SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Các lợi ích của tinh dầu đinh hương (clove)

Đinh hương (clove, tên khoa học là Syzygium aromaticum) là một loài cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều chứng bệnh. Ngày nay, đinh hương còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu.


Tinh dầu đinh hương được sản xuất bằng cách sấy khô và sau đó chưng cất nụ hoa đinh hương. Các bộ phận khác của cây như thân và lá cũng có thể được dùng để sản xuất tinh dầu.

Tinh dầu đinh hương có màu từ trong suốt đến vàng nhạt, có mùi hương nồng ấm và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Lợi ích của tinh dầu đinh hương​


Tinh dầu đinh hương được sử dụng cho mục đích khác nhau, gồm có:

  • Tiêu diệt vi khuẩn
  • Giảm đau như đau nhức răng và đau cơ
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa
  • Cải thiện triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho và hen suyễn

Tinh dầu đinh hương chứa nhiều loại hóa chất thực vật khác nhau nhưng một trong những thành phần chính là hợp chất eugenol.

Giống như nhiều loại tinh dầu khác, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm hiểu về những lợi ích của tinh dầu đinh hương cũng các thành phần trong loại tinh dầu này đối với sức khỏe con người.

Đặc tính kháng khuẩn​


Trong một nghiên cứu vào năm 2012, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu đinh hương có khả năng tiêu diệt tế bào vi khuẩn tụ cầu trong môi trường nuôi cấy lỏng và trong màng sinh học. Màng sinh học là một cộng đồng vi khuẩn sống cùng nhau, được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy.

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều không có hiệu quả thâm nhập qua màng sinh học và tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu nhưng theo nghiên cứu này, tinh dầu đinh hương có khả năng thâm nhập qua màng sinh học. (1)

Một nghiên cứu vào năm 2017 đã tìm hiểu về tác dụng kháng nấm của một số loại tinh dầu. Trong số các loại tinh dầu được thử nghiệm, tinh dầu đinh hương có hiệu quả cao nhất trong việc ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại nấm có nguồn gốc từ môi trường.

Trong một nghiên cứu vào năm 2005, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của eugenol, một thành phần chính trong tinh dầu đinh hương, đến nấm Candida albicans. Loại nấm này chính là thủ phạm gây ra các bệnh như nấm bàn chân, nấm miệng và nấm âm đạo.

Theo các tác giả của nghiên cứu, eugenol có khả năng tiêu diệt nấm Candida albicans, cả trong môi trường nuôi cấy và trên chuột.

Một nghiên cứu vào năm 2018 đã đánh giá tác động của tinh dầu đến một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi và cúm.

Mặc dù có hiệu quả thấp hơn so với các loại kháng sinh được thử nghiệm nhưng tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn khi thêm vào môi trường nuôi cấy lỏng hoặc sử dụng dưới dạng hơi.

Có lợi cho sức khỏe răng miệng​


Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của tinh dầu đinh hương trong việc ngăn ngừa mòn men răng do các loại đồ uống có tính axit, ví dụ như nước ép táo. Mòn men răng sẽ dẫn đến sâu răng.

Theo nghiên cứu này, tinh dầu đinh hương và các phân tử của tinh dầu có hiệu quả ngăn ngừa mòn men răng. Các tác giả của nghiên cứu tin rằng tinh dầu đinh hương có thể có tác dụng tương tự như fluoride trong việc ngăn ngừa sâu răng. (2)

Một nghiên cứu vào năm 2016 đã thử nghiệm 10 sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật để đánh giá hiệu quả đối với các sinh vật gây sâu răng. Tinh dầu đinh hương được cho là có hiệu quả nhất trong việc ức chế các sinh vật gây sâu răng.

