THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
459K

Các biến chứng có thể gặp phải sau nâng mũi bằng silicone

BS An Giang

Fan Cứng
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.


Biến chứng sau nâng mũi bằng silicone có thể được nhóm lại thành 2 loại, đó là những biến chứng gây ra bởi đặc tính vốn có của silicone, và những biến chứng gây ra do sai xót kỹ thuật hoặc phán đoán của bác sĩ. Để có được kết quả phẫu thuật thành công, cần phải giảm thiểu các vấn đề không thể tránh khỏi gây ra do các đặc tính vật lý vốn có của vật liệu, đồng thời nỗ lực giảm thiểu các sai xót trong kỹ thuật cũng như phán đoán của bác sĩ.

Các biến chứng do đặc tính vốn có của silicone sau nâng mũi​

Co thắt bao xơ gây co rút mũi​

hình 1 co rút mũi
Mũi bị co rút
hình 2 mũi bị co rút trước và sau chỉnh sửa
Mũi bị co rút trước và sau chỉnh sửa

Thông thường khi đặt vật liệu lạ vào cơ thể, cơ thể sẽ hình thành bao xơ bao quanh vật liệu đó. Và miếng độn silicone cũng vậy. Trong các trường hợp bình thường, bao xơ sẽ ngăn không cho miếng độn liên kết với da, ngăn ngừa tổn thương da và duy trì độ dày của da và mô mềm. Nhưng trong những trường hợp bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mô quá mức, bao xơ có thể phát triển quá dày, quá rộng và bị co thắt, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như co rút mũi. Do đó, để tránh phát triển bao xơ quá nhiều cũng như tránh các biến chứng kéo theo đó, bác sĩ phải cẩn thận ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra trong hoặc sau phẫu thuật, đồng thời giảm thiểu tổn thương mô và chảy máu khi tiến hành phẫu thuật.

Tổn thương da và niêm mạc​

hình 3 bóng đỏ sống mũi, tổn thương da và niêm mạc
Bóng đỏ sống mũi, tổn thương da và niêm mạc

Miệng độn silicone quá cứng có thể làm ảnh hưởng đến màng nhày niêm mạc, gây kích ứng, tổn thương da và niêm mạc về lâu dài, nhất là ở những trường hợp nâng mũi quá cao, da mũi mỏng. Để giảm thiểu những tổn hại này cần thiết kết miếng độn có chiều dài và chiều rộng phù hợp. Đảm bảo không dịch chuyển trong khoang chứa. Ngoài ra, có thể khâu một lớp trung bì vào mặt ngoài của miếng độn để giảm thiểu kích ứng ở những bệnh nhân có da mũi mỏng.

Miếng độn bị vôi hóa​

hình 4 vôi hóa
Miếng độn bị vôi hóa

Miếng độn silicone đặt trong mũi lâu có thể bị vôi hóa, nguyên nhân là do những kích thích cơ học và tổn thương mô. Miếng độn bị vôi hóa sẽ hình thành bề mặt cứng hơn, ghồ ghề hơn, tăng kích thích cho bề mặt da và hằn lộ bề mặt ghồ ghề không trơn mịn này qua da. Tình trạng vôi hóa có thể nặng hơn theo thời gian

Các biến chứng do sai sót trong kỹ thuật và phán đoán của bác sĩ​

Đùn sụn và bào mỏng da đầu mũi​


hình 5 đùn sụn


hình 6 đùn sụn
Sụn bị đùn ở phần đầu mũi và phần gốc mũi
đùn sụn đầu mũi
Đùn sụn đầu mũi

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là sử dụng miếng độn quá dày và dài, dẫn đến vùng da đầu mũi bị kéo căng quá mức, nhất là khi dùng miếng độn silicone hình chữ L với đoạn trụ mũi dài thì nguy cơ gây tổn thương da và đùn sụn càng cao. Một miếng độn quá dài theo thời gian có thể làm bào mỏng lớp da vùng đầu mũi hoặc phần gốc mũi, cuối cùng dẫn đến đùn lộ sụn ra. Ngoài ra viêm mạn tính và nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân phổ biến khác gây đùn sụn. Tuy nhiên đùn sụn là một biến chứng hoàn toàn có thể tránh được bằng cách sử dụng miếng độn có kích cỡ phù hợp, ghép chóp mũi bằng sụn tự thân và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Lệch sống, miếng độn bị lệch và dịch chuyển​

hình 6 lệch sống
Lệch sống và tổn thương vùng đầu mũi

Miếng độn nằm lệch vị trí là một vấn đề khá phổ biến gây ra tình trạng lệch sống sau nâng mũi. Nguyên nhân là do bác sĩ bóc tách khoang chứa không chính xác, quá rộng hoặc dài so với miếng độn. Silicone thường có nguy cơ dịch chuyển cao hơn so với các vật liệu có nhiều lỗ li ti khác như Gore-Tex. Do đó, điều quan trọng là phải cố định sụn silicon trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật bằng cách dùng nẹp mũi. Miếng độn nằm sai vị trí, dịch chuyển liên tục có thể là một nguyên nhân gây kích ứng da, viêm da mạn tính và lâu dần gây mất dáng mũi.

Nhiễm trùng​

nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau nâng mũi

Vật liệu nhân tạo thường dễ bị nhiễm trùng và một khi đã bị nhiễm trùng thì thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như ban đỏ, sưng và tiết dịch mủ. Do đó, khử trùng triệt để vùng phẫu thuật là thao tác cần thiết để giảm nhiễm trùng, nhất là ở vùng tiền đình mũi và lối vào khoang mũi. Trong quá trình phẫu thuật, quan trọng là không làm phá vỡ các rào cản tự nhiên như lớp màng nhầy. Thời gian phẫu thuật kéo dài cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tóm lại, để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc sau nâng mũi, bệnh nhân ngay từ đầu cần tìm cho mình một bác sĩ giàu chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm để có thể đánh giá tình trạng mũi, thiết kế miếng độn và thao tác phẫu thuật chuẩn xác.

Xem tiếp...
 
Top Bottom