SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Các cách điều trị loãng xương sau mãn kinh

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm, khiến xương yếu đi và dễ bị gãy. Đây là một vấn đề phổ biến mà phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải sau mãn kinh. Tuy rằng không thể phục hồi lại mật độ xương như trước nhưng điều trị có thể giúp phòng ngừa gãy xương và các biến chứng về lâu dài.


Có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị loãng xương, một số loại giúp ngăn quá trình mất xương trong khi một số loại giúp tái tạo xương và tăng cường mật độ xương. Mục đích cuối cùng của tất cả những loại thuốc này là giảm nguy cơ gãy xương.

Ban đầu, bệnh loãng xương thường không có triệu chứng nên người bệnh không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, đo mật độ khoáng xương sẽ giúp xác định việc điều trị có hiệu quả hay không.

Làm thế nào để biết việc điều trị loãng xương có hiệu quả hay không?​


Đo mật độ xương sẽ giúp xác định xem thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả hay không.

Mật độ xương được đo bằng phương pháp DEXA hay đo hấp thụ tia X năng lượng kép. Đây là một quá trình nhanh chóng, không gây đau đớn, người bệnh chỉ cần nằm trên bàn trong khi máy quét tia X qua một khu vực trên cơ thể. Đo mật độ xương DEXA cũng là phương pháp chính để chẩn đoán bệnh loãng xương.

Sau khi điều trị loãng xương được vài năm, người bệnh nên tiếp tục đo mật độ xương để theo dõi sự thay đổi về mật độ xương và hiệu quả điều trị. Tần suất đo mật độ xương phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng loãng xương và loại thuốc được sử dụng.

Người bệnh có thể còn phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá hiệu quả điều trị.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy các phương pháp điều trị loãng xương hiện tại đang có hiệu quả:

  • Mật độ xương không giảm thêm
  • Không bị mất xương thêm
  • Không bị gãy xương mới

Các loại thuốc điều trị loãng xương​


Việc điều trị loãng xương thường được khuyến nghị cho phụ nữ sau mãn kinh có các yếu tố sau đây:

  • T-score (kết quả đo mật độ xương) từ -2,5 trở xuống
  • Có nguy cơ cao bị gãy xương
  • Tiền sử gãy xương sống hoặc xương hông

Có hai loại thuốc điều trị loãng xương chính có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương là thuốc chống hủy xương và thuốc đồng hóa.

Thuốc chống hủy xương​


Thuốc chống hủy xương điều trị chứng loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ cơ thể tái hấp thu mô xương cũ, nhờ đó giúp mật độ xương không bị giảm thêm.

Bisphosphonate là nhóm thuốc chống hủy xương phổ biến nhất được sử dụng để điều trị chứng loãng xương. Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • alendronate (Fosamax)
  • ibandronat (Boniva)
  • risedronate (Actonel, Atelvia)
  • axit zoledronic (Reclast, Zometa)

Bisphosphonate thường được sử dụng làm phương pháp điều trị bước đầu và đa phần được dung nạp tốt. Nếu bisphosphonate không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống hủy xương khác, chẳng hạn như:

  • denosumab (Prolia, Xgeva)
  • calcitonin (Miacalcin)
  • estrogen hoặc estrogen kết hợp progestin
  • raloxifene (Evista), một loại thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen (SERM)
  • estrogen kết hợp bazedoxifene, một loại phức hợp estrogen đặc hiệu mô

Thuốc đồng hóa​


Thuốc đồng hóa kích thích sự hình thành xương mới, nhờ đó giúp củng cố xương. Những loại thuốc này thường được dùng cho người bị loãng xương nặng và đã dùng các loại thuốc khác mà không hiệu quả.

