BS An Giang
Fan Cứng
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.
Theo các nghiên cứu trong nhiều năm, so với sụn nhân tạo, tỉ lệ biến chứng trong nâng mũi bằng sụn tự thân thấp hơn rất nhiều và hầu hết các biến chứng nếu có gặp phải thì đều liên quan đến các vùng cho sụn, ví dụ như vùng cho sụn sườn là ở ngực, vùng cho sụn tai là ở tai và vùng cho sụn vách ngăn là ở vách ngăn mũi.
Các biến chứng phổ biến với sụn nhân tạo như nhiễm trùng, đùn sụn, di lệch, vôi hóa, tái hấp thụ miếng độn hay bóng đỏ da mũi….đều rất hiếm khi xảy ra với sụn tự thân. Điều này về cơ bản cũng phù hợp với đặc tính tự sinh tự nhiên của loại sụn này. Tỉ lệ nhiễm trùng nếu có xảy ra thì cũng dễ dàng kiểm soát hơn nhiều so với ở sụn nhân tạo, vì có thể kiểm soát bằng cách truyền kháng sinh đơn giản, vì thế trong hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều không phải là vấn đề đáng ngại. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, biến chứng sau nâng mũi bằng sụn tự thân hiếm khi liên quan đến đặc tính vốn có của sụn mà chủ yếu liên quan đến thao tác kỹ thuật, trình độ tay nghề của bác sĩ. Những yếu tố này nhìn chung đều có thể khắc phục được bằng cách tìm cho mình một bác sĩ giỏi trước khi quyết định đi đến phẫu thuật. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi bằng sụn tự thân.
Nẹp/ốp hai miếng sụn sườn cong vào với nhau
Miếng ghép sống mũi bằng sụn sườn bị cong vênh. (a) tình trạng cong vênh phát triển sau khi đặt miếng ghép sống mũi bằng sụn sườn. (b) 6 tháng sau chỉnh sửa, mũi đã được dựng thẳng. (c) trong quy trình chỉnh sửa, sụn sườn đã được tháo ra từng miếng một. (d) phần bị cong được chạm khắc lại và ghép lại với nhau bằng cách bọc màng xương chũm vào trước khi chèn lại vào.
Cong vênh được xem là biến chứng phổ biến nhất ở sụn sườn sau nâng mũi, trong khi đó sụn vách ngăn và sụn tai lại rất hiếm khi gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân có thể là do xác định độ tuổi lấy sụn sườn chưa chính xác. Ở các bệnh nhân trẻ tuổi miếng ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn, các bệnh nhân lớn tuổi hơn - ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ sụn sườn cong vênh thấp hơn, do đó bác sĩ cần cân nhắc kỹ về yếu tố độ tuổi khi sử dụng sụn sườn. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể khiến sụn khi đặt vào bị cong vênh gây biến dạng mũi là vì tạo khoang chứa không chuẩn xác. Khoang chứa quá rộng cũng ảnh hưởng xấu đến miếng độn. Một khoang chứa chặt chẽ sẽ giúp hạn chế miếng độn dịch chuyển cũng như hỗ trợ gia cố chắc miếng độn giúp tránh bị cong vênh.
Ngoài ra thao tác trong khâu chạm khắc xử lý miếng sụn sườn cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cong vênh. Không nên cố gắng khắc miếng sụn thành một mảnh thẳng tắp vì nó có thể bị cong vênh. Có hai kỹ thuật dành cho bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ này đó là khắc nhẹ các đường chéo song song lên mặt cong của miếng sụn và nẹp (ốp, khâu hai mảnh cong lại với nhau). Có thể áp dụng riêng từng kỹ thuật hoặc kết hợp cả hai.
Trong nhiều trường hợp mặc dù bác sĩ đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh cong vênh, như khắc vào miếng sụn, ngâm và kiểm tra độ cong vênh lặp đi lặp lại, tạo khoang chứa chặt chẽ để đưa sụn ghép vào và khâu cố định vào sống mũi, nhưng gần như vẫn không thể ngăn chặn triệt để tình trạng cong vênh của nó. Trong những trường hợp này bác sĩ có thể lấy miếng sụn sườn đã bị cong ra và chạm khắc cho nó thằng lại rồi đặt lại vào sống mũi, nếu làm như vậy vẫn không khắc phục được thì có thể bọc thêm lớp cân cơ thái dương.
