Phương Nga
Tích Cực
Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực
Trong phẫu thuật nâng ngực, từ gợn sóng được dùng để chỉ sự lồi lõm của bầu ngực, mà bản chất là do các nếp gấp của rìa túi độn cộm lên bên dưới da. Gợn sóng là một biến chứng khá phổ biến sau nâng ngực hoặc tái tạo ngực có dùng túi độn đặt dưới mô. Tỉ lệ gặp biến chứng này lên đến 10% trên tổng số ca. Cần lưu ý, bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng gợn sóng “ẩn”, tức là sờ được mà không nhìn thấy được. Đây là hiện tượng rất phổ biến và khá bình thường, bệnh nhân không cần phải quá lo lắng khi phát hiện, thậm chí có thể không cần điều trị. Còn với những ca nặng hơn, khi các gợn sóng lộ rõ trên bề mặt và có thể nhìn thấy được, thì bệnh nhân có thể chọn phẫu thuật điều trị nếu muốn. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hiện tượng này làm ngực xấu đi và làm giảm độ hài lòng của bệnh nhân.
Bề mặt túi độn chắc chắn sẽ có sự thay đổi qua thời gian. Khi bạn đứng thẳng, trọng lực sẽ kéo thành phần bên trong túi độn xuống dưới. Còn vỏ của túi độn thì vẫn gần như nằm “cố định” tại chỗ, dẫn đến tình trạng nửa trên bị trống, nửa dưới thì đầy. Mặc dù hiện tượng này sẽ giúp tạo ra dánh ngực hình giọt nước đẹp tự nhiên, nhưng lực kéo theo chiều dọc có thể tạo ra những vết gấp nếp trên bề mặt túi độn. Có thể quan sát được hiện tượng này khi dùng tay nâng, nghiêng túi độn ngực khi chưa đưa vào trong cơ thể. Thường thì những thay đổi này khá là nhỏ và đã có mô ngực bao phủ bên trên để che đi. Tuy nhiên, trong một số ca nặng, nếp gấp quá lớn, cộng thêm mô ngực không đủ dày để che, khiến những nếp gấp này lộ rõ trên bề mặt da và có thể phát hiện bằng mắt thường.
Nguyên nhân dẫn đến gợn sóng
Có hai yếu tố chính trong nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng gợn sóng là:
Biến dạng gợn sóng hầu như sẽ không tự biến mất. Những biện pháp để loại bỏ gợn sóng ở ngực thường là thay thế túi độn, chuyển túi độn xuống dưới cơ, tăng cỡ túi độn hoặc bóp nhỏ bầu ngực. Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm nhiều biện pháp mới hơn, thú vị hơn để loại bỏ biến chứng này, bao gồm cấy mỡ tự thân hoặc sử dụng ADM.
Bác sĩ có thể giúp bạn thay đổi sang một loại túi có kết cấu đặc hơn, bề mặt trơn nhẵn... Nếu túi độn quá to thì chuyển sang loại có kích thước nhỏ hơn.
Nếu túi độn đang đặt dưới mô tuyến và mô tuyến quá mỏng, thì chuyển túi độn xuống dưới cơ. Như thế, túi độn sẽ có thêm một lớp bọc dày và trơn nhẵn, làm giảm nguy cơ gợn sóng quay trở lại.
Vật liệu sinh học ADM – Acellular Dermal Matrices – là vật liệu ghép thay thế, được chế tạo ra từ tế bào biểu bì của người thông qua quá trình loại bỏ toàn bộ tế bào, chỉ giữ lại cấu trúc nền (extracellular matrix). Thành phần chính của mảnh ghép ADM là các sợi xơ co dãn và các búi collagen. Các bác sĩ có thể ghép màng ADM vào bầu ngực để bổ trợ và củng cố mô mềm của vú.
Tùy vào tình hình mà có thể có hai phương án phẫu thuật:
Độ an toàn và hiệu quả của mảnh ghép ADM trong phẫu thuật chỉnh sửa ngực đã được ghi nhận rộng rãi. Điểm trừ của nó có lẽ là chi phí đắt đỏ.
Cấy mỡ của chính cơ thể vào ngực với mục đích làm dày mô vú, gia tăng độ che phủ cho túi ngực. Phương pháp này đã được thực hiện và đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên nó chưa được chuẩn hóa. Có bác sĩ chọn tiêm mỡ cấy mà không thay thế túi ngực, có bác sĩ chọn vừa cấy mỡ vừa thay thế túi ngực. Cả hai phương pháp đều có sự thành công nhất định. Cấy mỡ tự thân về căn bản khá giống với việc cấy ADM, nhưng nó có lợi hơn ở điểm là nó ít xâm lấn hơn, không nhất thiết phải thay thế hoặc thay đổi vị trí của túi độn. Cấy mỡ tự thân hiện còn có một ứng dụng thú vị đó là ngăn ngừa hiện tượng gợn sóng. Mỡ được cấy ngay từ khi làm phẫu thuật nếu mô tuyến của bệnh nhân quá mỏng, hoặc ngực nhỏ quá nhỏ so với kích cỡ túi độn mong muốn.
