Phương Nga
Tích Cực
Biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực khá phổ biến, nhưng đa phần là biến chứng không nghiêm trọng, không cần phải phẫu thuật bổ sung
Biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực khá phổ biến, nhưng đa phần là biến chứng không nghiêm trọng, không cần phải phẫu thuật bổ sung. Ca phẫu thuật càng cắt bỏ nhiều mô thì khả năng bệnh nhân bị biến chứng càng cao. Các biến chứng nhỏ có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau phẫu thuật là vết thương chậm lành, tụ dịch, tụ máu, viêm mô hoại tử, nhiễm trùng vết mổ và bục vết mổ nhỏ. Các biến chứng nghiêm trọng thường cần can thiệp phũa thuật là bục vết mổ lớn, hoại tử vạt đa và hoại tử núm vú. Một khi các vết rạch đã lành, biến chứng về mặt thẩm mỹ bao gồm mất cân đối, hình dạng vú không đẹp, sẹo tai chó, cắt bỏ quá nhiều/quá ít mô vú và sẹo không đẹp mắt.
Một báo cáo phân tích tổng hợp 2016 đã chứng minh rằng chỉ số BMI ≥30 kg/m2 và có hút thuốc là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực. Hơn nữa, những người có BMI lớn hơn 30 kg/m2 và xạ trị có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn và những người hút thuốc có tỷ lệ tách vết mổ cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, độ tuổi (>50 tuổi) và lượng mô được cắt bỏ ở mỗi bên vú (>1000g) không liên quan đến các biến chứng sau thu nhỏ ngực. Cần thêm các nghiên cứu quy mô lớn và được thiết kế tốt để hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Khi vết mổ bị khâu đóng quá chặt hoặc các vạt da mỏng quá mức, thì nguy cơ bệnh nhân bị bục vết thương tăng lên. Điều này thường hay xuất hiện nhất ở nơi giao nhau của hai đường sẹo. Trong kỹ thuật rạch hình mỏ neo hoặc chữ T ngược, vị trí đó là điểm giao nhau giữa hai nét của chữ T ngược; trong kỹ thuật rạch hình kẹo mút, vấn đề này thường xuất hiện tại điểm gặp nhau của sẹo tròn quanh phức hợp núm vú-quầng vú và vết sẹo dọc.
Dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, thường là:
Nếu vùng gặp vấn đề có diện tích nhỏ, thì qua thời gian nó sẽ tự khỏi mà không cần phẫu thuật. Nếu đi kèm với nó là hoại tử mỡ, thì cần phải cắt bỏ phần bị hoại tử và băng bó cho đến khi lành hoàn toàn, rồi sau đó có thể lên kế hoạch sửa lại sẹo vào một ngày nào đó sau này. Cắt bỏ một cách thận trọng vùng mô bị chết sẽ giúp xử lý vấn đề, cho đến khi mô hạt hình thành bên trên vết thương. Sau đó, có thể ghép da cho vùng bị cắt bỏ.
Đặc biệt, những bệnh nhân có chỉ số BMI cao nên được cho sử dụng kháng sinh trong ít nhất 5 ngày để ngăn ngừa trường hợp vết thương chậm lành và bị tách vết mổ.
Bục vết mổ ở vết rạch chữ T ngược
Đây là một biến chứng thường thấy với tất cả các phương pháp thu nhỏ ngực.
Tụ máu là khi bệnh nhân bị xuất huyết trong, máu chảy vào khoảng trống giữa các mô và ú đọng lại. Tụ máu gây ra một số biểu hiện lâm sàng như:
Tụ máu là nguyên nhân số một dẫn đến các vấn đề liên quan đến vết mổ. Nó có thể được ngăn ngừa bằng cách cầm máu tỉ mỉ trong lúc mổ và bệnh nhân tránh cử động vai trong 2-3 ngày sau phẫu thuật. Khi nghi ngờ bị tụ dịch, liên lạc với bác sĩ để được đánh giá. Cơ thể có thể xử lý ổ tụ nhỏ, với ổ tụ máu lớn, bác sĩ cần mổ để hút máu tụ ra. Nếu không được điều trị, tụ máu có thể dẫn đến hoại tử mỡ, da chùng và hoại tử núm vú.
