MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
652K

Bị Tước Bằng Lái Xe Có Được Lái Xe Không?

Cẩm Ly

Ngôi Sao
Người tham gia giao thông vi phạm luật bị thu giữ bằng lái xe tạm thời hoặc tước quyền sử dụng bằng lái xe tạm thời có được tiếp tục điều khiển phương tiện trên đường hay không? Bị giữ bằng nhưng vẫn lái xe bị phạt bao nhiêu tiền? Thời gian tạm giữ bằng lái là bao lâu? Cùng khám phá các quy định này qua bài viết sau nhé!

1 Tước Quyền Sử Dụng Giấy Phép Lái Xe Có Được Lái Xe Không?


Theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tạm thời được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị tước bằng lái xe có được lái xe không
Bị tước bằng lái xe có được lái xe không

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tạm thời, cá nhân, tổ chức không được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vẫn cố tình vi phạm, lái xe trong thời gian bị tước bằng sẽ bị xử lý với lỗi không có giấy phép lái xe.

2 Bị Phạt Bao Nhiêu Nếu Vẫn Lái Xe Khi Không Có Bằng?


Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), khi tham gia giao thông không có bằng lái xe sẽ bị xử phạt như sau:

  • Người điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các dòng xe tương đương phải nộp phạt khoảng 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.
  • Người điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh lớn hơn 175 cm3 và các dòng xe tương đương phải nộp phạt khoảng 4.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ.
  • Người điều khiển ô tô, xe kéo và các dòng xe tương đương phải nộp phạt khoảng 10.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ.

3 Bị Tạm Giữ Giấy Phép Lái Xe Có Được Lái Xe Không?


Người tham gia giao thông nếu bị tạm giữ bằng lái xe thì vẫn được phép lái xe trong thời gian hẹn ghi trong biên bản phạt. Cụ thể, theo khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người có thẩm quyền được phép tạm giữ giấy tờ (giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác) có liên quan đến phương tiện và tang vật trong trường hợp chỉ phạt tiền để cá nhân/ tổ chức chấp hành quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân/ tổ chức không có giấy tờ thì người có thẩm quyền được quyền thu giữ phương tiện hoặc tang vật có liên quan.

Bị Tạm Giữ Giấy Phép Lái Xe Có Được Lái Xe Không?
Bị Tạm Giữ Giấy Phép Lái Xe Có Được Lái Xe Không?

Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm luật và chỉ bị phạt tiền, không bị tước bằng lái xe tạm thời thì cảnh sát vẫn có quyền tạm giữ bằng. Mục đích là để người tham gia giao thông chấp hành nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Sau khi nộp phạt thì người vi phạm sẽ được trả lại bằng, tức là trong thời gian này họ vẫn có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi có cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ, người tham gia giao thông cần xuất trình biên bản phạt thay thế giấy phép lái xe.

Trường hợp quá hạn hẹn nộp tiền phạt nhưng người tham gia giao thông vẫn không chấp hành nộp phạt thì biên bản phạt không còn giá trị pháp lý. Lúc này người điều khiển phương tiện vẫn bị xử phạt như thường vì không có giấy phép lái xe.

4 Thời Gian Tạm Giữ Bằng Lái Xe Khoảng Bao Lâu?


Tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời gian tạm giữ giấy phép lái xe như sau:

Trường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe để thi hành quyết định xử phạt hành chính: Tạm giữ giấy phép lái xe không quá 7 ngày kể từ thời điểm thu giấy phép lái xe; trường hợp cần chuyển vụ việc lên đơn vị có thẩm quyền xử lý thì không được tạm giữ quá 10 ngày kể từ thời điểm tạm giữ.

Tuy nhiên, thời gian tạm giữ giấy phép lái xe có thể dài hơn với những trường hợp sau:

  • Trường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe để xác minh, giải trình: Cá nhân, tổ chức vi phạm cần phải giải trình, xác minh lại các thông tin liên quan thì thời gian tạm giữ giấy phép lái xe không được quá 30 ngày.
  • Trường hợp bị thu giữ giấy phép lái xe để điều tra: Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giải trình, xác minh các sự việc phức tạp và nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để thu thập bằng chứng và kiểm tra tính chân thực của chứng cứ, trường hợp này thời gian tạm giữ giấy phép lái xe không quá 60 ngày.
Thời Gian Tạm Giữ Bằng Lái Xe Khoảng Bao Lâu?
Thời Gian Tạm Giữ Bằng Lái Xe Khoảng Bao Lâu?

Lưu ý:

  • Thời gian tạm giữ giấy phép lái xe được tính từ thời điểm giấy phép lái xe bị thu thực tế.
  • Không được tạm giữ giấy phép lái xe vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính theo Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Thời gian tạm giữ giấy phép lái xe kết thúc khi chủ phương tiện hoàn thành xử phạt hành chính, áp dụng với trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe để thi hành quyết định xử phạt hành chính.
  • Để kéo dài thời gian tạm giữ giấy phép lái xe, người có thẩm quyền phải đưa ra quyết định tạm giữ giấy phép lái xe.

> Đề xuất tham khảo: Chưa Đổi Giấy Phép Lái Xe Sang Thẻ PET Có Bị Phạt Không?

Hy vọng những thông tin quy định mới nhất về việc tham gia giao thông khi bị cảnh sát giao thông giữ bằng lái xe sẽ hữu ích cho bạn. Xem thêm nhiều chủ đề bài viết xoay quanh quy định liên quan đến giấy phép lái xe trên website của chúng tôi nhé!

Xem tiếp...
 
Top Bottom