Đã có một số phương pháp khác được áp dụng nhưng hiện chưa phải biện pháp phổ biến:
Xem tiếp...
Biến chứng gợn sóng sau nâng ngực
Trong phẫu thuật nâng ngực, từ gợn sóng được dùng để chỉ sự lồi lõm của bầu ngực, mà bản chất là do các nếp gấp của rìa túi độn cộm lên bên dưới da. Gợn sóng là một biến chứng khá phổ biến sau nâng ngực hoặc tái tạo ngực có dùng túi độn đặt dưới mô. Tỉ lệ gặp biến chứng này lên đến 10% trên tổng số ca. Cần lưu ý, bệnh nhân rất dễ gặp phải tình trạng gợn sóng “ẩn”, tức là sờ được mà không nhìn thấy được. Đây là hiện tượng rất phổ biến và khá bình thường, bệnh nhân không cần phải quá lo lắng khi phát hiện, thậm chí có thể không cần điều trị. Còn với những ca nặng hơn, khi các gợn sóng lộ rõ trên bề mặt và có thể nhìn thấy được, thì bệnh nhân có thể chọn phẫu thuật điều trị nếu muốn. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng hiện tượng này làm ngực xấu đi và làm giảm độ hài lòng của bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn đến gợn sóng
Bề mặt túi độn chắc chắn sẽ có sự thay đổi qua thời gian. Khi bạn đứng thẳng, trọng lực sẽ kéo thành phần bên trong túi độn xuống dưới. Còn vỏ của túi độn thì vẫn gần như nằm “cố định” tại chỗ, dẫn đến tình trạng nửa trên bị trống, nửa dưới thì đầy. Mặc dù hiện tượng này sẽ giúp tạo ra dánh ngực hình giọt nước đẹp tự nhiên, nhưng lực kéo theo chiều dọc có thể tạo ra những vết gấp nếp trên bề mặt túi độn. Có thể quan sát được hiện tượng này khi dùng tay nâng, nghiêng túi độn ngực khi chưa đưa vào trong cơ thể. Thường thì những thay đổi này khá là nhỏ và đã có mô ngực bao phủ bên trên để che đi. Tuy nhiên, trong một số ca nặng, nếp gấp quá lớn, cộng thêm mô ngực không đủ dày để che, khiến những nếp gấp này lộ rõ trên bề mặt da và có thể phát hiện bằng mắt thường.
Có hai yếu tố chính trong nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:
- Chất lượng mô ngực bao phủ túi độn: Nếu mô ngực của bệnh nhân mỏng hoặc bị giãn quá đà (ngực nhỏ, thành ngực mỏng...) thì lớp mô và da không thể bao bọc và che đi túi độn bị gấp nếp bên dưới.
- Khả năng biến dạng của túi độn: Có một số loại túi độn và cách đặt túi độn làm gia tăng khả năng lộ nếp gấp trên bề mặt túi. Những túi độn chứa gel hay các loại chất lỏng đặc sẽ phần nào giữ được hình dáng ban đầu cho dù bị trọng lực tác động, còn chất lỏng loãng như nước muối sẽ dễ tạo ra biến dạng trên bề mặt túi hơn. Về vị trí, nếu đặt dưới cơ thì khi ta đứng dậy, cơ ngực lớn sẽ co lại để chống đỡ vai và chi trên, sự co lại này vô tình tác động lực lên túi độn nằm bên dưới và giúp túi độn giữ phần nào hình dạng vốn có, khác với túi độn đặt dưới mô.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng gợn sóng là:
- Bệnh nhân gầy, có chỉ số BMI thấp, vì mô tuyến của họ rất mỏng
- Mô ngực bị mỏng đi sau khi giảm cân hoặc mang thai
- Ngực chảy xệ làm thay đổi độ che phủ của mô ngực bao quanh túi độn, khiến cho phần bầu ngực bên trên bị lộ gợn sóng
- Vị trí đặt túi độn: Đặt túi độn dưới mô dễ bị gợn sóng hơn. Đặt túi ngực dưới cơ (không cắt cơ) thì ít có khả năng hơn vì có lớp cơ ngực dày dặn che đi, tuy nhiên vẫn có nguy cơ vì một phần túi độn vẫn lộ ra ngoài. Khả năng bị gợn sóng ở bầu ngực dưới trong kỹ thuật dual-plane và đặt túi dưới mô là như nhau, vì nửa dưới túi độn đều được bao bọc bởi mô mềm đối với cả hai kỹ thuật.