Nguồn cung cấp máu đến phức hợp núm vú-quầng vú từ mạch xuyên bên trong tuyến vú là đáng tin cậy nhất. Núm vú bị hoại tử là một biến chứng đáng sợ. Tỷ lệ mắc biến chứng này thay đổi nhiều và chủ yếu liên quan đến giảm lưu lượng máu đến vạt da gắn với phức hợp quầng vú-núm vú.
Bệnh nhân nên cẩn thận quan sát tuần hoàn máu đến núm vú để phát giác các dấu hiệu sớm. Về căn bản, chỉ cần đảm bảo đầu vú hồng hào, nhiệt độ bình thường. Nếu có các dấu hiệu sau trong một thời gian đáng kể thì cần liên lạc ngay với phòng khám:
Nếu phát hiện sớm, xác định vấn đề và can thiệp ngay lập tức trong phòng phẫu thuật thì có thể cứu núm vú. Bác sĩ có thể cắt chỉ, tìm kiếm sự tồn tại của một ổ tụ máu và đánh giá lại mạch máu nuôi núm vú. Đôi khi có thể cải thiện tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch bằng cách dùng đỉa, nhưng phương pháp này tùy thuộc vào tình trạng sẵn có và độ sẵn sàng của bệnh nhân. Phương pháp chuyển đổi sớm sang kỹ thuật ghép mảnh ghép núm vú rời cũng đã được nhắc tới. Núm vú phải được ghép vào lớp hạ bì sâu, chứ không phải lớp mỡ bên dưới. Nếu các biện pháp này không thành công, bắt buộc bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật tái tạo núm vú/quầng vú trong giai đoạn sau.
Biến chứng đáng sợ này là do tổn thương mạch máu đến mô mỡ trong vú. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị hoại tử mỡ có thể bao gồm:
Đôi khi hoại tử mỡ có thể khiến núm vú bị tụt vào trong.
Những vùng hoại tử mỡ nhỏ có thể không cần can thiệp, đặc biệt khi không có hoại tử da. Nếu hoại tử da và mỡ thuộc mức quá nhiều và có kèm theo nhiễm trùng, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ, khâu kín và ghép da sau này.
Tình trạng tụt núm vú tối thiểu được xem là do lực căng kéo từ đường chỉ khâu hoặc trọng lượng của phần cuống da kéo quầng vú, thường sẽ hết sau vài ngày. Núm vú bị thụt vào trong có thể cần được điều chỉnh bằng cách làm mỏng lớp biểu bì cuống da ở những chỗ bị căng. Nếu vấn đề tồn tại trong một thời gian dài, có thể nên phẫu thuật thêm để chỉnh sửa sau 6 tháng, bằng cách tách vết sẹo bị co.
Biến dạng vú thứ phát có thể do chọn sai kỹ thuật hoặc do đánh giá sai (cắt bỏ quá nhiều hoặc quá ít). Tình trạng hai bầu ngực mất cân đối nhẹ nhưng nhận ra được, có thể được xử lý bằng cách hút mỡ. Nếu hai bầu vú bị lệch nhau nhiều hơn thì phải làm phẫu thuật chỉnh sửa, sau ít nhất 6 tháng.
Sẹo phì đại thường xuất hiện ở vết rạch ngang nằm ở nếp gấp chân vú. Có tới 15% ca bị sẹo dày, ngứa hoặc khó chịu. Vỗ vỗ nhẹ vết sẹo trong vài tuần là một biện pháp đơn giản để giảm bớt xu hướng này. Sẹo phì đại có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid trực tiếp vào vết sẹo và dùng tấm dán gel silicon.
Nguy cơ bị sẹo xấu cũng phụ thuộc vào di truyền. Để giúp bệnh nhân có được vết sẹo lành đẹp nhất, các bác sĩ thường cho sử dụng băng dán y tế trong vài tuần, có thể lên đến 6 tuần. Mục đích là tránh sự xô lệch nhỏ giữa hai mép vết mổ để quá trình liền da được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.
