SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
333K

Bụng To Ở Trẻ Nhỏ (Bụng Cóc): Những Điều Cần Biết

Thái An Nhiên

Fan Cứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bụng to ở trẻ nhỏ. Đó có thể là đặc điểm phát triển bình thường do thành bụng chưa phát triển đầy đủ, nhưng cũng có thể là do một vài bệnh lý gây nên. Điều quan trọng là cha mẹ cần phân biệt được các trường hợp này để có các biện pháp can thiệp kịp thời nếu trẻ có các vấn đề về sức khỏe.


1. Bụng to ở trẻ bình thường​



Trẻ nhỏ sinh ra đã có đặc điểm sinh lý là bụng to. Nguyên nhân là do cấu trúc ruột ở trẻ dài hơn so với kích thước ở ổ bụng. Hơn nữa, lớp cơ thành bụng chưa phát triển đầy đủ vì vậy trẻ nhỏ thường có bụng căng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Khi trẻ lớn dần lên, sự phát triển chiều cao và sự hoàn thiện của cơ thành bụng sẽ giúp bụng thon gọn lại. Bụng to ở trẻ được coi là bình thường nếu trẻ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ, không quấy khóc, tăng cân đều, ngủ ngon giấc.

Cha mẹ có thể nhận biết sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách quan sát phân của trẻ. Trong 6 tháng đầu, dựa vào việc trẻ bú mẹ hoàn toàn hay ăn sữa công thức mà phân có thể có màu vàng nhạt hay vàng đậm. Thông thường, trong giai đoạn này, phân của trẻ thường lỏng sệt, có màu vàng hoa cà hoa cải. Trung bình một ngày trẻ đi ngoài khoảng 3 - 4 lần. Nếu phân của trẻ bình thường thì cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về tình trạng bụng to của trẻ.

2. Bụng to ở trẻ bệnh lý​


Bụng to ở trẻ cũng có thể do một vài bệnh lý gây nên. Triệu chứng bụng to do bệnh lý bao gồm:

  • Trẻ biếng ăn
  • Suy nhược
  • Sút cân
  • Da xanh xao, vàng da
  • Quấy khóc

Một vài bệnh lý gây bụng to ở trẻ thường gặp như: Bướu nguyên bào gan, Carcinom tế bào gan, bướu thận... Mỗi bệnh lý do một nguyên nhân khác nhau gây nên. Ngoài ra, trẻ có bụng to có thể do tắc ruột. Đây là nguyên nhân cấp tình, trẻ thường có biểu hiện đau đớn dữ dội, quấy khóc, nôn nhiều, có thể nhìn thấy ruột quay cử động giống như rắn bò trong bụng.

3. Bụng to do đầy hơi​

 Những điều cần biết

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị đầy hơi do trong quá trình ăn trẻ có thể nuốt nhiều không khí


Ngoài các nguyên nhân bệnh lý trên. Bụng to ở trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện do đầy hơi hoặc các bệnh tiêu hóa thông thường.

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị đầy hơi do trong quá trình ăn trẻ có thể nuốt nhiều không khí, nhất là với trẻ bú bình. Trẻ nhỏ cũng khóc rất nhiều, vô tình khiến không khí đi vào trong ổ bụng, tạo thành nhiều hơi.

Với trẻ lớn hơn thì đầy hơi có thể do ăn nhiều thức ăn chiên rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Trẻ bị đầy hơi sẽ có cảm giác ậm ạch, đầy bụng nên thường chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú, khó chịu, quấy khóc. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể khiến trẻ bị sút cân, không tăng cân, thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu bụng to do đầy hơi gồm:

  • Bụng căng tròn sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ
  • Vỗ nhẹ vào bụng có âm thanh giống như gõ trống
  • Có tiếng sôi bụng
  • Trẻ bị ợ sau khi ăn
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc
  • Táo bón hoặc đi phân lỏng
  • Không đánh rắm

Khi trẻ bị đầy hơi, cha mẹ nên:

  • Matxa bụng cho trẻ theo một chiều nhất định, có thể dùng dầu matxa để trẻ cảm thấy thoải mái
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi ăn xong
  • Chú ý tư thế cho trẻ bú để tránh không khí đi vào bụng
  • Vệ sinh dụng cụ nấu ăn, bình sữa của trẻ sạch sẽ

Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về bụng to tốt nhất bạn nên đứa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom