Lê Hoài Thương
Tích Cực
Một trong những vấn đề hay xảy ra nhất của một website đó chính là liên kết gãy (Broken link) hay còn được gọi là lỗi 404. Nếu một website có quá nhiều các liên kết gãy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng cũng như thứ hạng website. Vậy Broken link thực chất là gì? Và phải xử lý chúng như thế nào? Cùng Ngọc Thắng trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến Broken link là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Broken Link hay còn được gọi là link chết là hiện tượng đường liên kết bị đứt gãy gây gián đoạn đường truyền dẫn tới máy chủ. Khi nhấp vào một Broken Link kết quả hiện ra là trang web không tồn tại hay dẫn bạn đến một trang web khác không an toàn.
Broken Link thể hiện cho thấy sự thất bại trong việc quản lý các trang web của nhà quản trị. Các đường link chết dẫn đến nhiễu loạn hệ thống, các kết quả tìm được trên internet và ảnh hưởng đến chất lượng của trang web.
Các đường liên kết giống như một dây xích vậy. Chỉ cần một mắt xích bị hỏng thì dây xích đó không còn giá trị sử dụng nữa. Đường liên kết bị đứt gãy làm trang web đích không liên hệ được đến các web liên kết. Vậy điều đó gây ra những ảnh hưởng gì, những đối tượng nào bị tác động bởi Broken Link. Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các đường liên kết gãy này.
Như khái niệm Broken Link là gì đã chỉ rõ đây là hiện tượng xấu cho website, vậy cùng xem chúng ảnh hưởng thế nào nhé!
Broken Link làm giảm khả năng tiếp cận của người dùng đến trang web việc này ảnh hưởng lớn đến thứ hạng tìm kiếm của trang web. Đồng thời nó cũng gây ra những thất vọng cho người dùng và độ uy tín của trang web cũng giảm đi đáng kể. Hãy cùng lấy một ví dụ đơn giản:
Bạn muốn tìm đường đến một nhà hàng nào đó và bạn sử dụng Google map. Nếu các chỉ dẫn qua Google map chính xác thì bạn sẽ tìm đúng nơi mình muốn đến. Ngược lại, chỉ cần một lỗi nhỏ trong việc chỉ đường bạn không thể tìm ra được nhà hàng đó. Broken Link cũng giống như vậy nó khiến bạn không tìm ra được trang web ấy.
Việc xuất hiện quá nhiều link chết làm giảm độ tin cậy người dùng cho trang web đó. Với mỗi lượt tìm kiếm khi nhìn thấy URL đó người dùng sẽ trực tiếp bỏ qua thay vì bấm vào xem thử. Vì vậy các nhà quản trị mạng cần quản lý và xử lý tốt các Broken Link để không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trang web.
Trang web của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng do giảm một lượng người truy cập đáng kể. Việc quản lý chất lượng bài viết là điều vô cùng quan trọng nhưng bạn cũng nên biết rằng một đường link đúng mới dẫn người đọc đến bài viết đó.
Dù bài viết của bạn hay đến đâu nhưng lại không tiếp cận người đọc thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa mà thôi. Việc quản lý tốt các đường link dẫn đến trang web rất quan trọng, nó thể hiện khả năng làm việc và độ tin cậy của trang web.
Bản thân cũng là một người hay sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet bạn đã gặp Broken Link hay chưa? Chắc hẳn các bạn ít nhất một lần nhấp phải đường link chết. Các đường link ấy khiến bạn cảm thấy khó chịu đôi khi là lo sợ gặp phải link chứa virus.
Bạn đang làm báo cáo hay đề tài nghiên cứu nào đó cần tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu qua mạng. Nguồn tài liệu khổng lồ và miễn phí thích hợp nhất không đâu ngoài nguồn dữ liệu trực tuyến. Đây là nơi có đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực ngành nghề hay mọi thông tin bạn muốn tìm hiểu.
Khi bạn gõ tìm kiếm một nội dung nào đó sẽ có hàng ngàn kết quả xuất hiện kèm theo đường dẫn tới các trang web. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như các đường link hoạt động bình thường và thực hiện đúng nhiệm vụ của nó. Nhưng thật rắc rối khi bạn nhấp phải Broken Link. Thay vì nhận được kết quả mong muốn mà thứ xuất hiện lại là dòng chữ “404 – File Not Found”.
