THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
89
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
331K

Biến chứng tụ máu sau thu nhỏ ngực

Phương Nga

Tích Cực
Tụ máu là một trong những biến chứng phổ biến sau thu nhỏ ngực, đa phần tự biến mất nhưng có thể gây lo lắng cho bệnh nhân


Tụ máu là một trong những vấn đề mà bệnh nhân có thể sẽ gặp phải sau khi làm phẫu thuật thu nhỏ ngực. Đây là biến chứng thuộc dạng khá phổ biến sau thu nhỏ ngực, nhưng ngay cả khi đó thì nó cũng chỉ chiếm khoảng 3-5% và thường có thể được xử lý ổn thỏa. Mặc dù nó không phải là ung thư, nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi phát hiện vì nó có thể gây đau hoặc nhức nhối khó chịu, hoặc có cảm giác giống như một khối u trong vú.

Tụ máu sau phẫu thuật thu nhỏ ngực​


Máu bị chảy ra ngoài khi mạch máu bị tổn thương. Với một lượng nhỏ chảy ra từ các mao mạch li ti và nằm sát da, phần máu này sẽ xuất hiện như một mảng bầm tím và sẽ tự phai mờ dần theo thời gian. Nếu lượng máu chảy ra lớn, thường là từ các mạch máu to hơn, nằm sâu hơn, máu sẽ tích tụ trong những khoảng trống dưới da, để lại sau quá trình phẫu thuật, tạo thành các ổ tụ chèn ép lên các mô xung quanh.

Tụ máu có thể xuất hiện với đủ loại kích cỡ, từ to đến nhỏ, và mức độ nguy hiểm cũng tăng dần theo kích thước của nó. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tụ máu có thể kéo theo các biến chứng rắc rối và phiền phức hơn, ví dụ như bục vết mổ, thiếu máu, hoại tử, méo mó hình dáng ngực... và làm trì hoãn quá trình hồi phục.

Nguyên nhân dẫn đến tụ máu​


Ngực của bạn có vô số các mạch máu nhỏ li ti và yếu ớt. Hoạt động phẫu thuật đồng nghĩa với việc cắt đứt và kéo căng các mạch máu này, làm cho chúng càng dễ tổn thương sau khi mổ. Trong giai đoạn mới đầu khi vừa hoàn thành ca thu nhỏ ngực, các mạch máu rất dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu và hình thành ổ máu tụ. Chưa kể trong lúc làm phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể sơ xuất chưa bịt kín nguồn xuất huyết nào đó, hoặc sau phẫu thuật, tác động mạnh (giơ tay cao, vận động quá sớm...) có thể khiến những nguồn xuất huyết này vỡ ra lần nữa và tiếp tục chảy máu vào khoang ngực chưa kịp liền. Máu tích tụ lại làm căng khoang trống và cộm lên trên bề mặt, có thể gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.

Phân biệt giữa tụ máu và bầm tím​


Tụ máu và bầm tím đều là chảy máu dưới da. Điểm khác biệt là tụ máu xảy ra ở vùng sâu hơn, bên trong vú, còn bầm tím là chảy máu gần sát bề mặt da. Tụ máu có thể đi kèm với bầm tím, nhưng bầm tím không nhất thiết phải có tụ máu. Bầm tím cực kỳ hiếm khi tiếp tục lan rộng trong thời gian dài, các mao mạch không chảy nhiều máu đến mức đó. Nhưng ổ tụ máu có khả năng mở rộng về kích cỡ và độ trầm trọng.

Biểu hiện của tụ máu​


Bạn thường có thể nhìn thấy và sờ thấy khối máu tụ vì nó thường nằm ngay dưới da, nơi máu tụ và đông lại thành khối với nhau.

Máu đọng lại có thể gây:

  • viêm và sưng tấy.
  • vùng da phía trên tụ máu có thể bị bầm tím, đôi khi có thể làm nứt vết mổ
  • khi sờ, bạn có thể cảm nhận được cục cứng bên dưới da
  • có thể bị đau

Hầu hết các khối máu tụ đều nhỏ (kích thước bằng hạt gạo), nhưng một số ổ tụ có thể to bằng quả mận hoặc thậm chí bằng quả bưởi.

Các yếu tố làm gia tăng khả năng bị tụ máu​


Tụ máu là một biến chứng phổ biến sau một ca phẫu thuật bất kỳ, vậy nên các yếu tố làm gia tăng độ rủi ro của bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân gặp phải biến chứng tụ máu. Trong đó có thừa cân béo phì và hút thuốc, tuổi tác hay tình trạng mãn kinh không có liên hệ với biến chứng này. Ngoài ra, những người dùng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Coumadin (warfarin), Eliquis (apixaban) hoặc Xarelto (rivaroxaban) đặc biệt có nguy cơ cao bị tụ máu.