Một nghiên cứu vào năm 2006 đã so sánh tác dụng giảm đau của gel đinh hương và benzocaine.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sử dụng tinh dầu đinh hương hoặc benzocain có mức độ đau thấp hơn đáng kể so với những người dùng giả dược. Điều này khiến các tác giả của nghiên cứu tin rằng tinh dầu đinh hương có thể tác dụng như một loại thuốc gây tê tại chỗ. (3)

Giảm ngứa và thúc đẩy lành vết thương​


Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tinh dầu đinh hương để xem liệu khi bôi lên da, loại tinh dầu này có tác dụng trị ngứa mãn tính hay không. Nghiên cứu cho thấy, so với dầu khoáng (petroleum oil), tinh dầu đinh hương giúp giảm ngứa đáng kể.

Một nghiên cứu từ năm 2007 đã so sánh hiệu quả điều trị nứt hậu môn của kem bôi chứa tinh dầu đinh hương với thuốc làm mềm phân và kem lignocain.

Sau 3 tháng, 60% số người dùng tinh dầu đinh hương đã lành vết thương trong khi tỷ lệ này ở nhóm dùng thuốc làm mềm phân và lignocain chỉ là 12%.

Đặc tính chống ung thư​


Một nghiên cứu vào năm 2014 đã nghiên cứu về tác động của tinh dầu đinh hương đến dòng tế bào ung thư vú ở người trong ống nghiệm, có nghĩa là các tế bào được thử nghiệm trong đĩa petri hoặc ống nghiệm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu đinh hương khi được sử dụng ở liều lượng nhất định có thể gây độc tế bào ung thư. (4)

Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy tinh dầu đinh hương có khả năng ngăn chặn sự phát triển của dòng tế bào ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng và một số dòng tế bào ung thư khác. Chiết xuất đinh hương còn thúc đẩy sự chết tế bào và làm gián đoạn sự phân chia tế bào trong dòng tế bào ung thư đại trực tràng.

Cách sử dụng tinh dầu đinh hương​


Tinh dầu đinh hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau

Làm nước xịt phòng​


Pha loãng tinh dầu và dùng làm nước xịt phòng là một trong những cách đơn giản nhất để sử dụng tinh dầu đinh hương. Bạn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương pha loãng để tạo mùi thơm cho phòng hoặc sử dụng như một loại chất khử trùng nhẹ.

Cách làm nước xịt phòng với tinh dầu đinh hương như sau:

  1. Nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước. Tỷ lệ khuyến nghị là 10 đến 15 giọt tinh dầu với mỗi 30ml nước.
  2. Vì tinh dầu không tan trong nước nên bạn có thể thêm một chất phân tán như solubol vào dung dịch.
  3. Lắc đều bình trước khi xịt.

Khuếch tán tinh dầu​


Giống như nước xịt phòng, sử dụng máy khuếch tán cũng giúp lan tỏa hương thơm của tinh dầu đinh hương khắp phòng. Hãy làm theo đúng hướng dẫn của máy để đảm bảo an toàn.

Bạn nên xịt hoặc khuếch tán tinh dầu đinh hương trong phòng thông thoáng.

Bôi ngoài da​


Bôi tinh dầu đinh hương lên da có thể giúp giảm đau, chữa lành vết thương hoặc giảm ngứa. Cách sử dụng như sau:

  • Làm dầu mát xa: Pha loãng tinh dầu đinh hương với dầu nền như dầu jojoba, dầu dừa hoặc dầu ô liu. Tỷ lệ khuyến nghị là 15 giọt tinh dầu đinh hương pha với khoảng 30ml dầu nền để tạo ra dung dịch có nồng độ 2,5%.
  • Thêm tinh dầu vào sản phẩm dưỡng da: Trộn tinh dầu đinh hương với một sản phẩm dưỡng da không mùi, chẳng hạn như kem dưỡng thể hoặc kem dưỡng da mặt. Tỷ lệ pha trộn tùy thuộc vào loại da: 1 đến 2,5% cho da thường và 0,5 đến 1% cho da nhạy cảm.