Trang web đó không tồn tại hoặc đường link đó chuyển hướng bạn đến một web ẩn danh. Các link chết không thể đem lại những giá trị người dùng cần. Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng không ít đến trạng thái của người dùng: cảm thấy phiền, không hài lòng và không có sự tin tưởng cho trang web. Dần dần dẫn tới sự “ngó lơ” của người dùng với trang web.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho website có các link gãy:
– Cấu trúc trang web bị thay đổi dẫn tới các đường dẫn của các danh mục trên trang cũng thay đổi theo. Như vậy khi chúng ta truy cập vào các đường dẫn cũ thì sẽ không thể truy cập thành công và thường xuất hiện lỗi 404.
– Với các nội dung cần trả phí hoặc đăng nhập thì hầu hết các đường dẫn trích nguồn không thể truy cập được do chúng đã bị chuyển chế độ không khai sang chế độ riêng tư. Những trường hợp này thường xuất hiện tại các trang tin tức nổi tiếng đặc biệt là các trang báo nước ngoài có tầm ảnh hưởng lớn như CNN, New York Times, HuffingtonPost…
– Liên kết bị hết hạn (Do dung lượng tối đa trong Hosting bị giới hạn hoặc mã nguồn website chứa lệnh giới hạn tải dung lượng).
– Người làm Seo lạm dụng việc thay đổi chế độ riêng tư bài viết trên các mạng xã hội khiến cho liên kết link về bài viết trở thành link gãy.
– Thông tin trên trang web là các nội dung tạm thời không được công khai trên trang web ví dụ như phiên đăng nhập của người dùng này không phù hợp cho phiên đăng nhập của người khác.
– Nội dung tìm kiếm trên link bị chặn do tường lửa hoặc định vị không cho phép truy cập từ bên ngoài.
– Trang web đang ngoại tuyến, không còn khả dụng hoặc đã bị di chuyển sang một đường dẫn mới hoặc đã xóa.
Cũng giống như chất lượng của một nhà hàng vậy. Nếu như nhà hàng của bạn có chất lượng thức ăn không tốt hay cách phục vụ chưa chu đáo thì khách hàng sẽ không lựa chọn bạn lần thứ hai. Làm bất cứ cái gì cũng vậy cảm nhận của khách hàng đến dịch vụ đó là vô cùng quan trọng. Nên các nhà quản trị trang web nên thực hiện tốt công việc, loại bỏ nhanh các Broken Link tạo niềm tin tuyệt đối đến người dùng.
Sau khi hiểu được broken link là gì và nguyên nhân gây ra liên kết gãy thì sau đây là 5 cách tương ứng với 5 công cụ giúp bạn kiểm tra broken link một cách vô cùng hiệu quả:
Nó là một trong những công cụ kiểm tra các liên kết bị hỏng trực tiếp trên web mà không cần phải tải công cụ hay tải ứng dụng về máy. Bạn có thể truy cập công cụ này tại đây. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là sao chép URL của trang web vào thanh công cụ và nhấp vào mục để tìm các liên kết bị hỏng.
Nếu bạn nhập tên miền trang web, công cụ này sẽ trả về một bảng thống kê với kết quả các liên kết trang chủ bị hỏng.
Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tổng số liên kết bị hỏng trên trang web, tuy nhiên đối với các tên miền cũ, công cụ này rất khó kiểm tra toàn bộ hệ thống liên kết trên trang web. Vì vậy, để chắc chắn hơn, người dùng chỉ nên kiểm tra điều này trên một đường dẫn cụ thể.
Xenu Link Sleuth là một trong những chương trình kiểm tra các trang web để tìm các liên kết bị hỏng và kiểm tra ngay lập tức các liên kết phổ biến như hình ảnh, hình nền và bản đồ hình ảnh cục bộ.
Lưu ý: Sau khi tải file về máy tính, bạn hãy giải nén và mở ra để cài đặt vào máy tính như bình thường.
Để tối ưu hóa việc phát hiện các liên kết bị hỏng trên trang, bạn cần làm theo một số bước dưới đây để điều chỉnh. Bạn chọn vào Options => Preferences. Sau đó nhấp vào phần Mức tối đa và đặt nó thành 1 nếu bạn chỉ muốn quét các liên kết bị hỏng trên trang.