Chẩn đoán tụ máu​


Để chẩn đoán khối máu tụ cần dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ, trong một số trường hợp có thể cần quét chụp hình ảnh vú, thậm chí nếu cần thì sẽ phải làm sinh thiết.

Một khối máu tụ nhỏ có thể sẽ không xuất hiện trên phim chụp X-quang tuyến vú. Tuy nhiên, nếu khối máu tụ đủ lớn để nhìn thấy được, thì nó thường sẽ xuất hiện dưới dạng một khối hình bầu dục rõ ràng. Nếu ổ tụ tự biến mất, lần chụp tiếp theo bạn và bác sĩ sẽ không nhìn thấy nó trên phim chụp.

Tụ máu cũng thường để lại hiện tượng vôi hóa (lắng đọng canxi), nhưng những “ổ” vôi hóa này có kích thước lớn trên phim chụp quang tuyến vú, chứ không nhỏ li ti như những dấu hiệu làm dấy lên nghi ngờ về khả năng ung thư.

Mặc dù máu tụ ở vú có thể để lại sẹo mà đôi khi giống như ung thư vú, nhưng chúng không làm tăng khả năng mắc ung thư vú trong tương lai của bệnh nhân.

Ổ tụ máu so với khối u​


Các đốm trên nhũ ảnh mà dễ là tế bào ung thư thường xuất hiện với đường viền có gai nhọn. Và khối máu tụ có thể trông đáng ngờ do có mô sẹo hoặc căn cứ vào cách ổ máu tụ ảnh hưởng đến mô vú.

Trong trường hợp phát hiện một khối đáng ngờ, chẳng hạn như ổ tụ máu gây mô sẹo và trông giống một khối u, thì việc siêu âm sau khi chụp quang tuyến vú bất thường có thể giúp bạn phát hiện xem liệu đó có phải là một ổ tụ máu hay không. Trong một số trường hợp, ta có thể thực hiện sinh thiết nếu việc quét chụp không giúp đưa ra kết luận cụ thể. Bản báo cáo bệnh lý có thể cho bạn biết liệu khối u là lành tính (không phải ung thư) hay ác tính (ung thư).

Cách điều trị tụ máu​


Đối với những khối máu tụ nhỏ ở vú, có thể không cần điều trị đặc biệt ngoại trừ chờ cho nó tự biến mất. Cơ thể sẽ hấp thụ lại máu từ vết bầm và cuối cùng khối máu tụ sẽ tự biến mất. Miếng chườm ấm hoặc áo ngực bó nịt có thể giúp đẩy nhanh quá trình này.

Các khối máu tụ lớn hơn có thể sẽ cần phải được phẫu thuật dẫn lưu và khâu kín khoang tụ. Trong một số trường hợp, tụ máu ở vú có thể tái phát một cách tự nhiên.

Có thể làm gì để giảm nguy cơ tụ máu​


Tụ máu là một biến chứng khá phổ biến và hầu như không để lại hậu quả nặng nề cho ca phẫu thuật. Điều cần thiết là phát hiện kịp thời và theo dõi liên tục để tránh trường hợp ổ tụ trở nên trầm trọng hơn.

Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của mình xem mình nên và không nên làm những gì sau phẫu thuật để đảm bảo một quá trình hồi phục suôn sẻ nhất. Dẫu vậy, dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Mặc áo ngực co giãn, áo ngực phẫu thuật: Sức nén từ áo ngực có thể giúp dán kín các lớp da mô bị bóc tách trong khi mổ của bầu vú, giúp xóa bỏ khoảng không trống để máu hoặc dịch tràn vào. Áo ngực nên được mặc theo thời gian và theo cách mà bác sĩ quy định.
  • Tránh vận động quá nhanh, mạnh, đột ngột trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục (1-5 ngày): hãy tuân thủ hướng dẫn về mức độ hoạt động của bác sĩ và tập trung nghỉ ngơi trong 1-5 ngày đầu; hạn chế sử dụng vai quá mức
  • Ngưng một số loại thuốc: Như ở trên có nói, một số loại thuốc có khả năng làm loãng máu, dễ dẫn đến chảy máu và sẽ không có lợi cho bệnh nhân. Tất nhiên, để biết bạn có cần ngừng sử dụng hay quay lại sử dụng loại thuốc nào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cai thuốc lá, rượu bia: Nhìn chung bác sĩ thường khuyên bạn bỏ thuốc trong một khoảng thời gian nhất định (vài tuần) trước và sau khi làm phẫu thuật. Hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ gặp biến chứng bất kỳ sau một ca phẫu thuật bất kỳ, vậy nên để đảm bảo mình hồi phục an toàn, đừng hút thuốc và cố gắng tránh hút thuốc thụ động. Rượu bia cũng như vậy.

Xem tiếp...
 
Top Bottom