Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Tọa lạc tại Panlongshan trong vùng ngoại ô phía tây của thành phố Cảnh Đức (Cảnh Đức Trấn) thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, bảo tàng lò nung gốm Cảnh Đức Trấn từ lâu được xem là cái nôi của gốm sứ Trung Hoa cổ đại.
Nơi đây gắn liền với nền văn minh, văn hóa Trung Hoa, nổi tiếng khắp "quốc gia tỷ dân" và cả trên toàn thế giới, trưng bày nhiều tác phẩm kinh điển của gốm sứ cổ đại.
Du khách tới đây được khám phá cội nguồn của Cảnh Đức Trấn, trải nghiệm và tìm hiểu về lò nung, công việc người thợ cũng như các đồ sứ tạo tác.
Bức tượng bằng gốm mô phỏng vị Trầm Tư La Hán với biểu cảm được cộng đồng mạng Trung Quốc mô tả như "cạn lời" (Ảnh: News).
Bên cạnh đó, trong khu vực triển lãm ở tầng 6 của bảo tàng, một trong những bức tượng nhận được sự chú ý nhiều nhất của du khách thời gian gần đây là pho tượng gốm sứ mô phỏng vị Trầm Tư La Hán. Tác phẩm khắc họa hình ảnh vị La Hán có vẻ ngoài tĩnh tại, đôi mắt nhắm hờ với biểu cảm "không nói lên lời".
Trên mạng xã hội nước này, rất nhiều bức ảnh chụp pho tượng vị La Hán được chia sẻ. Thậm chí, nhiều người còn mô tả đây là biểu cảm của "La Hán cạn lời".
"Trông vẻ mặt của pho tượng giống như cảm xúc của tôi khi nghĩ tới cảnh phải đi làm liên tục không có lúc nào nghỉ ngơi nên mới tâm trạng như vậy", một tài khoản Weibo bình luận.
Tượng Phật La Hán có biểu cảm lạ, khách tò mò ùn ùn tới xem (Nguồn video: Douyin).
Giám đốc bảo tàng gốm sứ cho biết, pho tượng này là một trong những tác phẩm của nghệ nhân gốm sứ bậc thầy Zeng Longsheng. Ông là người trực tiếp "thổi hồn" cho 18 bức tượng mô phỏng 18 vị La Hán được trưng bày trong bảo tàng. Những bức tượng còn lại cũng được khắc họa với biểu cảm sinh động, thu hút người xem.
Từ hiệu ứng tốt trên mạng xã hội, thời gian qua, bảo tàng gốm sứ Cảnh Đức Trấn cũng đón lượng khách khổng lồ tới chiêm ngưỡng bức tượng "La Hán cạn lời".
Bức tượng La Hán Trường My - vị La Hán thứ 15 chuyên trị bệnh cứu người mang tới hạnh phúc (Ảnh: News).
Theo thống kê từ Đài truyền hình trung ương CCTV, nửa đầu năm 2023, bảo tàng đón hơn 670.000 lượt khách trong đó hơn 75% là giới trẻ. Được biết, một trong những xu hướng mới của giới trẻ nước này là trải nghiệm tham quan các bảo tàng.
La Hán Tĩnh Tọa, vị La Hán trong tư thế ngồi tĩnh tọa (Ảnh: News).
Thành phố Cảnh Đức được mệnh danh là "thủ đô gốm sứ" của Trung Quốc do nơi đây có bề dày sản xuất gốm sứ chất lượng cao với lịch sử hơn 1.700 năm. Trung Quốc có nhiều nơi sản xuất gốm như Tuyền Châu (Phúc Kiến) hay Phật Sơn (Quảng Đông), nhưng Cảnh Đức Trấn vẫn nổi danh nhất.
Cảnh Đức nằm ở đông bắc tỉnh Giang Tây có địa thế vùng núi non với một nhánh của sông Trường Giang. Gốm sứ tại đây sản xuất ra được vận chuyển theo đường thủy đi khắp thế giới.