Đây cũng là biến chứng khác biệt ở sụn tự thân so với sụn nhân tạo. Sụn nhân tạo hầu như không bị co rút khi đưa vào mũi, nhưng sụn tự thân khi đưa vào khoang mũi, nếu không được cơ thể tiếp tục nuôi dưỡng thì sụn sẽ không có đủ dưỡng chất, chính vì thế sẽ bị co rút lại.
Biến chứng này xảy ra chủ yếu là do tay nghề bác sĩ, thực hiện lấy sụn quá ít hoặc quá nhiều không phù hợp với kích thước mũi. Khi gặp phải những trường hợp co rút này, nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ chiếc mũi của bạn. Nếu để lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nặng và khó điều trị. Để tránh tình trạng sụn co rút thì khâu xử lý, chạm khắc và tạo khoang chứa là những yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý.
Vết sẹo ở ngực để lại sau thu lấy sụn sườn thông thường chỉ khoảng từ 1 – 3 cm và sẽ được che giấu tốt ở nếp gấp vú. Tuy nhiên trong trường hợp cơ địa bệnh nhân sẹo xấu và thao tác rạch mô lấy sụn không đảm bảo thì có thể sẽ để lại sẹo xấu. Để cải thiện bệnh nhân có thể tiêm steroid, bôi kem trị sẹo hoặc điều trị bằng laser
Tràn khí màng phổi là tình trạng hiếm nhưng vẫn có thể gặp phải sau khi thu lấy sụn sườn không đúng kỹ thuật. Biến chứng này có thể tránh được bằng các thao tác thu lấy cẩn thận và để lại lớp màng sụn phía sau. Để kiểm tra nguy cơ tràn khí màng phổi, vùng rạch mổ sau khi lấy sụn xong cần được kiểm tra lại bằng cách đổ đầy nước muối sau đó thực hiện các thao tác cần thiết để giúp xác định xem vùng này có bị tổn hại không, nếu thể tích nước muối không đổi và không có bong bóng thì chứng tỏ còn nguyên vẹn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần tiến hành xử lý ngay lập tức.
Việc thu lấy sụn tai không đúng kỹ thuật có thể khiến tai bị biến dạng rõ rệt, nguyên nhân là do tay nghề bác sĩ. Sụn tai sẽ được lấy ở xoăn dưới tai và xoăn trên tai, nhưng phải lấy riêng biệt ở hai vị trí này, để lại chuỗi xoắn ốc ở giữa làm cầu nối. Chuỗi giải phẫu quan trọng này sẽ duy trì yếu tố thẩm mỹ, ổn định cấu trúc vùng tai cũng như duy trì nguồn cung cấp thần kinh dồi dào cho khu vực này. Nếu thu lấy cả phần chuỗi ở giữa này chắc chắn sẽ khiến tai bị sụp và biến dạng. Trong trường hợp này nếu muốn chỉnh sửa bệnh nhân có thể cân nhắc lấy sụn vách ngăn để ghép vào tai vì sụn tai sẽ không có khả năng tái sinh.
Tai bị biến dạng sau lấy sụn
Vách ngăn ở người Châu Á vốn nhỏ và yếu, do đó nếu trong quá trình lấy sụn vách ngăn mà lấy quá tay, không đảm bảo để lại thanh chống sụn hình chữ L rộng ít nhất 1cm thì có thể sẽ dẫn tới tình trạng vách ngăn mũi suy yếu, bị lệch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc mũi. Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật lại để chỉnh sửa và gia cố lại vách ngăn.
Trong tạo hình đầu mũi, thông thường bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân làm miếng ghép mở rộng vách ngăn để kéo dài và đẩy cao đầu mũi. Tuy nhiên việc đặt một miếng ghép mở rộng vách ngăn quá dày có thể làm cho lỗ mũi bị nhỏ đi gây tắc nghẽn mũi. Để tránh tình trạng này, bác sĩ có thể sử dụng một miếng ghép mở rộng vách ngăn kiểu nối hình chữ T bằng miếng sụn mỏng và phẳng.
Vi trí rạch lấy sụn sườn
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng quá trình rạch mổ để lấy sụn sườn nếu không chuẩn xác có thể sẽ ảnh hưởng đến túi độn ở những bệnh nhân trước đó đã nâng ngực, vì vị trí vết rạch nằm ở vùng nếp gấp dưới vú. Việc rạch mổ ở gần túi độn có thể gây nhiễm khuẩn túi độn và mô xung quanh, hoặc gây tổn thương đến túi độn dẫn đến tình trạng rò rỉ hoặc vỡ về sau. Do đó tay nghề của bác sĩ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Xem tiếp...
