SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Biện pháp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch

Chỉ cần một số thay đổi đơn giản trong thói quen, lối sống hàng ngày là có thể ngăn ngừa được chứng suy giãn tĩnh mạch hoặc giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vấn đề này gây ra.


Theo một nghiên cứu của đại học Harvard, khoảng 1/4 người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị suy giãn tĩnh mạch. Và một nửa trong số đó là những trường hợp có tiền sử gia đình.

Cho đến nay vẫn chưa có cách nào có thể thay đổi được gen di truyền. Do đó, ở một số người thì việc ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch là điều không thể.

Tuy nhiên, gen không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các vấn đề về tĩnh mạch. Còn có nhiều nguyên nhân khác gây nổi những mạch máu phình lớn, ngoằn nghèo ở chân và một số bộ phận khác trên cơ thể. Hầu hết các nguyên nhân này đều có thể ngăn ngừa được bằng một lối sống lành mạnh.

Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu nhất mà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hoặc giảm bớt các triệu chứng và ngăn tình trạng bệnh trở nên nặng hơn ở những người đã mắc.

1. Tập thể dục​


Tập thể dục không chỉ là một phương pháp điều trị và ngăn ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả mà nếu thực hiện đúng cách, điều này còn có lợi cho mọi bộ phận của cơ thể.

Và để bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch thì tập thể dục đúng cách và vừa đủ là điều rất quan trọng.

Không nhất thiết phải tập những bài tập cường độ quá nặng, chạy bộ hàng km hay nâng những mức tạ quá sức mà chỉ cần tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút mỗi ngày hoặc tham gia một lớp yoga sau giờ làm là đủ để giữ cho cơ thể, bao gồm cả tĩnh mạch luôn khỏe mạnh.

Nói chung, cần chọn những bài tập vừa sức và quan trọng nhất, đó phải là những bài tập mà bản thân cảm thấy hứng thú và có thể duy trì đều đặn, lâu dài.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống​


1 trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch là béo phì. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch và khiến cho các mạch máu nhanh chóng trở nên suy yếu. Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì còn có nguy cơ mắc phải nhiều vấn đề về sức khỏe khác, ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 2 và cao huyết áp.

Tuy nhiên, không giống như gen, chế độ ăn uống là yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được để cải thiện sức khỏe. Chỉ cần một số điều chỉnh đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống là sẽ có thể giảm cân và đảm bảo các tĩnh mạch luôn trong trạng thái khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa được chứng giãn tĩnh mạch.

Một trong những thủ phạm lớn nhất gây nguy hiểm cho sức khỏe trong chế độ ăn uống là đường, đặc biệt là đường tinh luyện (processed sugar). Đường tự nhiên có trong các loại trái cây và rau củ có lợi cho sức khỏe nhưng cần tránh xa các loại đường đã qua tinh luyện vì sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Trên thực tế, việc tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện đã được chứng minh là gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, dẫn đến tăng cân, làm tăng mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện gồm có nước ngọt, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bim bim và nước trái cây đóng hộp. Hãy hạn chế tối đa những sản phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày và thay bằng những thực phẩm tự nhiên.

Ngoài ra, nên chọn bánh mì nguyên cám thay vì bánh mì trắng và đổi gạo trắng sang gạo lứt để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch và nhiều bệnh khác.

3. Vận động thường xuyên​


Ngoài việc dành ra khoảng 20 - 30 phút tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ví dụ như chạy bộ hoặc tập gym thì một điều quan trọng không kém là vận động thường xuyên trong suốt cả ngày, cứ sau 30 phút một lần. Khi ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài, tĩnh mạch sẽ khó mà chống lại tác động của trọng lực và thực hiện chức năng một cách bình thường. Và đây là một trong những yếu tố gây ứ đọng máu và dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Đơn giản chỉ cần đứng dậy đi lại, duỗi cổ chân và bắp chân, đồng thời thực hiện một số động tác giãn cơ khác để máu ở chân có thể lưu thông bình thường về tim. Ngoài ra, nên áp dụng một số thói quen sống để tăng mức độ vận động hàng ngày, ví dụ như đi bộ thay vì đi xe, leo cầu thang bộ thay vì đi thang máy hay dọn dẹp nhà cửa thường xuyên,…

4. Nâng cao chân​


Nâng cao chân sau một ngày dài là một cách hiệu quả khác để giúp máu lưu thông trở lại bình thường. Nếu có thể thì đừng đợi đến cuối ngày mà hãy nâng cao chân bất cứ khi nào có thể trong lúc ngồi làm việc. Khi ngồi hay đứng liên tục, cơ thể phải làm việc nặng nhọc hơn để đưa máu từ chân trở về tim và việc nâng cao chân sẽ giúp hỗ trợ quá trình này bằng cách giảm bớt tác động của trọng lực lên chân. Ngoài nâng cao chân, hãy đi lại thường xuyên hơn trong thời gian làm việc. Những chuyển động này dù nhỏ những sẽ có tác động lớn đến sức khỏe của tĩnh mạch.

5. Mang tất nén​


Tất nén là loại tất bó chặt lấy chân và có công dụng giúp giữ cho máu không bị ứ đọng lại, từ đó tránh bị giãn tĩnh mạch. Tất nén còn là vật dụng rất có ích để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn bằng cách hỗ trợ lưu thông máu, giảm áp lực bên trong tĩnh mạch và cuối cùng là làm giảm các triệu chứng phổ biến do giãn tĩnh mạch như đau và sưng. Nên mang tất nén khi phải ngồi trong thời gian dài, chẳng hạn như khi ngồi trên máy bay để giữ cho máu lưu thông bình thường.

Như vậy là có rất nhiều cách để phòng ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hoặc ngăn bệnh trở nặng theo thời gian. Ở một số người có tiền sử gia đình bị các vấn đề tĩnh mạch thì việc tránh hoàn toàn là điều không thể do gen di truyền. Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ, ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh và giảm bớt cơn đau hay cảm giác khó chịu do các bệnh tĩnh mạch gây ra.

Xem tiếp...
 
Top Bottom