SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay là hiện tượng thường thấy khi bị dị ứng. Người bị nổi mề đay khắp người có thể uống một số loại thuốc Tây để triệu chứng ngứa ngáy nhanh khỏi. Bài viết giới thiệu một số loại thuốc điều trị dị ứng mề đay tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi dùng, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, người bệnh có thể uống thuốc Tây để điều trị bệnh.
Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân, người bệnh có thể uống thuốc Tây để điều trị bệnh.

Nổi mề đay khắp người uống thuốc gì cải thiện nhanh?​


Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện các sẩn phù, ngứa ngáy khó chịu. Chúng thường xuất hiện trong quãng thời gian ngắn, lặn mất sau khoảng 15 phút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể đang gặp phải dị ứng.

Mề đay thường nổi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc chống dị ứng để cải thiện tình trạng ngứa ngày khó chịu.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số loại thuốc uống chữa mề đay dị ứng tốt nhất, nhanh khỏi chứng mề đay dị ứng.

1. Uống thuốc Tây​

Thuốc Fexofenadine


Thuốc Fexofenadine là thuốc chữa mề đay và một số dị ứng khác. Thuốc còn có một số tên biệt dược khác như: Fexofenadin, Fegra 120mg, Telfor 60, Telfor 120, Allerphast 60mg, Fexophar 180mg,…

Thuốc Fexofenadine là thuốc kháng thụ thể histamin thế hệ mới. Thuốc giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù trên da người bệnh mề đay. Đặc biệt, thuốc không gây ra cảm giác, mệt mỏi và buồn ngủ.

Thuốc Fexofenadine dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Về liều dùng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên lạm dụng thuốc.

Thuốc Loratadine


Thuốc Loratadine cũng là thuốc kháng Histamin thế hệ mới, dùng để điều trị dị ứng mề đay, viêm mũi dị ứng,…

Thuốc Loratadine dùng được ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Dùng thuốc bằng cách uống thuốc trực tiếp với nước lọc.

Trường hợp người bị suy gan nặng cần thận trọng trước khi dùng.

Thuốc Loratadine giúp điều trị chứng mề đay nhanh chóng, không gây buồn ngủ.
Thuốc Loratadine giúp điều trị chứng mề đay nhanh chóng, không gây buồn ngủ.

Thuốc Cetirizin​


Thuốc Cetirizin được bào chế ở dạng viên nang, viên bao phim. Thuốc có một số tên gọi khác như: Parlazin, Rinitrin, Alzyltex, Zibreno 5,…

Thuốc Cetirizin được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như: mề đay mạn tính, mẩn ngứa ngoài da, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.

Thuốc Cetirizin dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Về liều dùng của thuốc Cetirizin, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Thuốc Cetirizin không thích hợp dùng ở một số trường hợp như: người bệnh suy thận, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thuốc Cetirizin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, khô miệng, thèm ăn, chán ăn, bí tiểu,… Trong quá trình dùng thuốc Cetirizin, nếu thấy xuất hiện triệu chứng lạ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khai báo.

Thuốc Cetirizin được dùng trong điều trị mề đay do dị ứng, viêm mũi dị ứng,... Thuốc gây ra tình trạng buồn ngủ trong quá trình dùng.
Thuốc Cetirizin được dùng trong điều trị mề đay do dị ứng, viêm mũi dị ứng,… Thuốc gây ra tình trạng buồn ngủ trong quá trình dùng.

Thuốc Hydroxyzine​


Thuốc Hydroxyzine được bào chế ở dạng viên nén, còn có những tên biệt dược khác như: Atarax, Philhydarax tab, Apo-Hydroxyzine 25mg,…

Thuốc Hydroxyzine là thuốc điều trị dị ứng histamin, có tác dụng an thần, gây buồn ngủ. Người bệnh dị ứng mề đay có thể dùng thuốc Hydroxyzine để cải thiện triệu chứng.

Thuốc chữa mề đay Hydroxyzine có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngủ gà, táo bón, bí tiểu, lú lẫn ở người già,…

Thuốc Hydroxyzine không thích hợp dùng cho phụ nữ đang mang thai. Bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc Hydroxyzine.

Người bệnh mề đay dùng thuốc Hydroxyzine theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên dùng thuốc quá liều vì có thể dẫn đến sốc thuốc, ngộ độc thuốc.

