Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Liên tục di cư vì đói nghèo bủa vây
Sáng sớm, khi người dân ở bản Suối Loóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát còn say ngủ, dưới lớp sương dày đặc, ông Sùng A Thào (47 tuổi) đã lên đồi chăm bón những gốc nhãn, xoài đang độ đơm hoa, kết trái.
Ông Thào cho biết, nhờ vườn cây ăn quả mà gia đình ông đã đổi vận. Ông kể, năm 2006, ông cùng một số người Mông di cư từ tỉnh Sơn La về bản Suối Loóng định cư.
Ông Sùng A Thào là một người Mông dám nghĩ, dám làm kinh tế, nỗ lực thoát nghèo (Ảnh: Hạnh Linh).
Thời điểm đầu di cư về Mường Lát, tài sản cả gia đình mang theo chỉ có mấy chiếc nồi đen nhẻm, méo mó cùng vài bộ quần áo cũ. Bắt đầu cuộc sống ở vùng đất mới, vợ chồng ông Thào lăn lộn với nương ngô, đồi sắn. Nhưng cái nghèo, cái đói vẫn bủa vây.
"Khi cái nghèo cứ đeo bám, tôi muốn đưa vợ con di cư đến nơi khác nhưng được chính quyền xã, cán bộ Đồn biên phòng Tam Chung phân tích, vận động, tôi nhận ra phải "an cư mới lập nghiệp" nên đã ở lại, tiếp tục cố gắng làm việc", ông Thào bộc bạch.
Năm 2015, ông Thào chuyển đổi từ trồng ngô, sắn sang mô hình trồng chuối nhưng hiệu quả không được như mong đợi.
Những quả nhãn trái vụ đã chín trên vùng đất khó (Ảnh: Hạnh Linh).
Năm 2017, trong một lần về thăm quê cũ ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, ông ngạc nhiên thấy nhiều vườn trồng nhãn Hưng Yên siêu ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xét thấy, điều kiện thổ nhưỡng ở Sơn La tương đồng với Mường Lát, ông lên ý tưởng trồng thử nghiệm loại cây này.
Sau thời gian trồng thử nghiệm, thấy cây phát triển tốt, ông Thào vay 100 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát, mua hơn 1.000 gốc nhãn và 200 giống cây ăn quả như mít, xoài, bưởi về trồng.
Không dừng lại ở việc độc canh nhãn siêu ngọt, ông Thào tiếp tục "chơi lớn" bằng việc vay 200 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở rộng vườn cây, trồng thêm 1.000 cây cau, hơn 300 cây dừa.
Theo ông Thào, bắt tay vào làm kinh tế, ông xác định phải nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm gương cho bà con trong bản nên dù ngập ngụa trong nợ nần, ông vẫn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Ông Thào cắt bỏ những cành nhãn bị khô, chuẩn bị cho vụ mùa mới (Ảnh: Hạnh Linh).
Lúc bà con trong bản biết gia đình Sùng A Thào xin ra khỏi hộ nghèo, còn vay vốn ngân hàng với số tiền lớn, trồng cây ăn quả ai cũng giật mình, nghĩ ông Thào bị "khùng".
"A Thào bị khùng à, đang vay vốn ngân hàng mà lại dám xin thoát nghèo. Thấy tôi lên đồi cuốc đất trồng, chăm sóc cây, bà con nói: Đừng ai làm theo A Thào. Vùng đá tai mèo trồng cây ăn quả chỉ có… chết. Cây có sống được cũng chẳng có quả đâu. A Thào liều lĩnh mới vay vốn ngân hàng, chả mấy chốc mà mất nhà, mất cửa thôi", ông Thào thuật lại.
Xây mộng trên dải đá tai mèo
Bỏ ngoài tai mọi lời bàn tán, vợ chồng ông Thào chỉ cắm cúi làm việc. Chẳng bao lâu, khu đồi hơn 3ha được bao phủ bởi màu xanh của nhãn, xoài, mít, bưởi.
Loại nhãn ông Thào trồng mang là giống nhãn siêu ngọt Hưng Yên (Ảnh: Hạnh Linh).
