Phương Nga
Tích Cực
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Biến dạng gò ngực kép là một biến chứng sau nâng ngực, đã được nhiều người biết đến. Theo mô tả, biến dạng này được đặc trưng bởi bầu ngực có hai đường chân ngực (nếp dưới vú), chạy song song với nhau. Đường chân ngực ở dưới là đường chân ngực mới được tạo ra trong lúc làm phẫu thuật; còn đường chân ngực cao hơn ở trên là đường chân ngực cũ, tạo ra cảm giác như có hai gò ngực như xếp chồng lên nhau.
Nguyên nhân dẫn đến biến dạng này thường là do lỗi kỹ thuật trong quá trình nâng ngực. Cấu tạo ngực tự nhiên của một số người cũng khiến họ dễ gặp phải biến chứng này hơn, ví dụ như: núm vú gần đường chân ngực; bầu ngực dưới quá nhỏ (vú dạng ống – tubular breast)... Mặc dù vậy, những người không có yếu tố nguy cơ vẫn hoàn toàn có thể bị biến dạng gò ngực kép.
Trong phẫu thuật nâng ngực, đôi khi bác sĩ cần áp dụng biện pháp “tạo” đường chân ngực mới cho bệnh nhân. Biện pháp này hỗ trợ những bệnh nhân có ngực nhỏ, diện tích mô ngực không đủ để chứa túi độn, vì vậy cần mở rộng khoang đặt túi ngực bằng cách hạ thấp đường chân ngực. Điều này được thực hiện như sau: rạch mổ ở vị trí thấp hơn so với đường chân ngực gốc, bóc tách hướng lên trên, giải phóng đường chân ngực gốc, cơ và mô; sau đó tiến hành phẫu thuật như bình thường và khâu kín ở vị trí rạch mới.
Để nắm được mấu chốt về nguyên nhân và cách giải quyết biến dạng gò ngực kép, bạn phải hiểu về cấu tạo của đường chân ngực.
Đường chân ngực, hay còn gọi là nếp gấp ngực, nếp gấp chân ngực..., là đặc thù về mặt giải phẫu học. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được về cấu tạo của nó. Có những người cho rằng, nó là một loại “dây chằng” đặc biệt, và việc cắt đứt dây chằng này sẽ dẫn đến biến dạng hai gò ngực. Nhưng theo quan sát giải phẫu nam và nữ, tại vị trí của đường chân ngực, thì ba yếu tố mạc cơ sâu, mô dưới da và da có sự khác biệt. Cụ thể là thay vì xếp thành các lớp tách biệt và có ranh giới rõ ràng, thì tại vị trí đường chân ngực, thì da và mô dưới da lại dính xuống lớp mạc cơ sâu (theo quan sát có những bó collagen mọc từ mạc cơ, len lỏi qua mô dưới da và gắn vào lớp bì, kéo lớp bì xuống sát mạc cơ).
Từ những hiểu biết trên, bác sĩ Handel (2013) đưa ra nhận định rằng, nguyên nhân gò ngực kép xuất hiện không phải vì “cắt nhầm vào dây chằng”, mà là do không bóc tách da và mạc cơ tại vị trí đường chân ngực cũ, dẫn đến hiện tượng đường chân ngực cũ vẫn tồn tại bên trên đường chân ngực mới. Hoặc khi ta tạo đường chân ngực mới quá thấp; dùng túi độn quá to, khiến cho mô ngực không chống đỡ nổi nên trượt xuống dưới; hoặc bệnh nhân ốn dĩ đã có các yếu tố rủi ro từ trước, thì nếp gấp ngực cũ sẽ tiếp tục tồn tại bên trên nếp gấp mới. Nó tạo ra thứ mà ta gọi là biến dạng gò ngực kép.
Bắt buộc phải phẫu thuật để chữa biến dạng gò ngực kép. Đối với loại biến dạng này, có hai trường hợp:
Với nhóm một, phương án giải quyết là phẫu thuật loại bỏ đường chân ngực cũ, bằng cách cắt đứt mối liên kết giữa mạc cơ và da tại vị trí cũ.
