THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
459K

Các biến chứng có thể gặp phải sau chỉnh sửa mũi lệch, xoắn

BS An Giang

Fan Cứng
Phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch là một quy trình phức tạp có thể cần tác động trực tiếp vào các cấu trúc chính ở mũi như xương chính mũi, sụn mũi và vách ngăn.


Để chỉnh sửa triệt để tình trạng mũi lệch, xoắn, bác sĩ thường phải dùng đến các miếng ghép để gia cố, cũng như dựng thẳng vách ngăn mũi bị lệch hoặc phải dùng kỹ thuật đục, giũa xương để điều chỉnh xương chính mũi cho đối xứng.

(Đọc thêm: Phẫu thuật chỉnh sửa và tạo hình mũi lệch, xoắn)

vach ngăn


Chính vì có nhiều thao tác phức tạp liên quan nên biến chứng sau phẫu thuật là yếu tố hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên những biến chứng này hầu như đều liên quan đến tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ, vì vậy hoàn toàn có thể tránh được nếu ngay từ đầu bệnh nhân lựa chọn được bác sĩ, cũng như cơ sở thực hiện uy tín. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải:

Chảy máu/tụ máu​


Chỉnh sửa mũi lệch, xoắn phải can thiệp sâu vào các cấu trúc mũi, do đó nguy cơ chảy máu, tụ máu là khá cao.

Nếu chỉ rỉ máu một chút sau phẫu thuật thì là hiện tượng phổ biến trong 48 giờ đầu sau tạo hình mũi, và chỉ cần thấm bằng băng gạc vệ sinh sẽ giúp bệnh nhân bớt khó chịu, ngoài ra yêu cầu bệnh nhân kê cao đầu cũng có thể giảm chảy máu vì giảm được áp lực tác động vào mạch.

Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng chảy máu (không phải đơn thuần là rỉ máu), bác sĩ cần đánh giá trình trạng vết thương ngay lập tức. Nếu nhét thêm băng vào mũi vẫn không ngưng chảy máu, bác sĩ nên cân nhắc rút hết băng nhét ra và kiểm tra lại toàn bộ khoang mũi. Nếu bệnh nhân phàn nàn về tình trạng đau mũi không đỡ, thì bác sĩ cũng nên kiểm tra xem có khối máu tụ trong vách ngăn không. Bất kể nằm ở vị trí nào, tình trạng máu tụ sau phẫu thuật cũng buộc phải được hút ra ngay lập tức. Một khối tụ máu ở vách ngăn không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như như áp xe và thủng vách ngăn.

Sống mũi lệch/bất thường​


Ở một số bệnh nhân sống mũi có thể bị lệch hoặc bất thường trong quá trình hậu phẫu. Nguyên nhân có thể là do can thiệp chỉnh sửa chưa đủ, hoặc quá mức trước đó. Bệnh nhân cần được đánh giá nguyên nhân và mức độ biến dạng để xác định xem có cần phẫu thuật chỉnh sửa hay không.

Nếu sống mũi bị lệch ngay lập tức sau khi phẫu thuật thì nên được đánh giá càng sớm càng tốt. Nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là do vật liệu độn nâng mũi bị lệch, và vì mới nên bao xơ chưa hình thành quanh miếng độn nên có thể dễ dàng nắn chỉnh lại bằng cách tác động tạo áp lực hoặc nẹp.

Nếu sống mũi bị lệch sau một thời gian hậu phẫu thì thường sẽ phải chỉnh sửa lại. Tuy nhiên cần đợi đến khi mũi được khoảng 6 – 12 tháng so với lần phẫu thuật đầu để mô mũi ổn định hẳn thì mới được chỉnh sửa lại.

Sưng nề dai dẳng​


Tình trạng sưng nề sau phẫu thuật thường xảy ra trong 4 tuần đầu. Có nhiều cách khác nhau để giảm thiểu bao gồm chườm lạnh, kê cao đầu, dán băng và dùng steroid trước, trong và sau phẫu thuật. Tình trạng sưng nề muộn cũng có thể xảy ra sau vài tháng, thường là do quá trình tái tạo sẹo đang diễn ra. Hầu hết sưng nề muộn sẽ tự giảm trong năm đầu tiên sau phẫu thuật vì thế bệnh nhân không nên lo lắng.

Trong một số trường hợp hình thành sẹo quá mức, bệnh nhân có thể tiêm steroid tại chỗ. Không nên tiêm Steroid ngoài da để tránh tình trạng sắc tố da bị trắng. Lưu ý tiêm steroid có thể dẫn đến tình trạng teo dưới da kéo theo các vấn đề không mong muốn bao gồm biến dạng đường viền sống mũi, do đó bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nhiễm trùng​


Trong phẫu thuật chỉnh sửa mũi lệch xoắn, nếu phải chỉnh hình vách ngăn lệch thì tỉ lệ nhiễm trùng thường cao hơn vì liên quan đến nhiều thao tác như tái tạo vách ngăn, đục xương, cắt bỏ mô dưới niêm mạc, đặt miếng ghép, khiến cho mất nhiều thời gian phẫu thuật – một yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các yếu tố như bóc tách rộng, phá vỡ hàng rào niêm mạc mũi, ghép vật liệu nhân tạo và khả năng mũi tự làm sạch kém cũng là những nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi.

Theo đó, tùy tình trạng nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ có các cách tiếp cận xử lý khác nhau, có thể điều trị đơn thuần bằng kháng sinh, hoặc nếu nặng, có hiện tượng chảy dịch mủ, tổn thương da nghiêm trọng thì có thể cần phẫu thuật lại.

Xem tiếp...
 
Top Bottom