Thu Thủy
Nổi Tiếng
(PLO)- Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phát sinh tăng hơn 438 ha đất rừng và trên 152 ha đất trồng lúa nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa báo cáo Chính phủ đề xuất kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh diện tích thu hồi đất làm dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị quyết 273/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha rừng để thực hiện dự án đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (2021-2025). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện dự án phát sinh tăng 438,3 ha rừng, trong đó có 31,08 ha rừng tự nhiên và 407,22 ha rừng trồng.
Cụ thể, Hà Tĩnh phát sinh thêm hơn 17 ha; Quảng Bình hơn 222 ha; Quảng Trị 9,42ha; Quảng Ngãi 2,78ha; Bình Định 92,26ha; Phú Yên gần 90ha và Khánh Hòa 4,27ha.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: V.LONG
Về diện tích đất trồng lúa từ hai vụ trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 1.537 ha đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên để thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện diện tích đất đất trồng lúa cũng phát sinh tăng 152,55 ha.
Các địa phương có diện tích đất lúa tăng là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hậu Giang.
Nguyên nhân dẫn đến thay đổi số liệu diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên trong quá trình thực hiện dự án là do khi triển khai bước lập thiết kế kỹ thuật, phương án tuyến cần được tối ưu hóa để đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật; cập nhật chính xác điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn dẫn đến thay đổi cao độ đường…
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 273 theo hướng tăng diện tích đất rừng và đất lúa như đã nêu trên.
Cạnh đó, giao Chính phủ chỉ đạo các tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án các tỉnh cần thống kê, kiểm đếm chính xác về loại đất, diện tích đất, tài sản trên đất, về loại rừng, diện tích rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thêm vào đó, không để các đối tượng lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép, lấn, chiếm đất, khai thác và vận chuyển khoáng sản không đúng quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; bảo đảm quyền lợi, đời sống, an sinh xã hội cho người dân có đất, rừng bị thu hồi.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án mà có sự thay đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại Nghị quyết này thì UBND các tỉnh, thành có dự án đi qua báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo thẩm quyền để triển khai thực hiện theo từng trường hợp.
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 được chia làm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh thành phố. Dự án được đầu tư quy mô phân kỳ với bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h trên tất cả 12 đoạn tuyến.
Tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành cơ bản năm 2025 và khai thác vào 2026, giúp nối liền toàn trục cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
(PLO)- Một trong những vướng mắc của nhiều doanh nghiệp trình bày tại hội thảo "Gỡ vướng pháp lý để thu hút đầu tư" (do báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng UBND tỉnh Phú Yên tổ chức vào sáng 18-12 tại Phú Yên) là khi thực hiện các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
VIẾT LONG
Xem tiếp...
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa báo cáo Chính phủ đề xuất kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh diện tích thu hồi đất làm dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị quyết 273/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha rừng để thực hiện dự án đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (2021-2025). Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện dự án phát sinh tăng 438,3 ha rừng, trong đó có 31,08 ha rừng tự nhiên và 407,22 ha rừng trồng.
Cụ thể, Hà Tĩnh phát sinh thêm hơn 17 ha; Quảng Bình hơn 222 ha; Quảng Trị 9,42ha; Quảng Ngãi 2,78ha; Bình Định 92,26ha; Phú Yên gần 90ha và Khánh Hòa 4,27ha.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: V.LONG
Về diện tích đất trồng lúa từ hai vụ trở lên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chủ trương chuyển mục đích sử dụng hơn 1.537 ha đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên để thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện diện tích đất đất trồng lúa cũng phát sinh tăng 152,55 ha.
Các địa phương có diện tích đất lúa tăng là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hậu Giang.
Nguyên nhân dẫn đến thay đổi số liệu diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên trong quá trình thực hiện dự án là do khi triển khai bước lập thiết kế kỹ thuật, phương án tuyến cần được tối ưu hóa để đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật; cập nhật chính xác điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn dẫn đến thay đổi cao độ đường…
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết 273 theo hướng tăng diện tích đất rừng và đất lúa như đã nêu trên.
Cạnh đó, giao Chính phủ chỉ đạo các tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai dự án các tỉnh cần thống kê, kiểm đếm chính xác về loại đất, diện tích đất, tài sản trên đất, về loại rừng, diện tích rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Thêm vào đó, không để các đối tượng lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép, lấn, chiếm đất, khai thác và vận chuyển khoáng sản không đúng quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; bảo đảm quyền lợi, đời sống, an sinh xã hội cho người dân có đất, rừng bị thu hồi.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án mà có sự thay đổi số liệu về diện tích so với số liệu tại Nghị quyết này thì UBND các tỉnh, thành có dự án đi qua báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo thẩm quyền để triển khai thực hiện theo từng trường hợp.
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 được chia làm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km), đi qua 12 tỉnh thành phố. Dự án được đầu tư quy mô phân kỳ với bề rộng nền đường 17 m, 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 - 120 km/h trên tất cả 12 đoạn tuyến.
Tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành cơ bản năm 2025 và khai thác vào 2026, giúp nối liền toàn trục cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Bộ TN&MT sẽ giải quyết nhanh thủ tục chuyển đổi đất rừng
(PLO)- Một trong những vướng mắc của nhiều doanh nghiệp trình bày tại hội thảo "Gỡ vướng pháp lý để thu hút đầu tư" (do báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng UBND tỉnh Phú Yên tổ chức vào sáng 18-12 tại Phú Yên) là khi thực hiện các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
VIẾT LONG
Xem tiếp...