh chụp màn hình


Dù chưa công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm nay, từ năm 2021, tỉnh Nghệ An đã dùng IELTS kết hợp học bạ THCS để xét tuyển thẳng học sinh vào một số lớp tiếng Anh tăng cường ở phổ thông. Việc này thực hiện theo đề án phát triển ngoại ngữ riêng của tỉnh.

Năm ngoái, để đỗ vào lớp chuyên tiếng Anh, trường chuyên Phan Bội Châu, thí sinh phải đạt tối thiểu 7.0 IELTS, các trường khác dao động 6.0-6.5.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cho biết sẽ rà soát lại xem đề án ngoại ngữ của tỉnh có chịu tác động từ quyết định của Bộ hay không, song sẽ rất tiếc nếu không được sử dụng chứng chỉ để xét tuyển nữa.

Ông Dũng nói đề án ngoại ngữ đã góp phần nâng cao phong trào dạy và học tiếng Anh trong tỉnh. Năm 2020, trước khi đề án này được thực hiện, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh của học sinh đạt trung bình 3,99/10. Tới năm 2022, kết quả này tăng lên 4,53, năm 2023 là 5,17.

"Nhiều người bảo học ngoại ngữ, thi chứng chỉ chưa chắc giỏi, tôi cho rằng không phải. Quá trình học và thi điểm cao không đơn giản", ông Dũng đánh giá.

Thí sinh TP HCM thi vào lớp 10 công lập tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, tháng 6/2023. Ảnh: Quỳnh Trần


Thí sinh TP HCM thi vào lớp 10 công lập tại trường THPT Trưng Vương, quận 1, tháng 6/2023. Ảnh: Quỳnh Trần


Việc dùng IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để tuyển sinh ở phổ thông gây tranh cãi liên tục trong vài năm qua.

Theo khảo sát của VnExpress với gần 3.600 độc giả tham gia, 74% cho rằng không nên tuyển thẳng, ưu tiên thí sinh có IELTS vào lớp 10 công lập.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế, nói tỉnh làm đúng quy định của Bộ. Ông cũng nhìn nhận việc cộng điểm, xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ không công bằng với những em không có điều kiện.

Kết quả khảo sát của VnExpress, tính tới 15h ngày 24/2. Ảnh chụp màn hình


Kết quả khảo sát của VnExpress, tính tới 15h ngày 24/2. Ảnh chụp màn hình


Từng làm tư vấn chiến lược của Đề án ngoại ngữ quốc gia từ năm 2014, TS Vũ Thị Phương Anh, hiện là Viện trưởng Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Đại học quốc tế Hồng Bàng, cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên cấm địa phương cộng điểm hay xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ khác.

"Mỗi địa phương có điều kiện kinh tế, đặc thù học sinh khác nhau. Chẳng hạn một nơi mà tiếng Anh kém quá, họ cũng cần có chính sách khuyến khích, phát triển. Đây là mục tiêu và mong muốn chính đáng", bà nói, cho rằng Bộ có thể kiểm soát số lượng bằng cách giới hạn tỷ lệ tuyển thẳng, cộng điểm, ví dụ 5-10%.

Về ngưỡng điểm tối thiểu để được hưởng ưu tiên, bà Phương Anh nói 4.0 IELTS không cao, nên lấy từ 5.0 trở lên. Ngoài ra, các tỉnh, thành cần kết hợp với kết quả học bạ các môn khác để xét tuyển thẳng, không nên dùng điểm IELTS để thay cho tất cả bài thi tuyển sinh lớp 10.

IELTS là hai bài thi tiếng Anh chuẩn hóa cho người không nói tiếng Anh bản xứ, đánh giá bốn kỹ năng Nghe, Đọc, Viết, Nói trên thang 9 điểm, rồi tính trung bình (có làm tròn). Năm 2022, điểm IELTS trung bình của thí sinh Việt Nam là 6.2. Số điểm thí sinh đạt nhiều nhất là 6.0, chiếm 22% tổng số người được nhận chứng chỉ.

Thanh Hằng - Võ Thạnh - Đức Hùng

Xem tiếp...
 
Top Bottom