Với nhóm bệnh nhân thứ hai thì cần hướng tiếp cận khác. Đa số bệnh nhân chọn đặt túi độn dưới cơ (dual-plane loại I), sự co bóp của cơ ép túi độn trượt xuống dưới. Trong trường hợp này, bác sĩ Handel khuyên nên tạo khoang chứa túi độn mới và giữ nguyên liên kết của mạc cơ tại đường chân ngực. Khoang chứa mới này có thể là khoang dưới mô, trên cơ nếu mô ngực của bệnh nhân đủ dày; hoặc áp dụng kỹ thuật dual-plane loại II hoặc loại III để đặt túi độn dưới cả cơ và mô, nếu mô ngực không đủ để che phủ túi độn.
Tham khảo: Top 10 Bộ Ngực Đẹp - Nóng Bỏng Nhất Ở Việt Nam Và Thế Giới
Như đã đề cập ở trên, một số bệnh nhân có cấu trúc giải phẫu dễ dẫn đến biến dạng gò ngực kép hơn cả. Đặc biệt, mỗi ca hạ đường chân ngực đều tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng này.
Một số yếu tố gây rủi ro:
Trên thực tế, nhóm bệnh nhân không có yếu tố rủi ro vẫn có thể bị biến dạng gò ngực kép, vậy nên đừng chủ quan, nhưng cũng đừng bi quan khi bạn gặp biến chứng này. Bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn chỉnh sửa bằng phẫu thuật, để bạn có được bộ ngực như ý.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...
Biến dạng gò ngực kép là gì?
Biến dạng gò ngực kép là một biến chứng sau nâng ngực, đã được nhiều người biết đến. Theo mô tả, biến dạng này được đặc trưng bởi bầu ngực có hai đường chân ngực (nếp dưới vú), chạy song song với nhau. Đường chân ngực ở dưới là đường chân ngực mới được tạo ra trong lúc làm phẫu thuật; còn đường chân ngực cao hơn ở trên là đường chân ngực cũ, tạo ra cảm giác như có hai gò ngực như xếp chồng lên nhau.
Nguyên nhân dẫn đến biến dạng này thường là do lỗi kỹ thuật trong quá trình nâng ngực. Cấu tạo ngực tự nhiên của một số người cũng khiến họ dễ gặp phải biến chứng này hơn, ví dụ như: núm vú gần đường chân ngực; bầu ngực dưới quá nhỏ (vú dạng ống – tubular breast)... Mặc dù vậy, những người không có yếu tố nguy cơ vẫn hoàn toàn có thể bị biến dạng gò ngực kép.
Nguyên nhân dẫn đến biến dạng gò ngực kép
Trong phẫu thuật nâng ngực, đôi khi bác sĩ cần áp dụng biện pháp “tạo” đường chân ngực mới cho bệnh nhân. Biện pháp này hỗ trợ những bệnh nhân có ngực nhỏ, diện tích mô ngực không đủ để chứa túi độn, vì vậy cần mở rộng khoang đặt túi ngực bằng cách hạ thấp đường chân ngực. Điều này được thực hiện như sau: rạch mổ ở vị trí thấp hơn so với đường chân ngực gốc, bóc tách hướng lên trên, giải phóng đường chân ngực gốc, cơ và mô; sau đó tiến hành phẫu thuật như bình thường và khâu kín ở vị trí rạch mới.
Để nắm được mấu chốt về nguyên nhân và cách giải quyết biến dạng gò ngực kép, bạn phải hiểu về cấu tạo của đường chân ngực.