Thuốc Diphenhydramine​


Thuốc Diphenhydramine được bào chế ở dạng viên nang, viên nén. Hoạt chất Diphenhydramine hydrochloride có tác dụng kháng histamin, điều trị dị ứng mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…

Thuốc Diphenhydramine là thuốc kháng histamin đời cũ nên gây ra hiện tượng buồn ngủ, mệt mỏi khi dùng.

Thuốc Diphenhydramine dùng được ở cả người lớn và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Ở mỗi đối tượng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng khác nhau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng trước khi uống thuốc.

Dùng thuốc Diphenhydramine quá liều, dùng thuốc với rượu có thể gây ra tình trạng ngộ độc nặng.

Khi uống thuốc mề đay Diphenhydramine, người bệnh cần dùng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
Khi uống thuốc mề đay Diphenhydramine, người bệnh cần dùng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Thuốc Chlopheniramin​


Thuốc Chlopheniramin được bào chế ở các dạng: viên nén, viên nang, viên nén bao phim, siro và thuốc tiêm. Thuốc còn có một số tên gọi khác như: Cedetamin TH, Chlopheniramine maleate, Chlopheniramine,…

Thuốc Chlopheniramin có khả năng kháng lại các thụ thể histamin trong cơ thể, nên được dùng để điều trị nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch,…

Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể uống thuốc Chlopheniramin để cải thiện. Thuốc Chlopheniramin sử dụng được ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên, về liều dùng, người bệnh cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc Chlopheniramin không thích hợp dùng ở các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng;
  • Người bị hen suyễn cấp;
  • Người bị viêm loét dạ dày;
  • Người bị tắc môn vị – tá tràng;
  • Người đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO);
  • Người bị tắc cổ bàng quang;
  • Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Thuốc chữa mề đay Chlopheniramin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, an thần, buồn nôn,…

Thuốc Dexchlophrniramin​


Thuốc Dexchlophrniramin là thuốc có khả năng điều trị chứng mề đay và những dị ứng khác. Thuốc Dexchlophrniramin được bào chế ở dạng viên uống.

Thuốc Dexchlophrniramin có một số tên biệt dược khác như Dexchlophrniramine, Coafarmin 6mg, Mekopora 2mg, Mebilamin 2mg,…

Thuốc Dexchlophrniramin dùng được ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng và tuân thủ dùng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Thuốc Dexchlophrniramin không thích hợp dùng ở một số đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Trẻ dưới 6 tuổi;
  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
  • Người bị bí tiểu hoặc bị rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.

Người bệnh không nên dùng thuốc Dexchlophrniramin với rượu hoặc kết hợp dùng với bất kỳ loại thuốc nào khác.

Thuốc trị mề đay Dexchlophrniramin dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Thuốc trị mề đay Dexchlophrniramin dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

2. Sử dụng kem thuốc bôi ngoài da​


Bên cạnh phương pháp uống thuốc Tây hoặc uống thuốc Nam, bôi kem trực tiếp lên vùng da bị mề đay cũng là một trong những cách giúp làm giảm chứng mề đay nhanh chóng.

Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc bôi ngoài da ở dạng kem như: Phenergan, Eumovate,… Đây là những sản phẩm điều trị tại chỗ giúp giảm ngứa và giảm phù da nhanh chóng.

Thuốc Phenergan là thuốc giảm ngứa, có tác dụng làm cải thiện tình trạng ngứa ngáy do chứng mề đay gây ra. Người bệnh bôi khem khoảng 3 – 4 lần/ngày. Lưu ý, đây chỉ là liều dùng có tính tham khảo, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Thuốc Eumovate (Eumovate Cream) cũng là một trong những loại kem bôi trị ngứa hiệu quả. Người bệnh sử dụng bằng cách thoa kem Eumovate lên vùng da bị mề đay. Số lần sử dụng trong ngày cần điều chỉnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, không nên sử dụng kem thuốc Eumovate quá 2 tuần.

Kem bôi ngoài da Eumovate Cream là một trong những loại kem giúp điều trị chứng ngứa mề đay nhanh chóng.
Kem bôi ngoài da Eumovate Cream là một trong những loại kem giúp điều trị chứng ngứa mề đay nhanh chóng.