Nếu hai núm vú chỉ bị lệch nhẹ (chênh lệch khoảng 1 cm) thì có thể xử lý bằng cách để bác sĩ cắt một đoạn da hình lưỡi liềm sát quầng vú, tại hướng cần thiết để kéo quầng vú-núm vú về vị trí đúng. Nếu bị lệch quá lớn, thì cần phải phẫu thuật giải phóng theo chu vi quầng vú. Núm vú bị đặt lệch ở vị trí quá cao là trường hợp khó giải quyết nhất.
Bệnh nhân cần biết rằng mình có thể sẽ bị loạn cảm ở núm vú (quá nhạy cảm, hoặc bị giảm cảm giác) lên đến một năm, nhưng cảm giác thường sẽ quay trở lại bình thường theo thời gian. Độ nhạy cảm về mặt tình dục bị giảm ở ít nhất 50% bệnh nhân, nhưng có thể quay trở lại.
Đối với những ca phẫu thuật mà mức độ thu nhỏ lớn, để đảm bảo kết quả tốt nhất, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật cắt rời núm vú-quầng vú và ghép lại vào bầu ngực. Trong những trường hợp này, bệnh nhân và bác sĩ cần trao đổi trước về khả năng mất cảm giác núm vú. Hầu hết các bệnh nhân làm thu nhỏ ngực đều chấp nhận biến chứng này một cách tích cực, để đổi lại sự nhẹ nhàng, thoải mái trong các hoạt động thường ngày.
Thu nhỏ ngực có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ, nhưng Thibaudeau và cộng sự đã kết luận rằng phụ nữ vẫn có thể cho con bú sau khi làm thu nhỏ ngực (ít nhất là trong tháng đầu tiên sau khi sinh) và nên được khuyến khích làm thế. Tuy nhiên nếu trước đây bạn đã không có khả năng tiết sữa hoặc tiết sữa kém, thì phẫu thuật xong tình trạng này vẫn sẽ như cũ, chứ không cải thiện.
Phụ nữ dưới 40 có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc các yếu tố nguy cơ khác và bất kỳ phụ nữ nào trên 40 tuổi nên chụp quang tuyến vú trước khi làm thu nhỏ vú, để loại trừ sự hiện diện của các phát hiện bất thường. Bệnh nhân nên được thông báo rằng phẫu thuật thu nhỏ ngực sẽ dẫn đến sẹo và có thể bị vôi hóa trong nhu mô vú có thể nhìn thấy trong film chụp quang tuyến vú trong tương lai. Vì lý do đó, tất cả phụ nữ được khuyên nên chụp X-quang tuyến vú cơ bản từ 3 đến 6 tháng sau khi phẫu thuật, nó sẽ được dùng để so sánh với các hình ảnh chụp trong tương lai.
Việc tình cờ phát hiện ung thư trong các mẫu thu nhỏ vú là rất hiếm, ít hơn 0,5 đến 0,8 % với các ca thu nhỏ ngực lớn.
Bệnh nhân nên làm gì khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sau ca mổ?
Trước khi làm phẫu thuật bạn nên trao đổi với bác sĩ về những dấu hiệu cần chú ý; ghi nhớ và làm theo các chỉ dẫn chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ; giữ liên lạc, đi tái khám đầy đủ và khi có dấu hiệu bất thường, báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Trong trường hợp có các phản ứng nghiêm trọng, bạn nên đến phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Xem tiếp...
Biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực khá phổ biến, nhưng đa phần là biến chứng không nghiêm trọng, không cần phải phẫu thuật bổ sung. Ca phẫu thuật càng cắt bỏ nhiều mô thì khả năng bệnh nhân bị biến chứng càng cao. Các biến chứng nhỏ có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau phẫu thuật là vết thương chậm lành, tụ dịch, tụ máu, viêm mô hoại tử, nhiễm trùng vết mổ và bục vết mổ nhỏ. Các biến chứng nghiêm trọng thường cần can thiệp phũa thuật là bục vết mổ lớn, hoại tử vạt đa và hoại tử núm vú. Một khi các vết rạch đã lành, biến chứng về mặt thẩm mỹ bao gồm mất cân đối, hình dạng vú không đẹp, sẹo tai chó, cắt bỏ quá nhiều/quá ít mô vú và sẹo không đẹp mắt.
