BS An Giang
Fan Cứng
Mũi gồ là một trong những hình dạng mũi thường cần phẫu thuật chỉnh sửa nhiều nhất vì nó ngoài ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ còn có thể gây ra các vấn đề về mặt chức năng.
Tuy nhiên chỉnh sửa mũi gồ không phải là một quy trình dễ dàng, và nếu bác sĩ không phải là người có đủ trình độ chuyên môn cũng như giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình mũi người Châu Á, thì việc gặp phải biến chứng sau đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Biến chứng sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi gồ chủ yếu đều liên quan đến tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng buộc bệnh nhân phải phẫu thuật chỉnh sửa lại:
biến dạng mũi hình chữ V ngược
Biến dạng hình chữ V ngược
Nguyên nhân gây biến dạng này là do bác sĩ thao tác không chính xác khiến phần vòm giữa mũi bị sụp, sụn cánh mũi trên bị tách ra khỏi các dải xương chính mũi. Mặc dù biến dạng này không phổ biến ở những bệnh nhân Châu Á có bướu gồ nhỏ nhưng lại thường gặp ở những bệnh nhân có xương chính mũi ngắn. Các dải xương chính mũi ngắn nghĩa là lớp xếp chồng giữa vòm sụn và các dải xương chính mũi sẽ nhỏ và lớp kết nối này có thể bị phá vỡ trong quá trình cắt bỏ bướu gồ.
Bệnh nhân có sống mũi bị biến dạng hình chữ V ngược ngoài yếu tố thẩm mỹ còn có thể mắc phải tình trạng khó thở. Để ngăn chặn vòm giữa mũi bị sụp và kéo theo biến dạng hình chữ V ngược, có thể tiến hành đặt các miếng ghép (gọi là mảnh ghép rải) và sử dụng các kỹ thuật khâu để gia cố chắc phần sống mũi này. Mảnh ghép rải có thể được lấy luôn từ sụn vách ngăn, hoặc nếu sụn vách ngăn không đủ thì có thể lấy sụn sườn hoặc thậm chí là sụn tai. Nếu hai bên vòm giữa mũi bị sụp mức độ khác nhau thì có thể đặt các mảnh ghép rải có độ dày khác nhau.
Đặt các mảnh ghép rải ở hai bên sau khi cắt bỏ bướu gồ để tránh biến dạng hình chữ V ngược
sập van mũi trong
Vị trí van mũi trong
Bảo tồn van mũi trong sau khi thu gọn bướu gồ sống mũi là yếu tố vô cùng quan trọng thường xuyên được nhấn mạnh. Vì chính việc cắt bướu, thu gọn sống mũi sẽ làm hẹp van mũi này. Ngoài ra, thao tác đục xương ở phía ngoài và đẩy hai bên thành mũi vào trong để đóng khép biến dạng mái mở sau khi cắt bướu gồ, có thể kéo hai bên sụn cánh mũi trên về giữa quá nhiều, dẫn đến làm sụp van mũi trong, gây khó thở nghiêm trọng và nghẹt mũi nặng.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể phẫu thuật lại và đặt các miếng ghép rải để khôi phục lại chức năng van mũi. Mặc dù ảnh hưởng lớn đến chức năng mũi nhưng tình trạng nghẹt mũi do sụp van mũi là tình trạng rất hiếm gặp ở bệnh nhân Châu Á, do da mũi và lớp mô mềm của họ dày cùng với góc van mũi trong khá rộng.
Đặt miếng ghép rải khắc phục tình trạng sập van mũi trong
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cắt bỏ bướu gồ quá dè dặt, nâng sống chưa đủ, hoặc miếng độn gốc mũi bị tái hấp thu và đầu mũi chảy rủ. Không ước tính chính xác mức độ cắt bỏ bướu gồ phù hợp cùng với việc không thực hiện một hoặc nhiều bước cắt bỏ bướu gồ cũng có thể là nguyên nhân khiến bướu gồ thật còn sót lại. Nhiều người có thể có quan niệm muốn chỉ cắt bỏ một chút bướu gồ để sau đó thuận tiện cho việc nâng sống mũi, nhưng chính quan niệm này có thể dẫn đến việc cắt bỏ không hết và phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.
Sống mũi, nhất là điểm rhinion (đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi) – vị trí có da mỏng nhất, rất dễ để lộ những điểm gồ ghề bất thường sau một thời gian dài nâng mũi và khiến bệnh nhân phải phẫu thuật lại. Để tránh tình trạng sống mũi bất thường sau cắt bỏ bướu gồ, bệnh nhân nên nâng sống mũi đồng thời ngay sau khi cắt bỏ bướu gồ. Điều này có thể giảm tối đa những bất thường ở sống mũi.
Vị trí điểm Rhinion
Ngoài ra việc sử dụng miếng ghép để nâng liên tiếp sống mũi (từ gốc đến phần trên đầu mũi) cũng là cách để giảm biến chứng này. Với những bệnh nhân mô mũi mỏng thì có thể kết hợp bọc thêm cân cơ thái dương vào miếng ghép để đảm bảo sống mũi mịn mượt.