2. Thuốc Nam trị mề đay​


Thuốc Nam là các bài thuốc được bào chế từ các loại dược liệu, vị thuốc, thảo mộc được tìm thấy trên lãnh thổ của nước ta (tức vùng đất phía Nam, trong thế đối sánh với Trung Quốc – vùng đất phía Bắc). Các bài thuốc nam sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, thải độc, giúp cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Dưới đây là một số bài thuốc chữa khỏi mề đay nhanh chóng, được nhiều người áp dụng:

Bài thuốc từ lá kinh giới và những loại dược liệu khác​

  • Chuẩn bị: 16g kinh giới, 12g liên kiều, 12g lá hòe, 12g kim ngân hoa, 19g thổ phục linh, 12g chi tử, 12g bạch chỉ nam, 16g cam thảo, 16g lá bưởi bung, 20g rau má, 16g cây ngũ sắc, 16g lá vông.
  • Cách dùng: Sắc các loại dược liệu trên thành 1 thang thuốc. Chia thang thuốc ấy ra thành 3 lần uống/ngày. Lưu ý, không nên để thuốc qua đêm.

Bài thuốc từ ké đầu ngựa kết hợp với một số dược liệu khác​

  • Chuẩn bị: 8g ké đầu ngựa, 8g địa phu tử, 9g cúc hoa, 5g cam thảo, 9g kim ngân hoa.
  • Cách dùng: Sắc các vị thuốc kể trên thành 1 tháng thuốc. Chia thang thuốc ấy ra thành 2 – 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc từ lá tía tô​


Người bệnh đun khoảng 500g lá tía tô với 1 lít nước sạch. Đun sôi trong vòng 5 phút, sau đó vớt bỏ lá tía tô, và giữ lại phần nước để uống. Lưu ý, nên uống bài thuốc này khi còn ấm nóng.

Người bệnh mề đay có thể uống một số bài thuốc Nam giúp giảm ngay triệu chứng của bệnh.
Người bệnh mề đay có thể uống một số bài thuốc Nam giúp giảm ngay triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên các bài thuốc trên chỉ có tác dụng giảm thiểu phần nào triệu chứng. Để có thể đẩy lùi bệnh hoàn toàn, người bệnh nên tìm hiểu các bài thuốc đã được nghiên cứu và chứng minh. Tiêu biểu như bài thuốc nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh. Với tuổi đời hơn 150 năm, bài thuốc là sự kết hợp giữa nguyên lý điều trị Đông y và tinh hoa y học cổ truyền dân tộc. Rất nhiều người đã sử dụng và hài lòng bởi kết quả mang lại.

Bài Thuốc Đông Y Gia Truyền Chữa Mề Đay Dứt Điểm Của Đỗ Minh Đường


Bài thuốc Đông y Gia truyền chữa mề đay của Đỗ Minh Đường hay còn gọi là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ra đời từ 150 năm trước, chuyên đặc trị các bệnh Nổi mề đay, dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa da, viêm da….

svg%3E


Mề đay Đỗ Minh là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ trong 1 liệu trình điều trị, gồm:

  • Thuốc đặc trị
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc bổ thận dưỡng huyết.

Sự kết hợp hài hòa “3 trong 1” mang lại công dụng kép:

  • Một mặt đẩy lùi căn nguyên bệnh, thanh lọc cơ thể mát gan, tăng cường chức năng thải độc gan, giảm nhanh triệu chứng mẩn đỏ và ngứa rát.
  • Mặc khác thuốc tăng cường chức năng gan thận, củng cố hệ miễn dịch và dự phòng tái phát hiệu quả. ngân cành, diệp hạ châu, bồ công anh, hạ khô thảo, sài đất, cà gai, sài hồ nam, hạnh phúc, xích đồng,… Thuốc cam kết không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược, an toàn và có thể sử dụng cho mọi đối tượng.

Bài thuốc được chiết xuất từ hơn 50 loại thảo dược quý, trong đó có các loại dược liệu có tính kháng sinh, tiêu viêm mạnh, được Đông y sử dụng rộng rãi trong điều trị mề đay, ngứa ngáy như: phòng phong, đơn đỏ, bồ công anh, diệp hạ châu,…. Nhờ đó thuốc không chỉ phát huy hiệu quả giải độc, thanh nhiệt tiêu viêm giúp điều trị mề đay hiệu quả mà còn sử dụng an toàn cho mọi đối tượng.

Điểm cộng lớn nhất của bài thuốc nằm ở nguồn gốc dược liệu, toàn bộ thảo dược dùng trong bài thuốc đều đạt chuẩn và có xuất xứ rõ ràng. Chúng được gieo trồng và thu hái từ các vườn dược liệu sạch do Đỗ Minh Đường xây dựng và phát triển tại Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội.

