Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Năm 2024 được dự đoán là một năm có nhiều thử thách đối với các công ty thương mại điện tử. Với sự gia tăng không ngừng của kỳ vọng và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng từ phía người tiêu dùng Việt, việc liên tục cập nhật những xu hướng mới và điều chỉnh hoạt động tiếp thị để phản ánh đúng nhu cầu là nhiệm vụ quan trọng đối với mọi thương hiệu.
Theo cuộc khảo sát của Kantar thực hiện vào năm 2023 trên toàn cầu, 97% người tham gia cho biết họ đã sẵn sàng hành động để sống bền vững hơn. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng dành nhiều quan tâm đến các vấn đề môi trường, thương hiệu cần thích ứng nhanh chóng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng mong muốn của khách hàng.
Nhóm người tiêu dùng Gen Z, là nhóm dẫn đầu trong tương lai, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đến môi trường khi mua sắm, vượt trội so với các thế hệ khác. Dữ liệu từ nghiên cứu của PDI cho thấy rằng 91% Gen Z được khảo sát cho biết họ mong muốn mua sản phẩm từ các thương hiệu đang nỗ lực hướng tới sự bền vững.
Ảnh: Internet
Trong năm 2024, yếu tố bền vững sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của thương mại điện tử. Khách hàng sẽ ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường và ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường. Vì vậy, các thương hiệu cần cam kết tạo ra tác động tích cực đối với môi trường.
Theo chia sẻ của tạp chí Forbes, một cách hiệu quả để thương hiệu có thể cân bằng giữa tính cá nhân hóa và bảo mật dữ liệu là áp dụng phương pháp privacy-by-design. Theo đó, người làm marketing phải cân nhắc các vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của khách hàng ngay từ khi một dự án hoặc chiến dịch mới ở trong giai đoạn sơ khai.
Người làm marketing chỉ thu thập những dữ liệu cần thiết để phục vụ mục đích cụ thể. Thay vì thu thập tất cả thông tin cá nhân của khách hàng, người tiếp thị chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố quyết định tạo ra hành vi mua hàng. Điều này giúp giảm bớt lượng dữ liệu mà thương hiệu phải quản lý và giảm nguy cơ vi phạm quyền riêng tư hoặc sử dụng sai dữ liệu.
Ảnh: Internet
Những người thuộc thế hệ này có thu nhập khá cao và sẵn sàng chi tiền để mua những thứ mà họ thấy cần thiết. Tập khách hàng này ngày càng dễ dàng tiếp cận thông tin và cập nhật xu hướng mới nhờ việc sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh. Theo dự báo của Insider Intelligence, trong số những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội năm 2024 có đến 53% thuộc thế hệ Boomer.
Ảnh: Internet
Các chuyên gia từ Agency nghiên cứu và phân tích thị trường GWI đã nhấn mạnh rằng thương hiệu nên đặc biệt chú ý đến thế hệ Boomer thay vì quá tập trung vào cách tiếp cận nhóm khách hàng trẻ như Gen Z. Thống kê cho thấy trong thế hệ Boomer có 63% số người có thẻ tín dụng và 30% số người có thu nhập ở mức cao, trong khi Gen Z lần lượt là 41% và 21%. Ngoài ra 23% thế hệ Boomer có sức mua cao, so với Gen Z là 8%. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của nhóm người tiêu dùng trên 60 tuổi trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng chưa bao giờ là nhiệm vụ đơn giản. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các thương hiệu. Người mua hàng hiện nay không chỉ quan tâm đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến, mà còn yêu thích các sản phẩm thân thiện với môi trường và mong muốn sự cá nhân hóa. Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ là không đủ, khách hàng đang tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh của quá trình mua sắm.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem tiếp...
Giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường và có tính bền vững
Theo cuộc khảo sát của Kantar thực hiện vào năm 2023 trên toàn cầu, 97% người tham gia cho biết họ đã sẵn sàng hành động để sống bền vững hơn. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng dành nhiều quan tâm đến các vấn đề môi trường, thương hiệu cần thích ứng nhanh chóng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng mong muốn của khách hàng.
Nhóm người tiêu dùng Gen Z, là nhóm dẫn đầu trong tương lai, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đến môi trường khi mua sắm, vượt trội so với các thế hệ khác. Dữ liệu từ nghiên cứu của PDI cho thấy rằng 91% Gen Z được khảo sát cho biết họ mong muốn mua sản phẩm từ các thương hiệu đang nỗ lực hướng tới sự bền vững.
Trong năm 2024, yếu tố bền vững sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của thương mại điện tử. Khách hàng sẽ ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường và ủng hộ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường. Vì vậy, các thương hiệu cần cam kết tạo ra tác động tích cực đối với môi trường.
Cá nhân hóa sản phẩm từ dữ liệu khách hàng nhưng vẫn bảo mật thông tin
Theo chia sẻ của tạp chí Forbes, một cách hiệu quả để thương hiệu có thể cân bằng giữa tính cá nhân hóa và bảo mật dữ liệu là áp dụng phương pháp privacy-by-design. Theo đó, người làm marketing phải cân nhắc các vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của khách hàng ngay từ khi một dự án hoặc chiến dịch mới ở trong giai đoạn sơ khai.
Người làm marketing chỉ thu thập những dữ liệu cần thiết để phục vụ mục đích cụ thể. Thay vì thu thập tất cả thông tin cá nhân của khách hàng, người tiếp thị chỉ tập trung nghiên cứu về các yếu tố quyết định tạo ra hành vi mua hàng. Điều này giúp giảm bớt lượng dữ liệu mà thương hiệu phải quản lý và giảm nguy cơ vi phạm quyền riêng tư hoặc sử dụng sai dữ liệu.
Quan tâm đến nhóm khách hàng thế hệ Boomer trên thị trường
Những người thuộc thế hệ này có thu nhập khá cao và sẵn sàng chi tiền để mua những thứ mà họ thấy cần thiết. Tập khách hàng này ngày càng dễ dàng tiếp cận thông tin và cập nhật xu hướng mới nhờ việc sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh. Theo dự báo của Insider Intelligence, trong số những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội năm 2024 có đến 53% thuộc thế hệ Boomer.
Các chuyên gia từ Agency nghiên cứu và phân tích thị trường GWI đã nhấn mạnh rằng thương hiệu nên đặc biệt chú ý đến thế hệ Boomer thay vì quá tập trung vào cách tiếp cận nhóm khách hàng trẻ như Gen Z. Thống kê cho thấy trong thế hệ Boomer có 63% số người có thẻ tín dụng và 30% số người có thu nhập ở mức cao, trong khi Gen Z lần lượt là 41% và 21%. Ngoài ra 23% thế hệ Boomer có sức mua cao, so với Gen Z là 8%. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của nhóm người tiêu dùng trên 60 tuổi trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Lời kết
Đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng chưa bao giờ là nhiệm vụ đơn giản. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các thương hiệu. Người mua hàng hiện nay không chỉ quan tâm đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến, mà còn yêu thích các sản phẩm thân thiện với môi trường và mong muốn sự cá nhân hóa. Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ là không đủ, khách hàng đang tìm kiếm sự hoàn hảo trong mọi khía cạnh của quá trình mua sắm.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- Xu hướng tiếp thị nào giúp mang đến cơ hội mở rộng kinh doanh cho các nhà bán lẻ châu Á?
- Giá cả không là vấn đề, người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên cao hơn cho giá trị
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem tiếp...