Theo các nghiên cứu trong nhiều năm, so với sụn nhân tạo, tỉ lệ biến chứng trong nâng mũi bằng sụn tự thân thấp hơn rất nhiều và hầu hết các biến chứng nếu có gặp phải thì đều liên quan đến các vùng cho sụn, ví dụ như vùng cho sụn sườn là ở ngực, vùng cho sụn tai là ở tai và vùng cho sụn vách ngăn là ở vách ngăn mũi.
Các biến chứng phổ biến với sụn nhân tạo như nhiễm trùng, đùn sụn, di lệch, vôi hóa, tái hấp thụ miếng độn hay bóng đỏ da mũi….đều rất hiếm khi xảy ra với sụn tự thân. Điều này về cơ bản cũng phù hợp với đặc tính tự sinh tự nhiên của loại sụn này. Tỉ lệ nhiễm trùng nếu có xảy ra thì cũng dễ dàng kiểm soát hơn nhiều so với ở sụn nhân tạo, vì có thể kiểm soát bằng cách truyền kháng sinh đơn giản, vì thế trong hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều không phải là vấn đề đáng ngại. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, biến chứng sau nâng mũi bằng sụn tự thân hiếm khi liên quan đến đặc tính vốn có của sụn mà chủ yếu liên quan đến thao tác kỹ thuật, trình độ tay nghề của bác sĩ. Những yếu tố này nhìn chung đều có thể khắc phục được bằng cách tìm cho mình một bác sĩ giỏi trước khi quyết định đi đến phẫu thuật. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi bằng sụn tự thân.
Cong vênh sụn
Cong vênh được xem là biến chứng phổ biến nhất ở sụn sườn sau nâng mũi, trong khi đó sụn vách ngăn và sụn tai lại rất hiếm khi gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân có thể là do xác định độ tuổi lấy sụn sườn chưa chính xác. Ở các bệnh nhân trẻ tuổi miếng ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn, các bệnh nhân lớn tuổi hơn - ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ sụn sườn cong vênh thấp hơn, do đó bác sĩ cần cân nhắc kỹ về yếu tố độ tuổi khi sử dụng sụn sườn. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa có thể khiến sụn khi đặt vào bị cong vênh gây biến dạng mũi là vì tạo khoang chứa không chuẩn xác. Khoang chứa quá rộng cũng ảnh hưởng xấu đến miếng độn. Một khoang chứa chặt chẽ sẽ giúp hạn chế miếng độn dịch chuyển cũng như hỗ trợ gia cố chắc miếng độn giúp tránh bị cong vênh.
Ngoài ra thao tác trong khâu chạm khắc xử lý miếng sụn sườn cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cong vênh. Không nên cố gắng khắc miếng sụn thành một mảnh thẳng tắp vì nó có thể bị cong vênh. Có hai kỹ thuật dành cho bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ này đó là khắc nhẹ các đường chéo song song lên mặt cong của miếng sụn và nẹp (ốp, khâu hai mảnh cong lại với nhau). Có thể áp dụng riêng từng kỹ thuật hoặc kết hợp cả hai.
Trong nhiều trường hợp mặc dù bác sĩ đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh cong vênh, như khắc vào miếng sụn, ngâm và kiểm tra độ cong vênh lặp đi lặp lại, tạo khoang chứa chặt chẽ để đưa sụn ghép vào và khâu cố định vào sống mũi, nhưng gần như vẫn không thể ngăn chặn triệt để tình trạng cong vênh của nó. Trong những trường hợp này bác sĩ có thể lấy miếng sụn sườn đã bị cong ra và chạm khắc cho nó thằng lại rồi đặt lại vào sống mũi, nếu làm như vậy vẫn không khắc phục được thì có thể bọc thêm lớp cân cơ thái dương.
Co rút sụn
Đây cũng là biến chứng khác biệt ở sụn tự thân so với sụn nhân tạo. Sụn nhân tạo hầu như không bị co rút khi đưa vào mũi, nhưng sụn tự thân khi đưa vào khoang mũi, nếu không được cơ thể tiếp tục nuôi dưỡng thì sụn sẽ không có đủ dưỡng chất, chính vì thế sẽ bị co rút lại.