Xem tiếp...
Tuy nhiên chỉnh sửa mũi gồ không phải là một quy trình dễ dàng, và nếu bác sĩ không phải là người có đủ trình độ chuyên môn cũng như giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình mũi người Châu Á, thì việc gặp phải biến chứng sau đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Biến chứng sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi gồ chủ yếu đều liên quan đến tay nghề, kỹ thuật của bác sĩ. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng buộc bệnh nhân phải phẫu thuật chỉnh sửa lại:
Biến dạng hình chữ V ngược
Nguyên nhân gây biến dạng này là do bác sĩ thao tác không chính xác khiến phần vòm giữa mũi bị sụp, sụn cánh mũi trên bị tách ra khỏi các dải xương chính mũi. Mặc dù biến dạng này không phổ biến ở những bệnh nhân Châu Á có bướu gồ nhỏ nhưng lại thường gặp ở những bệnh nhân có xương chính mũi ngắn. Các dải xương chính mũi ngắn nghĩa là lớp xếp chồng giữa vòm sụn và các dải xương chính mũi sẽ nhỏ và lớp kết nối này có thể bị phá vỡ trong quá trình cắt bỏ bướu gồ.
Bệnh nhân có sống mũi bị biến dạng hình chữ V ngược ngoài yếu tố thẩm mỹ còn có thể mắc phải tình trạng khó thở. Để ngăn chặn vòm giữa mũi bị sụp và kéo theo biến dạng hình chữ V ngược, có thể tiến hành đặt các miếng ghép (gọi là mảnh ghép rải) và sử dụng các kỹ thuật khâu để gia cố chắc phần sống mũi này. Mảnh ghép rải có thể được lấy luôn từ sụn vách ngăn, hoặc nếu sụn vách ngăn không đủ thì có thể lấy sụn sườn hoặc thậm chí là sụn tai. Nếu hai bên vòm giữa mũi bị sụp mức độ khác nhau thì có thể đặt các mảnh ghép rải có độ dày khác nhau.
Hẹp/sụp van mũi trong, nghẹt mũi nặng
Bảo tồn van mũi trong sau khi thu gọn bướu gồ sống mũi là yếu tố vô cùng quan trọng thường xuyên được nhấn mạnh. Vì chính việc cắt bướu, thu gọn sống mũi sẽ làm hẹp van mũi này. Ngoài ra, thao tác đục xương ở phía ngoài và đẩy hai bên thành mũi vào trong để đóng khép biến dạng mái mở sau khi cắt bướu gồ, có thể kéo hai bên sụn cánh mũi trên về giữa quá nhiều, dẫn đến làm sụp van mũi trong, gây khó thở nghiêm trọng và nghẹt mũi nặng.
Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể phẫu thuật lại và đặt các miếng ghép rải để khôi phục lại chức năng van mũi. Mặc dù ảnh hưởng lớn đến chức năng mũi nhưng tình trạng nghẹt mũi do sụp van mũi là tình trạng rất hiếm gặp ở bệnh nhân Châu Á, do da mũi và lớp mô mềm của họ dày cùng với góc van mũi trong khá rộng.
Sống mũi vẫn còn cong gồ
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cắt bỏ bướu gồ quá dè dặt, nâng sống chưa đủ, hoặc miếng độn gốc mũi bị tái hấp thu và đầu mũi chảy rủ. Không ước tính chính xác mức độ cắt bỏ bướu gồ phù hợp cùng với việc không thực hiện một hoặc nhiều bước cắt bỏ bướu gồ cũng có thể là nguyên nhân khiến bướu gồ thật còn sót lại. Nhiều người có thể có quan niệm muốn chỉ cắt bỏ một chút bướu gồ để sau đó thuận tiện cho việc nâng sống mũi, nhưng chính quan niệm này có thể dẫn đến việc cắt bỏ không hết và phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.
Sống mũi bất thường
Sống mũi, nhất là điểm rhinion (đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi) – vị trí có da mỏng nhất, rất dễ để lộ những điểm gồ ghề bất thường sau một thời gian dài nâng mũi và khiến bệnh nhân phải phẫu thuật lại. Để tránh tình trạng sống mũi bất thường sau cắt bỏ bướu gồ, bệnh nhân nên nâng sống mũi đồng thời ngay sau khi cắt bỏ bướu gồ. Điều này có thể giảm tối đa những bất thường ở sống mũi.
Ngoài ra việc sử dụng miếng ghép để nâng liên tiếp sống mũi (từ gốc đến phần trên đầu mũi) cũng là cách để giảm biến chứng này. Với những bệnh nhân mô mũi mỏng thì có thể kết hợp bọc thêm cân cơ thái dương vào miếng ghép để đảm bảo sống mũi mịn mượt.
Xem tiếp...