Phạm Phương Liên
Fan Cứng
- Mới nhất
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Video
- Podcasts
- Kinh doanh
- Bất động sản
- Khoa học
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Thư giãn
Điện BiênBức tranh cỡ lớn lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam tái hiện chiến dịch 56 ngày đêm, được mở cửa cho du khách tham quan nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bức tranh khổng lồ tại Bảo tàng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tái hiện 56 ngày đêm tháng 5/1954. Công trình tổng hòa nhiều loại hình nghệ thuật: hội họa, sắp đặt, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng.
Tác phẩm triển khai từ tháng 11/2019 bởi 200 họa sĩ trẻ từ khắp mọi miền cả nước tham gia, tổng chi phí gần 50 tỷ đồng, thi công trong một không gian vòm khép kín dài 132 m, cao hơn 9 m. Phần mái vòm có tổng diện tích gồm 2.500 m² tranh và 700 m2 chi tiết sắp đặt, phía trên nóc là bầu trời hòa bình.
Toàn bộ bức tranh là lời tri ân những người lính, anh hùng, liệt sĩ trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ, thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất, truyền tải thông điệp về khát vọng hòa bình của dân tộc.
Bức tranh chia làm 4 trường đoạn, trường đoạn 1 là Toàn dân tộc chuẩn bị kháng chiến, chuẩn bị hậu cần phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có kéo pháo lên trận địa.
4.500 nhân vật được khắc họa bằng chất liệu sơn dầu trên vải toan.
Trường đoạn 2 mang tên Khúc dạo đầu hoành tráng, tái hiện trận đánh đầu tiên, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong trận đánh này, chỉ sau 5 giờ, quân ta đã làm chủ Him Lam, tiêu diệt và bắt sống 500 lính Pháp, thu toàn bộ vũ khí. Trận này phía ta cũng có rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh.
Trường đoạn 3 mang tên Cuộc đối đầu lịch sử. Ghi lại hình ảnh đợt tấn công lần thứ hai giữa ta và đội quân viễn chinh Pháp. Đây là trận đánh giáp lá cà diễn ra rất ác liệt, trong thời gian ngắn, quân đội ta vừa chiến đấu vừa đào sâu vào lòng đồi A1 và đặt khối bọc phá 960 kg.
Nổi bật trong trường đoạn này là hình ảnh anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Khối bọc phá phát nổ vào tối 6/5/1954 được tái hiện đậm nét với cột khói bốc lên cao ngùn ngụt, trong khi trên bầu trời là hình ảnh máy bay của Pháp ngày đêm bắn phá, pháo cao xạ của quân đội ta vẫn hướng nòng lên trời ngăn cản việc tiếp tế của địch.
Nghệ thuật sắp đặt thực hiện bên dưới chân bức tranh giúp người xem như "đứng" ở thực địa.
Trường đoạn cuối mang tên Chiến thắng. Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam đã tung bay trên nóc hầm De Castries, kết thúc 56 ngày đêm chiến dịch.
Binh sĩ Pháp đầu hàng được áp giải đến nơi tạm giam sau thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Bức tranh toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ mang thông điệp khát vọng hòa bình, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc.
Vỏ quả đạn pháo cũng như hầm hào được tái hiện bằng màu sắc sống động.
Phòng trưng bày tranh được bảo quản nghiêm theo nhiều tiêu chuẩn, khách tham quan đi vào phải bỏ giầy dép bên dưới tầng 1.
Những ngày này, tỉnh Điện Biên đón hàng nghìn lượt khách tham quan. Trong tháng 1 và tháng 2, tỉnh đón 230.000 lượt du khách, doanh thu từ du lịch khoảng hơn 400 tỷ đồng.
Xem tiếp...