THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
459K

Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật chỉnh hình, thu gọn cánh mũi

BS An Giang

Fan Cứng
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.


Chính vì thế, bên cạnh phẫu thuật nâng mũi, chỉnh sửa, tạo hình đầu mũi thì chỉnh hình, thu gọn cánh mũi cũng là quy trình quan trọng không kém. Tuy nhiên, về bản chất thu gọn cánh mũi chính là việc thao tác, cắt bỏ bớt mô vùng cánh mũi, do đó nếu bác sĩ phán đoán không tốt hoặc trình độ kỹ thuật kém thì biến chứng là điều không thể tránh khỏi.

hình 1


Biến chứng xảy ra sau quy trình này có thể bao gồm cả yếu tố thẩm mỹ, cả yếu tố chức năng, có thể liên quan trực tiếp đến cánh mũi, hoặc cũng có thể vì chỉnh sửa ở cánh mũi mà ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể xảy ra sau phẫu thuật thu gọn cánh mũi.

Hình thành sẹo​

hình 8 8
Mũi bệnh nhân bị biến dạng nặng sau phẫu thuật thu gọn cánh mũi: sẹo lộ rõ ở rãnh cánh mũi – mặt, hai bên lỗ mũi bất đối xứng và lỗ mũi bên phải hình giọt nước.

Nếu phác thảo, thiết kế và cắt bỏ mô phù hợp cũng như xử lý khâu đóng mô mềm tỉ mỉ trong quá trình phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu tốt chắc chắn vết sẹo để lại sau phẫu thuật thu gọn cánh mũi sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên nhiều trường hợp để lại sẹo xấu, sẹo lộ đáng tiếc. Để tránh trường hợp này bác sĩ nên thiết kế đường rạch mổ nằm trong rãnh mặt – cánh mũi càng nhiều càng tốt, để sau này có thể giấu sẹo tốt. Ngoài ra có thể giữ lại một dải da nhỏ dọc từ cánh mũi để tạo điều kiện khâu đóng vết rạch dễ dàng hơn, giảm lực căng mô đáng kể, qua đó cũng giảm nguy cơ sẹo xấu.

rãnh mặt cánh mũi
Vị trí rãnh mặt - cánh mũi

Cuối cùng nên duy trì bôi thuốc mỡ kháng sinh vào các vị trí cắt bỏ mô cho đến khi cắt chỉ, sau đó bôi gel silicone trong 3 tháng. Bệnh nhân tốt nhất không nên để vùng sẹo tiếp xúc với tia UV quá nhiều, ngoài ra với những người có cơ địa sẹo xấu, nếu thấy phát triển sẹo phì đại thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm steroid.

Lỗ mũi hình giọt nước​

lỗ mũi bất đối xứng, hình giọt nước
Lỗ mũi trái biến dạng hình giọt nước, hai bên lỗ mũi bất đối xứng

Biến dạng lỗ mũi hình giọt nước xảy ra khi phần cong tự nhiên của lỗ mũi không được bảo tồn trong quá trình cắt bỏ mô cánh mũi. Điều này dẫn đến thành bên cánh mũi và cửa mũi hợp với nhau thành một góc nhọn sau khi khâu đóng. Khi nhìn ở góc từ nền mũi, lỗ mũi sẽ bị mất đi hình dạng hạt đậu thận bình thường, mà có hình giống như giọt nước. Cách tránh tốt nhất để không gây biến dạng này là thiết kết cắt bỏ mô phù hợp, bảo tồn phần cong tự nhiên của lỗ mũi. Đây cũng là một trong những nguyên tắc then chốt trong phẫu thuật thu gọn cánh mũi để mang lại kết quả tự nhiên.

Hai bên lỗ mũi bất đối xứng​


lỗ mũi biến dạng và bất đối xứng


lỗ mũi bát đối xứng


lỗ mũi bất đối xứng và hình giọt nước 2
Các hình ảnh hai bên lỗ mũi bất đối xứng trước và sau chỉnh sửa

Tình trạng này có thể xảy ra có thể do trước đó hai bên lỗ mũi của bệnh nhân đã bất cân xứng, vì thế sau phẫu thuật tình trạng này càng lộ hơn. Hoặc cũng có thể trong quá trình chỉnh sửa cánh mũi bác sĩ thao tác cắt bỏ mô không chính xác dẫn đến 2 bên lỗ mũi lệch nhau. Chỉnh sửa lỗ mũi bất đối xứng có thể nói là một thao tác rất khó về mặt kỹ thuật.

Để xử lý tình trạng này, với những trường hợp bất đối xứng ở phần chân cánh mũi thì bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ lượng mô không đều ở hai bên cánh mũi. Tuy nhiên trong những trường hợp bất đối xứng ở vị trí cao hơn trên thành cánh mũi, thì có thể bác sĩ sẽ cần chỉnh sửa ở hai bên sụn cánh mũi dưới và/hoặc đặt các miếng ghép để điều chỉnh hai bên lỗ mũi sao cho cân đối, tự nhiên.

Cánh mũi không hòa hợp với sống và đầu mũi​


Tình trạng này thường xảy ra do không đánh giá kỹ mối liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận này trước khi phẫu thuật, hoặc có thể do thực hiện quy trình phẫu thuật chỉnh hình thu gọn cánh mũi không cùng lúc với quy trình nâng sống và chỉnh hình đầu mũi. Chính vì thế, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên thu gọn cánh mũi sau khi đã nâng sống mũi và tạo hình đầu mũi, và dựa vào hình dạng sống và đầu mũi lúc đó để tạo cánh mũi sao cho hài hòa, phù hợp.

Nếu thu gọn cánh mũi quá mức sẽ khiến đầu mũi trông như phồng to hơn, trụ mũi thấp hơn hoặc khiến sống mũi trông dài hơn. Do đó để tránh tình trạng này việc đánh giá kỹ các yếu tố là điều không thể thiếu trước khi phẫu thuật.

Trong trường hợp chỉnh sửa, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể rạch mô rồi điều chỉnh vị trí chân cánh mũi và khâu lại cho hài hòa, tuy nhiên cũng có những trường hợp cần đặt các mảnh ghép ở cánh mũi mới khắc phục được tình trạng này.

Nghẹt mũi​


Thu gọn cánh mũi, chân cánh mũi và thu giảm kích cỡ mũi quá mức có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hay nghẹt mũi do ảnh hưởng đến van mũi ngoài. Tình trạng sẽ càng nặng hơn nếu nếu bệnh nhân từ trước phẫu thuật đã có hai bên sụn cánh mũi dưới yếu.

Để tránh tình trạng này, ở những bệnh nhân có hai bên lỗ mũi nhỏ, bác sĩ cần có biện pháp xử lý đặc biệt khi thu gọn cánh mũi. Ngoài ra cũng cần kiểm tra kỹ độ chắc mạnh của sụn cánh mũi dưới, nếu nó bị yếu thì có thể đề nghị bệnh nhân đặt các miếng ghép phía trên sụn cánh mũi dưới để gia cố và tránh tối đa biến chứng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom