MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
692K

Bình Thuận: Nhiều sông, suối cạn nước, hơn 75.000 người thiếu nước sinh hoạt

Thu Thủy

Nổi Tiếng
(PLO)- Sẽ bố trí các điểm lấy nước phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lấy nước sinh hoạt.


Ngày 27-3, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo gởi UBND tỉnh về tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và TP Phan Thiết bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của 75.918 người.

sinh hoạt
Hồ Tà Mon đã cạn từ giữa tháng 3-2024. Ảnh PN

Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng thiếu nước là do tại các xã khu vực nông thôn có 79.066 hộ gia đình (303.661 người), chiếm 40% dân số nông thôn của toàn tỉnh chưa được đầu tư công trình cấp nước và sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa.

Một số công trình cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt trên sông, suối để hoạt động sản xuất nước sạch nhưng từ đầu năm 2024 đến nay, do ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, mực nước ngầm hạ thấp, lượng dòng chảy trên các sông, suối tự nhiên bị cạn kiệt dẫn đến thiếu hụt lượng nước thô phục vụ các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước tự nhiên cho sinh hoạt.

Đây là nguyên nhân chính gây thiếu nước sinh hoạt cục bộ tại khu vực nông thôn thời gian qua.

sinh-hoat.jpg
Dù mới tháng 3 nhưng nhiều hồ thủy lợi ở Bình Thuận đã cạn. Ảnh PN.

Để khắc phục, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa và công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tính toán cân bằng nước để tổ chức vận hành, phân phối nước từng công trình bảo đảm tiết kiệm, hợp lý. Trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân đến 30-6-2024.

Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng nước sạch thực hiện phương án cấp nước luân phiên và thông báo cho chính quyền các địa phương, nhân dân trên địa bàn biết. Từ đó thực hiện phương án sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và tận dụng các nguồn nước tại chỗ phục vụ cho các mục đích khác.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền đến người dân biết về khả năng ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong năm 2024 để sử dụng nước tiết kiệm. Đồng thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, tích, trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

binh-thuan (4).jpg
Dự án hồ chứa nước Ka Pét là một trong những dự án thủy lợi lớn ở Bình Thuận đang được triển khai thực hiện. Ảnh PN

Đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND các địa phương chủ động sử dụng ngân sách phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn khảo sát, chọn vị trí bố trí các điểm lấy nước phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lấy nước sinh hoạt.


Theo báo cáo của Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, tính đến ngày 21-3-2024, lượng nước hữu ích hiện tại các hồ chứa thủy lợi là 115,14/363,55 triệu m3 đạt 31,7% thiết kế, thấp hơn cùng kỳ 38,85 triệu m3.

Diện tích đang bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước là 365 ha (chủ yếu là thanh long và rau màu trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam) và diện tích có nguy cơ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước là 1.175 ha.


Hiện công ty đang chỉ đạo các chi nhánh, trạm trực thuộc tăng cường công tác quản lý phân phối và sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới luân phiên).

Tiến hành rà soát lại phần diện tích cần tưới; tính toán cân đối nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo cấp nước tưới cho lúa vụ Đông Xuân, thanh long, nuôi trồng thủy sản và tích trữ nguồn nước phục vụ cấp nước tưới vụ Hè Thu năm 2024.

Tuy nhiên, hiện nay đa phần hệ thống kênh tưới, kênh tiếp nước là kênh đất, chưa được kiên cố nên thất thoát nước lớn, hiệu quả sử dụng chưa cao.

Các hồ chứa có quy mô nhỏ như: Tân Lập, Tà Mon, Tân Hà, Lâm trường Sông Dinh, Sông Khán.... nên khả năng tích trữ nguồn nước không nhiều.

Công ty kiến nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ chứa nước Ka Pét, hồ La Ngà 3 để bổ sung nguồn nước tích trữ phục vụ chống hạn. “Hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam thiếu nước trầm trọng, hồ Tà Mon đã ngưng tưới từ ngày 3-3 và kênh bắc Ba Bàu dự kiến sẽ ngưng tưới vào ngày 4-4 tới đây”, báo cáo nêu.


Được biết, tổng số giờ nắng ở Bình Thuận khá cao, xấp xỉ 2.732 - 3.045 giờ/năm; trung bình hàng tháng có 177 - 300 giờ nắng. Tháng 3 là tháng có số giờ nắng cao nhất 287 - 300 giờ, đây là thời kỳ hoạt động mạnh của lưỡi áp cao cận nhiệt đới, chi phối thời tiết ít mây, nắng nhiều.

Đặc điểm nổi bật của sông suối Bình Thuận là ngắn và dốc, không có sông lớn chỉ có sông vừa và sông nhỏ. Toàn tỉnh có 34 sông có diện tích lưu vực từ 100km2 trở lên trong đó có 3 sông có diện tích lưu vực trên 1.000km2 . Hầu hết các con sông đều là sông nội tỉnh, riêng sông La Ngà bắt nguồn từ Lâm Đồng chảy qua Bình Thuận và đổ vào sông Đồng Nai.

Tuyến đập chính hồ Kapét, Bình Thuận nằm trên tầng địa chất yếu

Tuyến đập chính hồ Kapét, Bình Thuận nằm trên tầng địa chất yếu


(PLO)- Theo UBND tỉnh Bình Thuận, việc triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét đến nay tiến độ còn chậm so với yêu cầu, có nguyên nhân khách quan là do có thông tin không chính xác từ báo chí, mạng xã hội.


PHƯƠNG NAM

Xem tiếp...
 
Top Bottom