Thu Thủy
Nổi Tiếng
Trong báo cáo phục vụ cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 11/3, Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, thị trường và các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi trong và ngoài nước.
Các khó khăn được kể đến như dự án gặp khó khăn trong triển khai thực hiện phải tạm dừng, giãn, hoãn tiến độ. Các khó khăn khác là khó tiếp cận vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn. Sức mua và thanh khoản giảm mạnh.
Giá nhà ở lại có xu hướng tăng, vượt khả năng đáp ứng về tài chính của đại đa số người dân. Khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo khó khăn của nhiều ngành nghề, ảnh hưởng đến an sinh và an ninh, trật tự xã hội...
Bất động sản khu tây Hà Nội tăng giá nhanh thời gian gần đây (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Về nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Bộ này cho biết tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Chính phủ trong tháng 5 tới…
Các địa phương sẽ được đôn đốc, hướng dẫn rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản.
Các doanh nghiệp cần chủ động rà soát về thủ tục pháp lý nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc của từng dự án để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc, cơ cấu lại danh mục dự án, sản phẩm để đảm bảo phù hợp với khả năng triển khai thực hiện của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của thị trường.
Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh lại phân khúc, giá bất động sản, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tín dụng để tập trung triển khai và hoàn thành dứt điểm từng dự án tránh đầu tư dàn trải, dở dang, đảm bảo phương án trả nợ vay tín dụng và nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Một dự án chung cư ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang xây dựng dở dang (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư…
Trước đó, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), từ năm 2018, hiệp hội đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào phân khúc thị trường căn hộ vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu ở thực, có tính thanh khoản cao và bền vững.
Hiệp hội đề nghị doanh nghiệp bất động sản thực hiện giảm giá bán sản phẩm nhà ở, giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, không "neo giữ giá cao".
Đồng thời, doanh nghiệp tăng chiết khấu và có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng trên thị trường bất động sản để tăng niềm tin thị trường, tạo dòng tiền và thanh khoản cho doanh nghiệp, thuận theo kinh nghiệm "thà bán lỗ còn hơn vay lời".
Các doanh nghiệp cần chuyển hướng đầu tư về phân khúc nhà ở bình dân giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập của người dân...
Xem tiếp...
Các khó khăn được kể đến như dự án gặp khó khăn trong triển khai thực hiện phải tạm dừng, giãn, hoãn tiến độ. Các khó khăn khác là khó tiếp cận vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn. Sức mua và thanh khoản giảm mạnh.
Giá nhà ở lại có xu hướng tăng, vượt khả năng đáp ứng về tài chính của đại đa số người dân. Khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo khó khăn của nhiều ngành nghề, ảnh hưởng đến an sinh và an ninh, trật tự xã hội...
Bất động sản khu tây Hà Nội tăng giá nhanh thời gian gần đây (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Về nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Bộ này cho biết tập trung, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Chính phủ trong tháng 5 tới…
Các địa phương sẽ được đôn đốc, hướng dẫn rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản.
Các doanh nghiệp cần chủ động rà soát về thủ tục pháp lý nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc của từng dự án để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc, cơ cấu lại danh mục dự án, sản phẩm để đảm bảo phù hợp với khả năng triển khai thực hiện của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của thị trường.
Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh lại phân khúc, giá bất động sản, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tín dụng để tập trung triển khai và hoàn thành dứt điểm từng dự án tránh đầu tư dàn trải, dở dang, đảm bảo phương án trả nợ vay tín dụng và nợ trái phiếu doanh nghiệp.
Một dự án chung cư ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang xây dựng dở dang (Ảnh minh họa: Hà Phong).
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư…
Trước đó, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), từ năm 2018, hiệp hội đã có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào phân khúc thị trường căn hộ vừa và nhỏ có giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu ở thực, có tính thanh khoản cao và bền vững.
Hiệp hội đề nghị doanh nghiệp bất động sản thực hiện giảm giá bán sản phẩm nhà ở, giảm bớt kỳ vọng lợi nhuận, không "neo giữ giá cao".
Đồng thời, doanh nghiệp tăng chiết khấu và có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi nhằm kích cầu tiêu dùng trên thị trường bất động sản để tăng niềm tin thị trường, tạo dòng tiền và thanh khoản cho doanh nghiệp, thuận theo kinh nghiệm "thà bán lỗ còn hơn vay lời".
Các doanh nghiệp cần chuyển hướng đầu tư về phân khúc nhà ở bình dân giá vừa túi tiền phù hợp với thu nhập của người dân...
Xem tiếp...