- Phẫu thuật tái tạo vú dễ gây tình trạng gợn sóng hơn là phẫu thuật nâng vú, do mô vú bị mỏng, ít hơn ban đầu
- Kết cấu bên trong và cấu tạo bên ngoài bề mặt túi độn: Dung dịch đặc thì khó bị gấp nếp, dung dịch loãng như nước muối dễ khiến túi độn biến dạng hơn.
- Túi độn bề mặt thô ráp dễ bị biến dạng hơn túi độn bề mặt trơn nhẵn
Các phương án điều trị
Biến dạng gợn sóng hầu như sẽ không tự biến mất. Những biện pháp để loại bỏ gợn sóng ở ngực thường là thay thế túi độn, chuyển túi độn xuống dưới cơ, tăng cỡ túi độn hoặc bóp nhỏ bầu ngực. Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm nhiều biện pháp mới hơn, thú vị hơn để loại bỏ biến chứng này, bao gồm cấy mỡ tự thân hoặc sử dụng ADM.
Thay đổi túi độn ngực
Bác sĩ có thể giúp bạn thay đổi sang một loại túi có kết cấu đặc hơn, bề mặt trơn nhẵn... Nếu túi độn quá to thì chuyển sang loại có kích thước nhỏ hơn.
Thay đổi vị trí đặt túi độn
Nếu túi độn đang đặt dưới mô tuyến và mô tuyến quá mỏng, thì chuyển túi độn xuống dưới cơ. Như thế, túi độn sẽ có thêm một lớp bọc dày và trơn nhẵn, làm giảm nguy cơ gợn sóng quay trở lại.
Dùng mảnh ghép ADM
Vật liệu sinh học ADM – Acellular Dermal Matrices – là vật liệu ghép thay thế, được chế tạo ra từ tế bào biểu bì của người thông qua quá trình loại bỏ toàn bộ tế bào, chỉ giữ lại cấu trúc nền (extracellular matrix). Thành phần chính của mảnh ghép ADM là các sợi xơ co dãn và các búi collagen. Các bác sĩ có thể ghép màng ADM vào bầu ngực để bổ trợ và củng cố mô mềm của vú.
Tùy vào tình hình mà có thể có hai phương án phẫu thuật:
- Nếu mô vú mỏng, biến dạng túi độn lồi lên ngay bên dưới mô, thì có thể sử dụng màng ADM như một tấm vải phủ lên trên túi độn, làm gia tăng độ dày của mô vú và tăng độ che phủ.
- Nếu phần nửa dưới của mô vú không đủ để che các biến dạng của túi độn, thì màng ADM có thể được sử dụng như một cái võng đỡ lấy túi độn, củng cố bầu ngực dưới.
Độ an toàn và hiệu quả của mảnh ghép ADM trong phẫu thuật chỉnh sửa ngực đã được ghi nhận rộng rãi. Điểm trừ của nó có lẽ là chi phí đắt đỏ.
Cấy mỡ tự thân
Cấy mỡ của chính cơ thể vào ngực với mục đích làm dày mô vú, gia tăng độ che phủ cho túi ngực. Phương pháp này đã được thực hiện và đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên nó chưa được chuẩn hóa. Có bác sĩ chọn tiêm mỡ cấy mà không thay thế túi ngực, có bác sĩ chọn vừa cấy mỡ vừa thay thế túi ngực. Cả hai phương pháp đều có sự thành công nhất định. Cấy mỡ tự thân về căn bản khá giống với việc cấy ADM, nhưng nó có lợi hơn ở điểm là nó ít xâm lấn hơn, không nhất thiết phải thay thế hoặc thay đổi vị trí của túi độn. Cấy mỡ tự thân hiện còn có một ứng dụng thú vị đó là ngăn ngừa hiện tượng gợn sóng. Mỡ được cấy ngay từ khi làm phẫu thuật nếu mô tuyến của bệnh nhân quá mỏng, hoặc ngực nhỏ quá nhỏ so với kích cỡ túi độn mong muốn.
Các phương án khác
Đã có một số phương pháp khác được áp dụng nhưng hiện chưa phải biện pháp phổ biến:
- Sử dụng chính thành nang bao bọc túi độn: Sau phẫu thuật nâng ngực, cơ thể sẽ tự hình thành nang bao bọc xung quanh túi độn, đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vật liệu ngoại lai. Hiện nay, có nhiều bác sĩ coi đó như một nguồn mô ghép mới. Khi chữa biến dạng gợn sóng, túi độn được lấy ra, nửa dưới của nang bao bọc được tách khỏi cơ bên dưới và khỏi mô mềm bên trên, sau đó gập đôi lại lên trên để gia tăng độ dày cho mô vú.
- Sử dụng mảnh ghép từ mạc cơ đùi, đặt ngay bên ngoài của nang bao bọc túi độn mà không cần lấy túi độn ra ngoài.
Xem tiếp...