Năm 2023, hơn 50% cây nhãn trong vườn của ông Thào cho ra lứa quả đầu tiên. Loại nhãn siêu ngọt Hưng Yên được trồng trên núi đá cho quả to, ngọt, cùi dày và thơm. Nhờ đó, vợ chồng ông Thào thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo ông Thào, trồng cây trên vùng đá tai mèo rất khó, cây sinh trưởng, phát triển chậm do độ ẩm thấp. Để cây không bị chết do thiếu nước, ông Thào đào ao, tích trữ nước tưới cho cây. Bên cạnh đó, ông dùng phân chuồng kết hợp với phân vô cơ bón cho cây đều đặn mỗi năm 3 lượt.
Để đảm bảo nguồn nước tưới cho vườn cây, ông Thào đào ao tích trữ nước (Ảnh: Hạnh Linh).
Bước đầu thành công với vườn cây hoa quả, ông Thào cho biết, đang ấp ủ mô hình làm du lịch trải nghiệm trên chính dải đá tai mèo mà gia đình đang trồng cây.
"Du khách đến Mường Lát ngoài tham quan cửa khẩu, thưởng thức các món ăn còn được trải nghiệm leo đồi, thu hoạch, thưởng thức thành quả ngay tại vườn. Tôi sẽ làm du lịch cộng đồng để giúp bà con dân bản ai cũng có việc làm, ổn định cuộc sống", ông Thào chia sẻ.
Ông Thào chia sẻ về dự định làm du lịch cộng đồng của mình (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông Hà Văn Thìn, Phó chủ tịch UBND xã Tam Chung, cho biết bản Suối Loóng là vùng đất khó, chủ yếu đá tai mèo, nhưng bằng sức lao động, ý chí vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỉ lại vào Đảng, nhà nước, A Thào đã bắt "đá nở hoa".
"Từ một hộ nghèo của bản, gia đình anh Thào đã trở thành gương điển hình về làm kinh tế ở địa phương. Thấy gia đình anh Thào thoát nghèo, có của ăn, của để, bà con đến học hỏi mô hình. Hiện, nhiều hộ đã cải tạo đất hoang, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây cho năng suất, chất lượng, phát triển chăn nuôi với ước mơ vươn lên thoát nghèo", ông Thìn cho biết thêm.
Xem tiếp...
Sáng sớm, khi người dân ở bản Suối Loóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát còn say ngủ, dưới lớp sương dày đặc, ông Sùng A Thào (47 tuổi) đã lên đồi chăm bón những gốc nhãn, xoài đang độ đơm hoa, kết trái.
Ông Thào cho biết, nhờ vườn cây ăn quả mà gia đình ông đã đổi vận. Ông kể, năm 2006, ông cùng một số người Mông di cư từ tỉnh Sơn La về bản Suối Loóng định cư.
Ông Sùng A Thào là một người Mông dám nghĩ, dám làm kinh tế, nỗ lực thoát nghèo (Ảnh: Hạnh Linh).
Thời điểm đầu di cư về Mường Lát, tài sản cả gia đình mang theo chỉ có mấy chiếc nồi đen nhẻm, méo mó cùng vài bộ quần áo cũ. Bắt đầu cuộc sống ở vùng đất mới, vợ chồng ông Thào lăn lộn với nương ngô, đồi sắn. Nhưng cái nghèo, cái đói vẫn bủa vây.
"Khi cái nghèo cứ đeo bám, tôi muốn đưa vợ con di cư đến nơi khác nhưng được chính quyền xã, cán bộ Đồn biên phòng Tam Chung phân tích, vận động, tôi nhận ra phải "an cư mới lập nghiệp" nên đã ở lại, tiếp tục cố gắng làm việc", ông Thào bộc bạch.
Năm 2015, ông Thào chuyển đổi từ trồng ngô, sắn sang mô hình trồng chuối nhưng hiệu quả không được như mong đợi.
Những quả nhãn trái vụ đã chín trên vùng đất khó (Ảnh: Hạnh Linh).
Năm 2017, trong một lần về thăm quê cũ ở xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, ông ngạc nhiên thấy nhiều vườn trồng nhãn Hưng Yên siêu ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xét thấy, điều kiện thổ nhưỡng ở Sơn La tương đồng với Mường Lát, ông lên ý tưởng trồng thử nghiệm loại cây này.