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng sau thu nhỏ ngực
Một báo cáo phân tích tổng hợp 2016 đã chứng minh rằng chỉ số BMI ≥30 kg/m2 và có hút thuốc là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực. Hơn nữa, những người có BMI lớn hơn 30 kg/m2 và xạ trị có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn và những người hút thuốc có tỷ lệ tách vết mổ cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, độ tuổi (>50 tuổi) và lượng mô được cắt bỏ ở mỗi bên vú (>1000g) không liên quan đến các biến chứng sau thu nhỏ ngực. Cần thêm các nghiên cứu quy mô lớn và được thiết kế tốt để hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Các biến chứng thường gặp
Hoại tử da và chậm lành vết thương
Khi vết mổ bị khâu đóng quá chặt hoặc các vạt da mỏng quá mức, thì nguy cơ bệnh nhân bị bục vết thương tăng lên. Điều này thường hay xuất hiện nhất ở nơi giao nhau của hai đường sẹo. Trong kỹ thuật rạch hình mỏ neo hoặc chữ T ngược, vị trí đó là điểm giao nhau giữa hai nét của chữ T ngược; trong kỹ thuật rạch hình kẹo mút, vấn đề này thường xuất hiện tại điểm gặp nhau của sẹo tròn quanh phức hợp núm vú-quầng vú và vết sẹo dọc.
Dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, thường là:
- Làn da bị lạnh
- Có màu sác tối đen, tím tái
- Có thể xuất hiện vảy đen ở bên trên
Nếu vùng gặp vấn đề có diện tích nhỏ, thì qua thời gian nó sẽ tự khỏi mà không cần phẫu thuật. Nếu đi kèm với nó là hoại tử mỡ, thì cần phải cắt bỏ phần bị hoại tử và băng bó cho đến khi lành hoàn toàn, rồi sau đó có thể lên kế hoạch sửa lại sẹo vào một ngày nào đó sau này. Cắt bỏ một cách thận trọng vùng mô bị chết sẽ giúp xử lý vấn đề, cho đến khi mô hạt hình thành bên trên vết thương. Sau đó, có thể ghép da cho vùng bị cắt bỏ.
Đặc biệt, những bệnh nhân có chỉ số BMI cao nên được cho sử dụng kháng sinh trong ít nhất 5 ngày để ngăn ngừa trường hợp vết thương chậm lành và bị tách vết mổ.
Tụ máu
Đây là một biến chứng thường thấy với tất cả các phương pháp thu nhỏ ngực.
Tụ máu là khi bệnh nhân bị xuất huyết trong, máu chảy vào khoảng trống giữa các mô và ú đọng lại. Tụ máu gây ra một số biểu hiện lâm sàng như:
- Sưng: Nếu một bên ngực sưng to hơn hẳn bên còn lại thì rất có thể bạn đang có một ổ tụ máu lớn. Nhìn chung, ổ tụ máu vừa và lớn sẽ khiến vùng đó sưng lên.
- Đau: Ổ tụ chèn vào dây thần kinh hoặc làm căng các mô đang nhạy cảm gây đau.
- Bầm tím ở vùng bị biến dạng: Tụ máu có thể gây bầm tím trên da, ban đầu có thể có màu đỏ tím, rồi chuyển sang xanh đen và cuối cùng là vàng, nâu. Cách phân biệt với bầm tím thông thường là vết bầm tím thông thường không đi kèm sưng.
Tụ máu là nguyên nhân số một dẫn đến các vấn đề liên quan đến vết mổ. Nó có thể được ngăn ngừa bằng cách cầm máu tỉ mỉ trong lúc mổ và bệnh nhân tránh cử động vai trong 2-3 ngày sau phẫu thuật. Khi nghi ngờ bị tụ dịch, liên lạc với bác sĩ để được đánh giá. Cơ thể có thể xử lý ổ tụ nhỏ, với ổ tụ máu lớn, bác sĩ cần mổ để hút máu tụ ra. Nếu không được điều trị, tụ máu có thể dẫn đến hoại tử mỡ, da chùng và hoại tử núm vú.