Các thuốc đồng hóa được sử dụng để điều trị chứng loãng xương gồm có:

  • teriparatide (Bonsity, Forteo), hormone tuyến cận giáp tái tổ hợp
  • abaloparatide (Tymlos), một chất tương tự protein liên quan đến hormone tuyến cận giáp
  • romosozumab (Evenity), một chất ức chế sclerostin

Cách sử dụng thuốc điều trị loãng xương​


Các loại thuốc điều trị loãng xương có dạng viên uống hoặc dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

Tùy vào loại thuốc cụ thể mà người bệnh sẽ cần dùng thuốc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc mỗi năm một lần.

Giống như các loại thuốc khác, thuốc điều trị loãng xương cũng đi kèm tác dụng phụ. Khi kê thuốc, bác sĩ sẽ giải thích rõ cách dùng cũng như những lợi ích và tác dụng phụ của mỗi loại thuốc.

Mục tiêu điều trị loãng xương​


Loãng xương là bệnh không thể đảo ngược, có nghĩa là không có cách nào có thể khôi phục mật độ xương trở lại như trước. Mục tiêu cuối cùng của các phương pháp điều trị là hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Mỗi nhóm thuốc điều trị loãng xương có tác dụng khác nhau. Thuốc chống hủy xương giúp ngăn ngừa mất xương thêm. Trong khi đó, thuốc đồng hóa giúp:

  • Thúc đẩy tái tạo xương
  • Phục hồi tổn thương vi mô trong xương
  • Cải thiện mật độ xương

Tuân thủ điều trị sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương về lâu dài và giảm nguy cơ gặp phải biến chứng do loãng xương.

Phải làm gì nếu việc điều trị không hiệu quả?​


Có nhiều loại thuốc điều trị loãng xương. Nếu một loại thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác dựa trên các yếu tố như:

  • Nguy cơ gãy xương
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Tác dụng phụ của thuốc

Nếu gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ để đổi loại thuốc khác.

Người bệnh không nên tự ý ngừng hoặc đổi thuốc.

Chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát loãng xương​


Ngoài việc dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cũng là những điều cần thiết để bảo vệ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương, do đó người bị loãng xương cần bổ sung đủ hai chất dinh dưỡng này. Theo khuyến nghị từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (The National Institutes of Health), phụ nữ từ 51 tuổi trở lên cần 1.200 mg canxi mỗi ngày, phụ nữ từ 70 tuổi trở xuống cần 600 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày và người trên 70 tuổi cần 800 IU vitamin D. (1)

Tuy nhiên, nhu cầu canxi và vitamin D thực tế có thể thay đổi theo tình trạng sức khỏe tổng thể.

Canxi có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại hạt, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, rau màu xanh sẫm và cá mòi. Vitamin D có trong một số loại thực phẩm như cá hồi, lòng đỏ trứng và nấm nhưng loại vitamin này chủ yếu được tổng hợp bởi cơ thể khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nếu không bổ sung đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng thì người bệnh nên dùng thực phẩm chức năng.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thực hiện các thay đổi khác về lối sống để giảm sự tiến triển của bệnh loãng xương, củng cố sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương, ví dụ như:

  • Tập các bài tập chịu sức nặng như đi bộ, tập tạ
  • Hạn chế rượu và caffeine
  • Bỏ thuốc lá
  • Thực hiện các biện pháp tránh té ngã, ví dụ như đi giày dép chống trơn, tăng ánh sáng trong nhà, lắp thanh vịn ở những nơi dễ bị ngã, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy chống hoặc khung tập đi.

Tóm tắt bài viết​


Chứng loãng xương sau mãn kinh có thể được điều trị bằng một số loại thuốc, gồm có thuốc chống hủy xương (như bisphosphonate) và thuốc đồng hóa. Đo mật độ xương sẽ giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương.

Nếu loại thuốc đang dùng không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác cho người bệnh.

Việc điều trị loãng xương ở mỗi người là khác nhau vì còn tùy thuộc vào nguy cơ gãy xương và các bệnh lý khác đang mắc. Ngoài dùng thuốc, thay đổi lối sống và ăn uống đủ chất cũng là những điều quan trọng để cải thiện sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Xem tiếp...
 
Top Bottom