Sau thời gian trồng thử nghiệm, thấy cây phát triển tốt, ông Thào vay 100 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát, mua hơn 1.000 gốc nhãn và 200 giống cây ăn quả như mít, xoài, bưởi về trồng.
Không dừng lại ở việc độc canh nhãn siêu ngọt, ông Thào tiếp tục "chơi lớn" bằng việc vay 200 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở rộng vườn cây, trồng thêm 1.000 cây cau, hơn 300 cây dừa.
Theo ông Thào, bắt tay vào làm kinh tế, ông xác định phải nỗ lực vươn lên thoát nghèo, làm gương cho bà con trong bản nên dù ngập ngụa trong nợ nần, ông vẫn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Ông Thào cắt bỏ những cành nhãn bị khô, chuẩn bị cho vụ mùa mới (Ảnh: Hạnh Linh).
Lúc bà con trong bản biết gia đình Sùng A Thào xin ra khỏi hộ nghèo, còn vay vốn ngân hàng với số tiền lớn, trồng cây ăn quả ai cũng giật mình, nghĩ ông Thào bị "khùng".
"A Thào bị khùng à, đang vay vốn ngân hàng mà lại dám xin thoát nghèo. Thấy tôi lên đồi cuốc đất trồng, chăm sóc cây, bà con nói: Đừng ai làm theo A Thào. Vùng đá tai mèo trồng cây ăn quả chỉ có… chết. Cây có sống được cũng chẳng có quả đâu. A Thào liều lĩnh mới vay vốn ngân hàng, chả mấy chốc mà mất nhà, mất cửa thôi", ông Thào thuật lại.
Xây mộng trên dải đá tai mèo
Bỏ ngoài tai mọi lời bàn tán, vợ chồng ông Thào chỉ cắm cúi làm việc. Chẳng bao lâu, khu đồi hơn 3ha được bao phủ bởi màu xanh của nhãn, xoài, mít, bưởi.
Loại nhãn ông Thào trồng mang là giống nhãn siêu ngọt Hưng Yên (Ảnh: Hạnh Linh).
Năm 2023, hơn 50% cây nhãn trong vườn của ông Thào cho ra lứa quả đầu tiên. Loại nhãn siêu ngọt Hưng Yên được trồng trên núi đá cho quả to, ngọt, cùi dày và thơm. Nhờ đó, vợ chồng ông Thào thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo ông Thào, trồng cây trên vùng đá tai mèo rất khó, cây sinh trưởng, phát triển chậm do độ ẩm thấp. Để cây không bị chết do thiếu nước, ông Thào đào ao, tích trữ nước tưới cho cây. Bên cạnh đó, ông dùng phân chuồng kết hợp với phân vô cơ bón cho cây đều đặn mỗi năm 3 lượt.
Để đảm bảo nguồn nước tưới cho vườn cây, ông Thào đào ao tích trữ nước (Ảnh: Hạnh Linh).
Bước đầu thành công với vườn cây hoa quả, ông Thào cho biết, đang ấp ủ mô hình làm du lịch trải nghiệm trên chính dải đá tai mèo mà gia đình đang trồng cây.
"Du khách đến Mường Lát ngoài tham quan cửa khẩu, thưởng thức các món ăn còn được trải nghiệm leo đồi, thu hoạch, thưởng thức thành quả ngay tại vườn. Tôi sẽ làm du lịch cộng đồng để giúp bà con dân bản ai cũng có việc làm, ổn định cuộc sống", ông Thào chia sẻ.
Ông Thào chia sẻ về dự định làm du lịch cộng đồng của mình (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông Hà Văn Thìn, Phó chủ tịch UBND xã Tam Chung, cho biết bản Suối Loóng là vùng đất khó, chủ yếu đá tai mèo, nhưng bằng sức lao động, ý chí vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỉ lại vào Đảng, nhà nước, A Thào đã bắt "đá nở hoa".
"Từ một hộ nghèo của bản, gia đình anh Thào đã trở thành gương điển hình về làm kinh tế ở địa phương. Thấy gia đình anh Thào thoát nghèo, có của ăn, của để, bà con đến học hỏi mô hình. Hiện, nhiều hộ đã cải tạo đất hoang, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây cho năng suất, chất lượng, phát triển chăn nuôi với ước mơ vươn lên thoát nghèo", ông Thìn cho biết thêm.
Xem tiếp...