Hoại tử núm vú-quầng vú
Nguồn cung cấp máu đến phức hợp núm vú-quầng vú từ mạch xuyên bên trong tuyến vú là đáng tin cậy nhất. Núm vú bị hoại tử là một biến chứng đáng sợ. Tỷ lệ mắc biến chứng này thay đổi nhiều và chủ yếu liên quan đến giảm lưu lượng máu đến vạt da gắn với phức hợp quầng vú-núm vú.
Bệnh nhân nên cẩn thận quan sát tuần hoàn máu đến núm vú để phát giác các dấu hiệu sớm. Về căn bản, chỉ cần đảm bảo đầu vú hồng hào, nhiệt độ bình thường. Nếu có các dấu hiệu sau trong một thời gian đáng kể thì cần liên lạc ngay với phòng khám:
- Núm vú/quầng vú ím tái, chuyển màu tối, sạm
- Lạnh ngắt
Nếu phát hiện sớm, xác định vấn đề và can thiệp ngay lập tức trong phòng phẫu thuật thì có thể cứu núm vú. Bác sĩ có thể cắt chỉ, tìm kiếm sự tồn tại của một ổ tụ máu và đánh giá lại mạch máu nuôi núm vú. Đôi khi có thể cải thiện tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch bằng cách dùng đỉa, nhưng phương pháp này tùy thuộc vào tình trạng sẵn có và độ sẵn sàng của bệnh nhân. Phương pháp chuyển đổi sớm sang kỹ thuật ghép mảnh ghép núm vú rời cũng đã được nhắc tới. Núm vú phải được ghép vào lớp hạ bì sâu, chứ không phải lớp mỡ bên dưới. Nếu các biện pháp này không thành công, bắt buộc bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật tái tạo núm vú/quầng vú trong giai đoạn sau.
Hoại tử mỡ
Biến chứng đáng sợ này là do tổn thương mạch máu đến mô mỡ trong vú. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị hoại tử mỡ có thể bao gồm:
- Vùng bị hoại tử mỡ xuất hiện các cục u cứng, tròn, lồi lên
- Thường không đau, nhưng một số người có thể bị nhức nhẹ hoặc thậm chí là đau
- Vùng da quanh các cục u này thường có vẻ bị đỏ, bầm tím hoặc trong một số trường hợp còn trông như bị lõm xuống
Đôi khi hoại tử mỡ có thể khiến núm vú bị tụt vào trong.
Những vùng hoại tử mỡ nhỏ có thể không cần can thiệp, đặc biệt khi không có hoại tử da. Nếu hoại tử da và mỡ thuộc mức quá nhiều và có kèm theo nhiễm trùng, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ, khâu kín và ghép da sau này.
Tụt núm vú
Tình trạng tụt núm vú tối thiểu được xem là do lực căng kéo từ đường chỉ khâu hoặc trọng lượng của phần cuống da kéo quầng vú, thường sẽ hết sau vài ngày. Núm vú bị thụt vào trong có thể cần được điều chỉnh bằng cách làm mỏng lớp biểu bì cuống da ở những chỗ bị căng. Nếu vấn đề tồn tại trong một thời gian dài, có thể nên phẫu thuật thêm để chỉnh sửa sau 6 tháng, bằng cách tách vết sẹo bị co.
Ngực mất cân đối; thay đổi hình dạng
Biến dạng vú thứ phát có thể do chọn sai kỹ thuật hoặc do đánh giá sai (cắt bỏ quá nhiều hoặc quá ít). Tình trạng hai bầu ngực mất cân đối nhẹ nhưng nhận ra được, có thể được xử lý bằng cách hút mỡ. Nếu hai bầu vú bị lệch nhau nhiều hơn thì phải làm phẫu thuật chỉnh sửa, sau ít nhất 6 tháng.
Sẹo phì đại
Sẹo phì đại thường xuất hiện ở vết rạch ngang nằm ở nếp gấp chân vú. Có tới 15% ca bị sẹo dày, ngứa hoặc khó chịu. Vỗ vỗ nhẹ vết sẹo trong vài tuần là một biện pháp đơn giản để giảm bớt xu hướng này. Sẹo phì đại có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid trực tiếp vào vết sẹo và dùng tấm dán gel silicon.