Để phát hiện các liên kết bị hỏng, bạn cần nhập đường dẫn trang web để kiểm tra bằng phím tắt Ctrl + N hoặc chọn File => Check URL.
Cuối cùng các bạn điền link vào ô như hình trên, sau đó chọn ngay Check External Links để tìm các liên kết ngoài bị hỏng. Nhấn OK để bắt đầu tìm kiếm. Tùy thuộc vào từng trang web, công cụ này cần thời gian để kiểm tra.
Bảng điểm phần mềm sẽ trả về các liên kết bị hỏng. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là truy cập vào các liên kết này để thay thế mọi liên kết bị hỏng trên trang.
Hiện nay các quản trị viên website dễ dàng cài đặt cho mình những plugin phục vụ cho quá trình kiểm tra broken link nhanh hơn. Nhờ nó mà bạn thuận tiện trong việc theo dõi các liên kết trên trang web bao gồm cả outlink, internal link, link ảnh…Bạn có thể tìm kiếm phiên bản Broken Link Checker ngay trong phần cài mới của WordPress như hình dưới:
Sau khi cài đặt thành công, plugin sẽ tiến hành phân tích liên kết trên trang cũng như các liên kết trên site. Kết quả sẽ được trả về nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước của trang web, ngoài ra, để tiện kiểm tra bạn cần chọn vào mục Setting => Link Checker.
Đây được xem là 1 trong những cách tiết kiệm thời gian nhanh gọn nhất hiện nay đối với tất cả những ai đã và đang sở hữu website. Theo những thông tin chia sẻ từ Neil Patel – nhà sáng lập crazy Egg và Hello Bar thì 2 tiện ích đang được ưa chuộng nhất hiện nay đó là check My Links và Domain Hunter Plus.
Đối với Check My Links: Bạn chỉ cần search từ khóa Check My Links Chrome trên thanh công cụ tìm kiếm google. Kết quả trả về như hình ảnh sau, bạn tiến hành cài tiện ích ngay trên trình duyệt.
Sau khi thêm tiện ích này thành công, bạn truy cập vào trang web của mình để kiểm tra broken link, lưu ý bạn cần nhấp vào biểu tượng của Check my links trên trình duyệt để nó bắt đầu tiến trình quét tất cả các liên kết gãy trên site.
Đối với Domain Hunter Plus bạn cũng làm tương tự như Check My Links: Bạn chỉ cần search từ khóa Domain Hunter Plus Chrome trên thanh công cụ tìm kiếm của Google và tiến hành cài tiện ích cho trình duyệt:
Để tìm kiếm liên kết gãy, bạn nhấp vào biểu tượng Domain Hunter Plus nó cho phép người dùng quét tất cả các liên kết.
Lưu ý: Để quá trình quét nhanh hơn bạn cần tắt phần mềm chạy quảng cáo trên máy tính nếu có.
Google search Console cho phép quản trị viên của website phát hiện các link gãy ngay khi quá trình thu thập dữ liệu trên site hoàn tất. Cụ thể đối với những liên kết gãy mà các con Googlebot tìm thấy trên site, nó sẽ lập một bản báo cáo “không thể thu thập dữ liệu”
Vẫn nằm trong câu hỏi broken link là gì, Ngọc Thẵng xin phép chia sẻ thêm với bạn đọc về cách xử lý broken link trên website đơn giản mà lại rất hiệu quả, cùng tham khảo nhé:
Trong Google Search Console, bạn cần vào phần Liên kết như hình bên dưới để biết các liên kết bên trong và bên ngoài của trang web:
Để đối phó với các liên kết bị hỏng, bạn cần nhấp vào từng trang cụ thể để tìm xem có bao nhiêu liên kết nội bộ và liên kết ngược trên trang đó. Với Google Search Console, quá trình kiểm tra được thực hiện theo cách thủ công, việc kiểm tra thủ công sẽ tốn thời gian hơn một chút.
Công cụ thứ hai mà mình rất thích đó là Semrush, nó cũng là cánh tay trái đắc lực giúp dân SEO tìm kiếm và sửa chữa các liên kết bị hỏng trên trang một cách dễ dàng.