Cấu tạo đường chân ngực
Đường chân ngực, hay còn gọi là nếp gấp ngực, nếp gấp chân ngực..., là đặc thù về mặt giải phẫu học. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được về cấu tạo của nó. Có những người cho rằng, nó là một loại “dây chằng” đặc biệt, và việc cắt đứt dây chằng này sẽ dẫn đến biến dạng hai gò ngực. Nhưng theo quan sát giải phẫu nam và nữ, tại vị trí của đường chân ngực, thì ba yếu tố mạc cơ sâu, mô dưới da và da có sự khác biệt. Cụ thể là thay vì xếp thành các lớp tách biệt và có ranh giới rõ ràng, thì tại vị trí đường chân ngực, thì da và mô dưới da lại dính xuống lớp mạc cơ sâu (theo quan sát có những bó collagen mọc từ mạc cơ, len lỏi qua mô dưới da và gắn vào lớp bì, kéo lớp bì xuống sát mạc cơ).
Nguyên nhân dẫn đến biến dạng gò ngực kép
Từ những hiểu biết trên, bác sĩ Handel (2013) đưa ra nhận định rằng, nguyên nhân gò ngực kép xuất hiện không phải vì “cắt nhầm vào dây chằng”, mà là do không bóc tách da và mạc cơ tại vị trí đường chân ngực cũ, dẫn đến hiện tượng đường chân ngực cũ vẫn tồn tại bên trên đường chân ngực mới. Hoặc khi ta tạo đường chân ngực mới quá thấp; dùng túi độn quá to, khiến cho mô ngực không chống đỡ nổi nên trượt xuống dưới; hoặc bệnh nhân ốn dĩ đã có các yếu tố rủi ro từ trước, thì nếp gấp ngực cũ sẽ tiếp tục tồn tại bên trên nếp gấp mới. Nó tạo ra thứ mà ta gọi là biến dạng gò ngực kép.
Chữa biến dạng gò ngực kép
Bắt buộc phải phẫu thuật để chữa biến dạng gò ngực kép. Đối với loại biến dạng này, có hai trường hợp:
- Những người có nếp chân ngực gốc quá cao.
- Những người có nếp chân ngực nằm ở vị trí hợp lý, nhưng mép dưới của túi độn lại nằm dưới rãnh chân ngực. (Do sai sót trong phẫu thuật hoặc túi độn ngẫu nhiên trượt xuống dưới)
Với nhóm một, phương án giải quyết là phẫu thuật loại bỏ đường chân ngực cũ, bằng cách cắt đứt mối liên kết giữa mạc cơ và da tại vị trí cũ.
Với nhóm bệnh nhân thứ hai thì cần hướng tiếp cận khác. Đa số bệnh nhân chọn đặt túi độn dưới cơ (dual-plane loại I), sự co bóp của cơ ép túi độn trượt xuống dưới. Trong trường hợp này, bác sĩ Handel khuyên nên tạo khoang chứa túi độn mới và giữ nguyên liên kết của mạc cơ tại đường chân ngực. Khoang chứa mới này có thể là khoang dưới mô, trên cơ nếu mô ngực của bệnh nhân đủ dày; hoặc áp dụng kỹ thuật dual-plane loại II hoặc loại III để đặt túi độn dưới cả cơ và mô, nếu mô ngực không đủ để che phủ túi độn.
Tham khảo: Top 10 Bộ Ngực Đẹp - Nóng Bỏng Nhất Ở Việt Nam Và Thế Giới
Những ai dễ gặp phải biến chưng gò ngực kép
Như đã đề cập ở trên, một số bệnh nhân có cấu trúc giải phẫu dễ dẫn đến biến dạng gò ngực kép hơn cả. Đặc biệt, mỗi ca hạ đường chân ngực đều tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng này.
Một số yếu tố gây rủi ro:
- Vú nhỏ, ít mô, cần hạ đường chân ngực để nhét vừa túi độn
- Tubular breast – vú củ, hay hiện tượng vú không phát triển đầy đủ
- Khoảng cách giữ núm vú và đường chân ngực quá ngắn, khiến bầu ngực bị mất cân đối giữa bầu ngực trên và dưới
Trên thực tế, nhóm bệnh nhân không có yếu tố rủi ro vẫn có thể bị biến dạng gò ngực kép, vậy nên đừng chủ quan, nhưng cũng đừng bi quan khi bạn gặp biến chứng này. Bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn chỉnh sửa bằng phẫu thuật, để bạn có được bộ ngực như ý.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...