Nguy cơ bị sẹo xấu cũng phụ thuộc vào di truyền. Để giúp bệnh nhân có được vết sẹo lành đẹp nhất, các bác sĩ thường cho sử dụng băng dán y tế trong vài tuần, có thể lên đến 6 tuần. Mục đích là tránh sự xô lệch nhỏ giữa hai mép vết mổ để quá trình liền da được diễn ra một cách suôn sẻ nhất.
Mất đối xứng núm vú-quầng vú
Nếu hai núm vú chỉ bị lệch nhẹ (chênh lệch khoảng 1 cm) thì có thể xử lý bằng cách để bác sĩ cắt một đoạn da hình lưỡi liềm sát quầng vú, tại hướng cần thiết để kéo quầng vú-núm vú về vị trí đúng. Nếu bị lệch quá lớn, thì cần phải phẫu thuật giải phóng theo chu vi quầng vú. Núm vú bị đặt lệch ở vị trí quá cao là trường hợp khó giải quyết nhất.
Loạn cảm núm vú
Bệnh nhân cần biết rằng mình có thể sẽ bị loạn cảm ở núm vú (quá nhạy cảm, hoặc bị giảm cảm giác) lên đến một năm, nhưng cảm giác thường sẽ quay trở lại bình thường theo thời gian. Độ nhạy cảm về mặt tình dục bị giảm ở ít nhất 50% bệnh nhân, nhưng có thể quay trở lại.
Đối với những ca phẫu thuật mà mức độ thu nhỏ lớn, để đảm bảo kết quả tốt nhất, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật cắt rời núm vú-quầng vú và ghép lại vào bầu ngực. Trong những trường hợp này, bệnh nhân và bác sĩ cần trao đổi trước về khả năng mất cảm giác núm vú. Hầu hết các bệnh nhân làm thu nhỏ ngực đều chấp nhận biến chứng này một cách tích cực, để đổi lại sự nhẹ nhàng, thoải mái trong các hoạt động thường ngày.
Các vấn đề về tiết sữa
Thu nhỏ ngực có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ, nhưng Thibaudeau và cộng sự đã kết luận rằng phụ nữ vẫn có thể cho con bú sau khi làm thu nhỏ ngực (ít nhất là trong tháng đầu tiên sau khi sinh) và nên được khuyến khích làm thế. Tuy nhiên nếu trước đây bạn đã không có khả năng tiết sữa hoặc tiết sữa kém, thì phẫu thuật xong tình trạng này vẫn sẽ như cũ, chứ không cải thiện.
Ung thư vú
Phụ nữ dưới 40 có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc các yếu tố nguy cơ khác và bất kỳ phụ nữ nào trên 40 tuổi nên chụp quang tuyến vú trước khi làm thu nhỏ vú, để loại trừ sự hiện diện của các phát hiện bất thường. Bệnh nhân nên được thông báo rằng phẫu thuật thu nhỏ ngực sẽ dẫn đến sẹo và có thể bị vôi hóa trong nhu mô vú có thể nhìn thấy trong film chụp quang tuyến vú trong tương lai. Vì lý do đó, tất cả phụ nữ được khuyên nên chụp X-quang tuyến vú cơ bản từ 3 đến 6 tháng sau khi phẫu thuật, nó sẽ được dùng để so sánh với các hình ảnh chụp trong tương lai.
Việc tình cờ phát hiện ung thư trong các mẫu thu nhỏ vú là rất hiếm, ít hơn 0,5 đến 0,8 % với các ca thu nhỏ ngực lớn.
Bệnh nhân nên làm gì
Bệnh nhân nên làm gì khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường sau ca mổ?
Trước khi làm phẫu thuật bạn nên trao đổi với bác sĩ về những dấu hiệu cần chú ý; ghi nhớ và làm theo các chỉ dẫn chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ; giữ liên lạc, đi tái khám đầy đủ và khi có dấu hiệu bất thường, báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Trong trường hợp có các phản ứng nghiêm trọng, bạn nên đến phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Xem tiếp...