Biến chứng này xảy ra chủ yếu là do tay nghề bác sĩ, thực hiện lấy sụn quá ít hoặc quá nhiều không phù hợp với kích thước mũi. Khi gặp phải những trường hợp co rút này, nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ chiếc mũi của bạn. Nếu để lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nặng và khó điều trị. Để tránh tình trạng sụn co rút thì khâu xử lý, chạm khắc và tạo khoang chứa là những yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý.
Sẹo xấu ở ngực
Vết sẹo ở ngực để lại sau thu lấy sụn sườn thông thường chỉ khoảng từ 1 – 3 cm và sẽ được che giấu tốt ở nếp gấp vú. Tuy nhiên trong trường hợp cơ địa bệnh nhân sẹo xấu và thao tác rạch mô lấy sụn không đảm bảo thì có thể sẽ để lại sẹo xấu. Để cải thiện bệnh nhân có thể tiêm steroid, bôi kem trị sẹo hoặc điều trị bằng laser
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là tình trạng hiếm nhưng vẫn có thể gặp phải sau khi thu lấy sụn sườn không đúng kỹ thuật. Biến chứng này có thể tránh được bằng các thao tác thu lấy cẩn thận và để lại lớp màng sụn phía sau. Để kiểm tra nguy cơ tràn khí màng phổi, vùng rạch mổ sau khi lấy sụn xong cần được kiểm tra lại bằng cách đổ đầy nước muối sau đó thực hiện các thao tác cần thiết để giúp xác định xem vùng này có bị tổn hại không, nếu thể tích nước muối không đổi và không có bong bóng thì chứng tỏ còn nguyên vẹn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần tiến hành xử lý ngay lập tức.
Tai bị biến dạng do thu lấy sụn tai
Việc thu lấy sụn tai không đúng kỹ thuật có thể khiến tai bị biến dạng rõ rệt, nguyên nhân là do tay nghề bác sĩ. Sụn tai sẽ được lấy ở xoăn dưới tai và xoăn trên tai, nhưng phải lấy riêng biệt ở hai vị trí này, để lại chuỗi xoắn ốc ở giữa làm cầu nối. Chuỗi giải phẫu quan trọng này sẽ duy trì yếu tố thẩm mỹ, ổn định cấu trúc vùng tai cũng như duy trì nguồn cung cấp thần kinh dồi dào cho khu vực này. Nếu thu lấy cả phần chuỗi ở giữa này chắc chắn sẽ khiến tai bị sụp và biến dạng. Trong trường hợp này nếu muốn chỉnh sửa bệnh nhân có thể cân nhắc lấy sụn vách ngăn để ghép vào tai vì sụn tai sẽ không có khả năng tái sinh.
Vách ngăn yếu
Vách ngăn ở người Châu Á vốn nhỏ và yếu, do đó nếu trong quá trình lấy sụn vách ngăn mà lấy quá tay, không đảm bảo để lại thanh chống sụn hình chữ L rộng ít nhất 1cm thì có thể sẽ dẫn tới tình trạng vách ngăn mũi suy yếu, bị lệch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc mũi. Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật lại để chỉnh sửa và gia cố lại vách ngăn.
Nghẹt mũi
Trong tạo hình đầu mũi, thông thường bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân làm miếng ghép mở rộng vách ngăn để kéo dài và đẩy cao đầu mũi. Tuy nhiên việc đặt một miếng ghép mở rộng vách ngăn quá dày có thể làm cho lỗ mũi bị nhỏ đi gây tắc nghẽn mũi. Để tránh tình trạng này, bác sĩ có thể sử dụng một miếng ghép mở rộng vách ngăn kiểu nối hình chữ T bằng miếng sụn mỏng và phẳng.
Ảnh hưởng đến túi độn ngực
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng quá trình rạch mổ để lấy sụn sườn nếu không chuẩn xác có thể sẽ ảnh hưởng đến túi độn ở những bệnh nhân trước đó đã nâng ngực, vì vị trí vết rạch nằm ở vùng nếp gấp dưới vú. Việc rạch mổ ở gần túi độn có thể gây nhiễm khuẩn túi độn và mô xung quanh, hoặc gây tổn thương đến túi độn dẫn đến tình trạng rò rỉ hoặc vỡ về sau. Do đó tay nghề của bác sĩ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Xem tiếp...