– Bước 1: Tìm broken link bằng công cụ kiểm tra trang web. Đầu tiên chúng ta cần phải tạo dự án mới và chọn mục “add new project” ở phần thanh công cụ.
– Bước 2: Chạy kiểm tra trang web bằng cách chọn mục Site Audit để cài đặt lại cấu hình để kiểm tra. Tiếp theo là giới hạn số lượng trang trên web mà bạn cần kiểm tra, với các trang không cần thiết thì bạn có thể bỏ qua.
– Bước 3: Sau khi đã hoàn tất công cụ sẽ trả về cho bạn danh sách các broken link, bạn cần sử dụng đầu tìm kiếm để truy xuất liên kết đó.
– Bước 4: Bạn có thể sửa liên kết bằng cách cập nhật liên kết mới hoặc xóa broken link ra khỏi trang web của bạn.
Bằng cách này, bạn có thể xem những liên kết ngược nào trỏ đến trang web của bạn và báo cáo lỗi.
Việc các broken link xuất hiện trên các website hiện nay cũng khá phổ biến, cái quan trọng là các bạn cần phải xác định được các broken link này để xử lý, xác định nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục. Hy vọng với bài viết này của Ngọc Thắng, em đọc sẽ hiểu rõ hơn được broken link là gì và cách xử lý chúng.
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web để các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: Công Ty Thiết Kế Website Uy Tín Hà Nội
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!
" Ngọc Thắng đã tạo 1 group cộng đồng HỎI - ĐÁP về Thiết kế WEBSITE và SEO Wordpress để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kiến thức. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được các chuyên gia hỗ trợ miễn phí tại Group: " https://www.facebook.com/groups/hocthietkewebwp/ Click để tham gia group
Xem tiếp...
Broken Link là gì?
Broken Link hay còn được gọi là link chết là hiện tượng đường liên kết bị đứt gãy gây gián đoạn đường truyền dẫn tới máy chủ. Khi nhấp vào một Broken Link kết quả hiện ra là trang web không tồn tại hay dẫn bạn đến một trang web khác không an toàn.
Broken Link thể hiện cho thấy sự thất bại trong việc quản lý các trang web của nhà quản trị. Các đường link chết dẫn đến nhiễu loạn hệ thống, các kết quả tìm được trên internet và ảnh hưởng đến chất lượng của trang web.
Các đường liên kết giống như một dây xích vậy. Chỉ cần một mắt xích bị hỏng thì dây xích đó không còn giá trị sử dụng nữa. Đường liên kết bị đứt gãy làm trang web đích không liên hệ được đến các web liên kết. Vậy điều đó gây ra những ảnh hưởng gì, những đối tượng nào bị tác động bởi Broken Link. Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các đường liên kết gãy này.
Ảnh hưởng của Broken Link đến website
Như khái niệm Broken Link là gì đã chỉ rõ đây là hiện tượng xấu cho website, vậy cùng xem chúng ảnh hưởng thế nào nhé!
1. Giảm tiếp cận trang web
Broken Link làm giảm khả năng tiếp cận của người dùng đến trang web việc này ảnh hưởng lớn đến thứ hạng tìm kiếm của trang web. Đồng thời nó cũng gây ra những thất vọng cho người dùng và độ uy tín của trang web cũng giảm đi đáng kể. Hãy cùng lấy một ví dụ đơn giản:
Bạn muốn tìm đường đến một nhà hàng nào đó và bạn sử dụng Google map. Nếu các chỉ dẫn qua Google map chính xác thì bạn sẽ tìm đúng nơi mình muốn đến. Ngược lại, chỉ cần một lỗi nhỏ trong việc chỉ đường bạn không thể tìm ra được nhà hàng đó. Broken Link cũng giống như vậy nó khiến bạn không tìm ra được trang web ấy.
2. Giảm độ tin cậy của người dùng cho website
Việc xuất hiện quá nhiều link chết làm giảm độ tin cậy người dùng cho trang web đó. Với mỗi lượt tìm kiếm khi nhìn thấy URL đó người dùng sẽ trực tiếp bỏ qua thay vì bấm vào xem thử. Vì vậy các nhà quản trị mạng cần quản lý và xử lý tốt các Broken Link để không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trang web.
