THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
91
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
656K

Các biến chứng sau mở góc mắt ngoài

Phương Nga

Tích Cực
Mở góc mắt ngoài đòi hỏi kỹ thuật thực hiện cao, nếu kỹ thuật không chuẩn xác có thể gây tình trạng sẹo lộ, xấu, phù kết mạc, lộ niêm mạc, lật mí, thậm chí là biến dạng góc mắt ngoài.


Mở góc mắt ngoài mặc dù không chỉ mang lại hiệu quả kéo dài khe mi, hạ thấp đuôi mắt, tạo đôi mắt to và hiền hơn mà còn đồng thời giúp khắc phục tình trạng mí dưới lỏng lẻo, cũng như khôi phục chức năng của mí mắt. Tuy nhiên đây là một quy trình vốn không hề đơn giản, “kén chọn” đối tượng thực hiện và liên quan đến nhiều yếu tố, do đó việc xảy ra các biến chứng hoặc kết quả không thuận lợi sau phẫu thuật cũng không có gì là lạ.

Dưới đây là 5 biến chứng phổ biến nhất sau mở góc mắt ngoài mà bệnh nhân có thể gặp phải

Sẹo lộ/sẹo xấu sau mở góc mắt ngoài​

biến dạng góc mắt ngoài sẹo
Sẹo lộ để lại sau mở góc mắt ngoài

Đây là tình trạng đường sẹo qua thời gian dài vẫn lộ rõ ở đuôi mắt. Nguyên nhân có thể do cơ địa bệnh nhân, nhưng cũng có thể do bác sĩ khi khâu cố định đường rạch không áp dụng các kỹ thuật giảm độ căng cho vết khâu, dẫn đến vết khâu bị căng giãn quá mức và hình thành sẹo xấu.

Để khắc phục, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân có thể bôi hoặc dán miếng trị sẹo silicone hoặc tiêm steroid cho mềm mô sẹo, hoặc những trường hợp ảnh hưởng thẩm mỹ nhiều có thể cần phẫu thuật để cắt bỏ mô sẹo và làm cho vết sẹo bớt bị lộ hơn.

Phù kết mạc sau mở góc mắt ngoài​


phù kết mạc mức nhẹ


Phù kết mạc là tình trạng kết mạc bị sưng, phồng lên. Có 3 mức độ phù kết mạc, mức nhẹ - chỉ nhìn thấy kết mạc hơi có màu hồng; mức trung bình – kết mạc sưng, đỏ phù lên thấy rõ, nhưng vẫn có thể nhắm kín mắt; và mức nặng – kết mạc bị sưng phù to, khiến bệnh nhân không thể nhắm kín mắt

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thao tác bóc tách rộng vùng góc mắt ngoài và quanh ổ mắt, nhất là trong trường hợp có kết hợp cả cắt mí. Một nguyên nhân nữa là do tình trạng tăng tính thấm thành mạch sau phẫu thuật và tắc nghẽn mạch bạch huyết hoặc suy giảm chức năng thoát nước của mí mắt và ổ mắt.

Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần sử dụng gạc ép cùng với thuốc mỡ tra mắt steroid, nước mắt nhân tạo và thuốc steroid dạng uống để hạn chế phản ứng viêm. Trường hợp nặng có thể cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, như châm kim hoặc cắt kết mạc.

Biến dạng góc mắt sau mở góc mắt ngoài​

biến dạng góc mắt ngoài1
Góc mắt ngoài bị biết dạng hình tù

Đây là tình trạng góc mắt ngoài sau khi mở rộng bị biến dạng cong tròn lại hoặc có hình tù. Điều này sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác như ca phẫu thuật không mang lại hiệu quả gì, thậm chí có vẻ mắt họ còn nhỏ hơn trước.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong quá trình bóc tách, bác sĩ không bảo tồn lại phần mô viền góc mắt ngoài. Nguyên nhân thứ 2 là do dây chằng ở góc mắt ngoài không được cố định chắc chắn vào phía trong của rìa ổ mắt, và nguyên nhân thứ 3 là do khi khâu đóng bác sĩ không phân phối chính xác lực căng mô, dẫn đến mô bị co kéo biến dạng, méo mó.

Để khắc phục biến dạng này, sau khi lành thương hoàn toàn, bác sẽ sẽ cần rạch mở lại góc mắt ngoài, cố định lại dây chằng vào vị trí phù hợp, đồng thời khéo léo tạo hình và phân phối đều lực căng mô khi cố định đưởng rạch.

Lộ niêm mạc và lật mí sau mở góc mắt ngoài​

biến dạng lật mí dưới
Lật mí dưới và lộ niêm mạc

Đây là tình trạng mí dưới sau phẫu thuật bị lật ngửa ra ngoài, dẫn đến sự tiếp xúc kém giữa mí dưới và nhãn cầu, đồng thời bị lộ niêm mạc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lỗi cố định, sụn mi dưới không được cố định chắc chắn vào màng xương rìa ổ mắt phía ngoài. Tình trạng này thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân có mí dưới bị lão hóa, lỏng lẻo, điển hình là ở người có tuổi.

Để khắc phục biến dạng này, bác sĩ sẽ cần rạch mổ lại, xử lý tình trạng lỏng lẻo của mí dưới, đồng thời cố định lại sụn mi dưới vào màng xương rìa ổ mắt ngoài. Tuy nhiên vì phần sụn mi dưới ở phía gần góc mắt ngoài rất nhỏ, nên việc cố định không phải là thao tác dễ dàng, do đó ở nhiều trường hợp, phần dây chằng góc mắt ngoài (kết nối với tấm sụn mi dưới) có thể được sử dụng để làm mô cố định thay thế.

Trên đây là các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật mở góc mắt ngoài. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng bệnh nhân phù hợp và bác sĩ thực hiện là người có đầy đủ trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thì ca phẫu thuật hoàn toàn có thể an toàn, đáng tin cậy và mang lại kết quả tốt. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý luôn phải tìm hiểu kỹ bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Xem tiếp...
 
Top Bottom