Trị đau răng​


Tinh dầu đinh hương có thể giúp giảm đau nhức răng. Cách thực hiện như sau:

  1. Pha loãng một vài giọt tinh dầu đinh hương với một loại dầu nền ăn được, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
  2. Nhúng một miếng bông sạch vào dung dịch tinh dầu đã pha cho đến khi bông ngấm dầu.
  3. Đặt miếng bông lên răng bị đau. Tránh để bông tiếp xúc với nướu. Cơn đau sẽ giảm dần sau vài phút.
  4. Thay bông mới sau mỗi 2 giờ nếu cần.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi bôi tinh dầu đinh hương lên răng thì hãy ngừng sử dụng.

Đây chỉ là một giải pháp giảm đau răng tạm thời. Bạn vẫn nên đi khám nha sĩ để xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ gây đau răng.

Tác dụng phụ của tinh dầu đinh hương​


Tinh dầu đinh hương có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Kích ứng da​


Tinh dầu đinh hương có thể gây kích ứng da. Pha loãng tinh dầu với dầu nền sẽ giúp giảm nguy cơ kích ứng. Sau khi pha loãng, bạn nên chấm thử một ít dung dịch lên vùng da bên trong cánh tay để kiểm tra phản ứng da.

Nếu da có các dấu hiệu kích ứng như mẩn đỏ, ngứa, nóng, châm chích hoặc sưng thì không được dùng tinh dầu đinh hương lên những vị trí khác.

Dị ứng​


Mặc dù hiếm gặp nhưng tinh dầu đinh hương hoặc các thành phần của tinh dầu đinh hương có thể gây dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ - một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu của sốc phản vệ gồm có:

  • Phát ban hoặc nổi mề đay, đi kèm ngứa ngáy
  • Khó thở hoặc thở khò khè, ho
  • Sưng cổ họng, gây khó nuốt
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu

Tương tác thuốc​


Không sử dụng tinh dầu đinh hương nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Chống chỉ định​


Không sử dụng tinh dầu đinh hương nếu bạn:

  • vừa mới trải qua một ca phẫu thuật lớn
  • bị viêm loét dạ dày - tá tràng
  • bị rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông

Lưu ý khi mua tinh dầu đinh hương​


Bạn có thể mua tinh dầu đinh hương trực tuyến hoặc tại các cửa hàng chuyên bán tinh dầu. Để mua được loại tinh dầu đinh hương chất lượng tốt nhất, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Biết tên khoa học của đinh hương: Tên khoa học của đinh hương là Syzygium aromaticum. Đôi khi, đinh hương được ghi dưới cái tên là Eugenia cariophylata.
  • Tìm thông tin về độ nguyên chất: Hãy tìm mua tinh dầu đinh hương nguyên chất 100%. Không nên mua những sản phẩm có chứa thành phần khác ngoài tinh dầu.
  • Tinh dầu đinh hương không có tác dụng chữa khỏi bệnh: Không có bất kỳ loại tinh dầu có thể chữa khỏi bệnh hay thay thế các phương pháp điều trị chính thống.
  • Chọn tinh dầu được đựng trong chai thủy tinh tối màu: Ánh sáng có thể làm hỏng tinh dầu. Chai tối màu giúp cản ánh sáng.
  • Ngửi tinh dầu trước khi mua: Nếu sản phẩm không có mùi hay mùi bất thường thì không nên mua.

Tóm tắt bài viết​


Tinh dầu đinh hương được chiết xuất từ nụ hoa đinh hương, có chứa hợp chất eugenol. Tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm ngứa, thúc đẩy lành vết thương nhanh hơn và thậm chí còn có đặc tính chống ung thư. Nhờ đó, loại tinh dầu này đã được sử dụng để giảm đau, điều trị một số bệnh về hô hấp, vấn đề về da và bệnh nhiễm trùng.

Giống như bất kỳ loại tinh dầu nào khác, tinh dầu đinh hương cũng cần pha loãng trước khi thoa lên da. Tinh dầu đinh hương có thể gây kích ứng hoặc dị ứng nên cần thử phản ứng da trước khi dùng. Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc dùng một loại thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu đinh hương.

Xem tiếp...
 
Top Bottom