3. Tụt hạng website
Trang web của bạn sẽ nhanh chóng tụt hạng do giảm một lượng người truy cập đáng kể. Việc quản lý chất lượng bài viết là điều vô cùng quan trọng nhưng bạn cũng nên biết rằng một đường link đúng mới dẫn người đọc đến bài viết đó.
Dù bài viết của bạn hay đến đâu nhưng lại không tiếp cận người đọc thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa mà thôi. Việc quản lý tốt các đường link dẫn đến trang web rất quan trọng, nó thể hiện khả năng làm việc và độ tin cậy của trang web.
Bản thân cũng là một người hay sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet bạn đã gặp Broken Link hay chưa? Chắc hẳn các bạn ít nhất một lần nhấp phải đường link chết. Các đường link ấy khiến bạn cảm thấy khó chịu đôi khi là lo sợ gặp phải link chứa virus.
Bạn đang làm báo cáo hay đề tài nghiên cứu nào đó cần tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu qua mạng. Nguồn tài liệu khổng lồ và miễn phí thích hợp nhất không đâu ngoài nguồn dữ liệu trực tuyến. Đây là nơi có đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực ngành nghề hay mọi thông tin bạn muốn tìm hiểu.
4. Gây trải nghiệm không tốt cho người dùng
Khi bạn gõ tìm kiếm một nội dung nào đó sẽ có hàng ngàn kết quả xuất hiện kèm theo đường dẫn tới các trang web. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như các đường link hoạt động bình thường và thực hiện đúng nhiệm vụ của nó. Nhưng thật rắc rối khi bạn nhấp phải Broken Link. Thay vì nhận được kết quả mong muốn mà thứ xuất hiện lại là dòng chữ “404 – File Not Found”.
Trang web đó không tồn tại hoặc đường link đó chuyển hướng bạn đến một web ẩn danh. Các link chết không thể đem lại những giá trị người dùng cần. Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng không ít đến trạng thái của người dùng: cảm thấy phiền, không hài lòng và không có sự tin tưởng cho trang web. Dần dần dẫn tới sự “ngó lơ” của người dùng với trang web.
Nguyên nhân khiến Broken Link trên website là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho website có các link gãy:
– Cấu trúc trang web bị thay đổi dẫn tới các đường dẫn của các danh mục trên trang cũng thay đổi theo. Như vậy khi chúng ta truy cập vào các đường dẫn cũ thì sẽ không thể truy cập thành công và thường xuất hiện lỗi 404.
– Với các nội dung cần trả phí hoặc đăng nhập thì hầu hết các đường dẫn trích nguồn không thể truy cập được do chúng đã bị chuyển chế độ không khai sang chế độ riêng tư. Những trường hợp này thường xuất hiện tại các trang tin tức nổi tiếng đặc biệt là các trang báo nước ngoài có tầm ảnh hưởng lớn như CNN, New York Times, HuffingtonPost…
– Liên kết bị hết hạn (Do dung lượng tối đa trong Hosting bị giới hạn hoặc mã nguồn website chứa lệnh giới hạn tải dung lượng).
– Người làm Seo lạm dụng việc thay đổi chế độ riêng tư bài viết trên các mạng xã hội khiến cho liên kết link về bài viết trở thành link gãy.
– Thông tin trên trang web là các nội dung tạm thời không được công khai trên trang web ví dụ như phiên đăng nhập của người dùng này không phù hợp cho phiên đăng nhập của người khác.
– Nội dung tìm kiếm trên link bị chặn do tường lửa hoặc định vị không cho phép truy cập từ bên ngoài.
– Trang web đang ngoại tuyến, không còn khả dụng hoặc đã bị di chuyển sang một đường dẫn mới hoặc đã xóa.
Tại sao cần loại bỏ broken link?
Cũng giống như chất lượng của một nhà hàng vậy. Nếu như nhà hàng của bạn có chất lượng thức ăn không tốt hay cách phục vụ chưa chu đáo thì khách hàng sẽ không lựa chọn bạn lần thứ hai. Làm bất cứ cái gì cũng vậy cảm nhận của khách hàng đến dịch vụ đó là vô cùng quan trọng. Nên các nhà quản trị trang web nên thực hiện tốt công việc, loại bỏ nhanh các Broken Link tạo niềm tin tuyệt đối đến người dùng.