Gốm sứ Cảnh Đức Trấn được chế tác tinh xảo, là cái nôi của ngành gốm sứ tại Trung Quốc (Ảnh: Sohu).
Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ tại đây được đánh giá có kỹ thuật vượt trội vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Đây cũng là nơi chuyên sản xuất đồ sứ phục vụ triều đình.
Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất gốm truyền thống, Cảnh Đức còn mở ra nhiều xưởng gốm du lịch phục vụ cho khách tới tham quan, trải nghiệm.
Xem tiếp...
Nơi đây gắn liền với nền văn minh, văn hóa Trung Hoa, nổi tiếng khắp "quốc gia tỷ dân" và cả trên toàn thế giới, trưng bày nhiều tác phẩm kinh điển của gốm sứ cổ đại.
Du khách tới đây được khám phá cội nguồn của Cảnh Đức Trấn, trải nghiệm và tìm hiểu về lò nung, công việc người thợ cũng như các đồ sứ tạo tác.
Bên cạnh đó, trong khu vực triển lãm ở tầng 6 của bảo tàng, một trong những bức tượng nhận được sự chú ý nhiều nhất của du khách thời gian gần đây là pho tượng gốm sứ mô phỏng vị Trầm Tư La Hán. Tác phẩm khắc họa hình ảnh vị La Hán có vẻ ngoài tĩnh tại, đôi mắt nhắm hờ với biểu cảm "không nói lên lời".
Trên mạng xã hội nước này, rất nhiều bức ảnh chụp pho tượng vị La Hán được chia sẻ. Thậm chí, nhiều người còn mô tả đây là biểu cảm của "La Hán cạn lời".
"Trông vẻ mặt của pho tượng giống như cảm xúc của tôi khi nghĩ tới cảnh phải đi làm liên tục không có lúc nào nghỉ ngơi nên mới tâm trạng như vậy", một tài khoản Weibo bình luận.
Tượng Phật La Hán có biểu cảm lạ, khách tò mò ùn ùn tới xem (Nguồn video: Douyin).
Giám đốc bảo tàng gốm sứ cho biết, pho tượng này là một trong những tác phẩm của nghệ nhân gốm sứ bậc thầy Zeng Longsheng. Ông là người trực tiếp "thổi hồn" cho 18 bức tượng mô phỏng 18 vị La Hán được trưng bày trong bảo tàng. Những bức tượng còn lại cũng được khắc họa với biểu cảm sinh động, thu hút người xem.
Từ hiệu ứng tốt trên mạng xã hội, thời gian qua, bảo tàng gốm sứ Cảnh Đức Trấn cũng đón lượng khách khổng lồ tới chiêm ngưỡng bức tượng "La Hán cạn lời".
Theo thống kê từ Đài truyền hình trung ương CCTV, nửa đầu năm 2023, bảo tàng đón hơn 670.000 lượt khách trong đó hơn 75% là giới trẻ. Được biết, một trong những xu hướng mới của giới trẻ nước này là trải nghiệm tham quan các bảo tàng.
Thành phố Cảnh Đức được mệnh danh là "thủ đô gốm sứ" của Trung Quốc do nơi đây có bề dày sản xuất gốm sứ chất lượng cao với lịch sử hơn 1.700 năm. Trung Quốc có nhiều nơi sản xuất gốm như Tuyền Châu (Phúc Kiến) hay Phật Sơn (Quảng Đông), nhưng Cảnh Đức Trấn vẫn nổi danh nhất.
Cảnh Đức nằm ở đông bắc tỉnh Giang Tây có địa thế vùng núi non với một nhánh của sông Trường Giang. Gốm sứ tại đây sản xuất ra được vận chuyển theo đường thủy đi khắp thế giới.
Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ tại đây được đánh giá có kỹ thuật vượt trội vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Đây cũng là nơi chuyên sản xuất đồ sứ phục vụ triều đình.
Ngày nay, bên cạnh việc sản xuất gốm truyền thống, Cảnh Đức còn mở ra nhiều xưởng gốm du lịch phục vụ cho khách tới tham quan, trải nghiệm.
Xem tiếp...