5 cách kiểm tra broken link dễ dàng nhất 2023
Sau khi hiểu được broken link là gì và nguyên nhân gây ra liên kết gãy thì sau đây là 5 cách tương ứng với 5 công cụ giúp bạn kiểm tra broken link một cách vô cùng hiệu quả:
1. Sử dụng Broken Link Check để kiểm tra broken link
Nó là một trong những công cụ kiểm tra các liên kết bị hỏng trực tiếp trên web mà không cần phải tải công cụ hay tải ứng dụng về máy. Bạn có thể truy cập công cụ này tại đây. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là sao chép URL của trang web vào thanh công cụ và nhấp vào mục để tìm các liên kết bị hỏng.
Nếu bạn nhập tên miền trang web, công cụ này sẽ trả về một bảng thống kê với kết quả các liên kết trang chủ bị hỏng.
Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tổng số liên kết bị hỏng trên trang web, tuy nhiên đối với các tên miền cũ, công cụ này rất khó kiểm tra toàn bộ hệ thống liên kết trên trang web. Vì vậy, để chắc chắn hơn, người dùng chỉ nên kiểm tra điều này trên một đường dẫn cụ thể.
2. Sử dụng phần mềm Xenu Link Sleuth
Xenu Link Sleuth là một trong những chương trình kiểm tra các trang web để tìm các liên kết bị hỏng và kiểm tra ngay lập tức các liên kết phổ biến như hình ảnh, hình nền và bản đồ hình ảnh cục bộ.
Lưu ý: Sau khi tải file về máy tính, bạn hãy giải nén và mở ra để cài đặt vào máy tính như bình thường.
Để tối ưu hóa việc phát hiện các liên kết bị hỏng trên trang, bạn cần làm theo một số bước dưới đây để điều chỉnh. Bạn chọn vào Options => Preferences. Sau đó nhấp vào phần Mức tối đa và đặt nó thành 1 nếu bạn chỉ muốn quét các liên kết bị hỏng trên trang.
Để phát hiện các liên kết bị hỏng, bạn cần nhập đường dẫn trang web để kiểm tra bằng phím tắt Ctrl + N hoặc chọn File => Check URL.
Cuối cùng các bạn điền link vào ô như hình trên, sau đó chọn ngay Check External Links để tìm các liên kết ngoài bị hỏng. Nhấn OK để bắt đầu tìm kiếm. Tùy thuộc vào từng trang web, công cụ này cần thời gian để kiểm tra.
Bảng điểm phần mềm sẽ trả về các liên kết bị hỏng. Nhiệm vụ của bạn bây giờ là truy cập vào các liên kết này để thay thế mọi liên kết bị hỏng trên trang.
3. Sử dụng plugin hỗ trợ kiểm tra broken link
Hiện nay các quản trị viên website dễ dàng cài đặt cho mình những plugin phục vụ cho quá trình kiểm tra broken link nhanh hơn. Nhờ nó mà bạn thuận tiện trong việc theo dõi các liên kết trên trang web bao gồm cả outlink, internal link, link ảnh…Bạn có thể tìm kiếm phiên bản Broken Link Checker ngay trong phần cài mới của WordPress như hình dưới:
Sau khi cài đặt thành công, plugin sẽ tiến hành phân tích liên kết trên trang cũng như các liên kết trên site. Kết quả sẽ được trả về nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước của trang web, ngoài ra, để tiện kiểm tra bạn cần chọn vào mục Setting => Link Checker.
4. Sử dụng tiện ích kiểm tra link gãy ngay trên trình duyệt web
Đây được xem là 1 trong những cách tiết kiệm thời gian nhanh gọn nhất hiện nay đối với tất cả những ai đã và đang sở hữu website. Theo những thông tin chia sẻ từ Neil Patel – nhà sáng lập crazy Egg và Hello Bar thì 2 tiện ích đang được ưa chuộng nhất hiện nay đó là check My Links và Domain Hunter Plus.
Đối với Check My Links: Bạn chỉ cần search từ khóa Check My Links Chrome trên thanh công cụ tìm kiếm google. Kết quả trả về như hình ảnh sau, bạn tiến hành cài tiện ích ngay trên trình duyệt.
Sau khi thêm tiện ích này thành công, bạn truy cập vào trang web của mình để kiểm tra broken link, lưu ý bạn cần nhấp vào biểu tượng của Check my links trên trình duyệt để nó bắt đầu tiến trình quét tất cả các liên kết gãy trên site.
Đối với Domain Hunter Plus bạn cũng làm tương tự như Check My Links: Bạn chỉ cần search từ khóa Domain Hunter Plus Chrome trên thanh công cụ tìm kiếm của Google và tiến hành cài tiện ích cho trình duyệt:
Để tìm kiếm liên kết gãy, bạn nhấp vào biểu tượng Domain Hunter Plus nó cho phép người dùng quét tất cả các liên kết.
Lưu ý: Để quá trình quét nhanh hơn bạn cần tắt phần mềm chạy quảng cáo trên máy tính nếu có.
5. Sử dụng tính năng kiểm tra link gãy của GG Search Console
Google search Console cho phép quản trị viên của website phát hiện các link gãy ngay khi quá trình thu thập dữ liệu trên site hoàn tất. Cụ thể đối với những liên kết gãy mà các con Googlebot tìm thấy trên site, nó sẽ lập một bản báo cáo “không thể thu thập dữ liệu”
Những cách xử lý broken link trên website hiệu quả nhất
Vẫn nằm trong câu hỏi broken link là gì, Ngọc Thẵng xin phép chia sẻ thêm với bạn đọc về cách xử lý broken link trên website đơn giản mà lại rất hiệu quả, cùng tham khảo nhé:
1. Xử lý link gãy bằng Google Search Console
Trong Google Search Console, bạn cần vào phần Liên kết như hình bên dưới để biết các liên kết bên trong và bên ngoài của trang web:
Để đối phó với các liên kết bị hỏng, bạn cần nhấp vào từng trang cụ thể để tìm xem có bao nhiêu liên kết nội bộ và liên kết ngược trên trang đó. Với Google Search Console, quá trình kiểm tra được thực hiện theo cách thủ công, việc kiểm tra thủ công sẽ tốn thời gian hơn một chút.
2. Xử lý link gãy bằng Semrush
Công cụ thứ hai mà mình rất thích đó là Semrush, nó cũng là cánh tay trái đắc lực giúp dân SEO tìm kiếm và sửa chữa các liên kết bị hỏng trên trang một cách dễ dàng.
– Bước 1: Tìm broken link bằng công cụ kiểm tra trang web. Đầu tiên chúng ta cần phải tạo dự án mới và chọn mục “add new project” ở phần thanh công cụ.
– Bước 2: Chạy kiểm tra trang web bằng cách chọn mục Site Audit để cài đặt lại cấu hình để kiểm tra. Tiếp theo là giới hạn số lượng trang trên web mà bạn cần kiểm tra, với các trang không cần thiết thì bạn có thể bỏ qua.
– Bước 3: Sau khi đã hoàn tất công cụ sẽ trả về cho bạn danh sách các broken link, bạn cần sử dụng đầu tìm kiếm để truy xuất liên kết đó.
– Bước 4: Bạn có thể sửa liên kết bằng cách cập nhật liên kết mới hoặc xóa broken link ra khỏi trang web của bạn.
Bằng cách này, bạn có thể xem những liên kết ngược nào trỏ đến trang web của bạn và báo cáo lỗi.
Lời kết
Việc các broken link xuất hiện trên các website hiện nay cũng khá phổ biến, cái quan trọng là các bạn cần phải xác định được các broken link này để xử lý, xác định nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục. Hy vọng với bài viết này của Ngọc Thắng, em đọc sẽ hiểu rõ hơn được broken link là gì và cách xử lý chúng.
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web để các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: Công Ty Thiết Kế Website Uy Tín Hà Nội
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!
" Ngọc Thắng đã tạo 1 group cộng đồng HỎI - ĐÁP về Thiết kế WEBSITE và SEO Wordpress để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kiến thức. Mời bạn tham gia trao đổi kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được các chuyên gia hỗ trợ miễn phí tại Group: " https://www.facebook.com/groups/hocthietkewebwp/ Click để tham gia group
Xem tiếp...