Hơn 90% bệnh nhân hài lòng với kết quả đạt được sau khi sử dụng thuốc của Đỗ Minh Đường. Sau 1 – 2 liệu trình, người bệnh hết nổi mẩn, ngứa ngáy, da dẻ hồng hào và cơ thể khỏe mạnh.

Anh Nguyễn Hùng Long (24 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ về kết quả điều trị mề đay tại Đỗ Minh Đường:

“Căn bệnh mề đay hành hạ tôi suốt nhiều tháng trời, những nốt mề đay mọc khắp chân, tay và sợ nhất là ở trên mặt. Khắp da mặt đỏ rát và ngứa ngáy khiến tôi vô cùng tự ti. Mặc dù đã chữa trị nhiều nơi nhưng chẳng khỏi. Gần đây, tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường qua giới thiệu của bạn bè cũng như thông tin trên báo chí. Cuối cùng chỉ sau sử dụng 3 tháng thuốc, những nốt mề đay, mẩn ngứa đã lặn hẳn, ngay cả khi ngừng thuốc cũng không thấy bệnh tái phát”.

Từng có khoảng hơn 2 năm “sống chung” với căn bệnh mề đay sau sinh, diễn viên Nguyệt Hằng chia sẻ mình đã tìm ra “chân ái” trị tận gốc căn bệnh dai như đỉa này. Đó chính là bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Chị cho biết:

“Vì mắc mề đay trong giai đoạn cho con bú nên tôi không dám sử dụng thuốc Tây. Nhưng trong suốt 2 năm mắc bệnh tôi đã thử qua nhiều bài thuốc mẹo dân gian nhưng chẳng hề có tác dụng. Chỉ tới khi bệnh nặng không thể chịu đựng được nữa tôi mới lên mạng tìm hiểu và biết tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Tại đây, cuộc sống của tôi như được hồi sinh một lần nữa bởi chỉ sau 2 tháng uống thuốc hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy đã biến mất đến 80, 90%. Cuộc sống tinh thần vì thế mà được cải thiện, sau suốt 2 năm ròng hiện tôi có thể ăn ngon, ngủ ngon mà không lo lắng những cơn ngứa hành hạ nữa”.

Được biết, Đỗ Minh Đường là nhà thuốc uy tín gần 150 năm trong làng y học cổ truyền, là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn bệnh nhân, trong đó có nghệ sĩ hài Xuân Hinh, diễn viên Hoa Thúy, diễn viên Bá Anh… Năm 2017, Đỗ Minh Đường đạt giải Vàng “Sản phẩm tin cậy – nhãn hiệu ưa dùng – dịch vụ hoàn hảo”. Đây cũng là đơn vị từng phối hợp cùng VTV2 – Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe mỗi ngày, VTC2 – Góc nhìn người tiêu dùng để tư vấn cách chữa bệnh.

Người bệnh có thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp nhà thuốc để được tư vấn miễn phí

Những lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay​


Bên trên, chúng tôi vừa giới thiệu một số loại thuốc Tây, thuốc Nam và thuốc bôi ngoài da điều trị mề đay. Tuy nhiên, đó chỉ là những tham khảo, khi có ý định sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý rằng:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc, nhất là đối với thuốc Tây vì có thể bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc nếu cơ địa không phù hợp với thuốc;
  • Khi sử dụng các bài thuốc Nam, người bệnh cũng cần hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc Tây, chuyển sang dùng các bài thuốc từ thảo mộc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa;
  • Một số đối tượng đặc biệt, cần thận trọng khi dùng thuốc Tây, thuốc Nam chữa mề đay: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi, người bị bệnh dạ dày, người bị bệnh suy gan và suy thận,…
  • Trong quá trình dùng thuốc uống và thuốc bôi, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần khai báo với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Những cách chăm sóc khi bị nổi mề đay mẩn ngứa​


Mề đay mẩn ngứa gây ảnh hưởng đến những sinh hoạt trong cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe đúng cách để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Người đang bị mề đay mẩn ngứa nên chăm sóc làn da, cơ thể như sau:

  • Ăn đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C và các khoáng chất thiết yếu như: trái cây tươi, rau xanh, rau củ tươi, thịt nạc, ngũ cốc, các loại đậu,…;
  • Uống đầy đủ nước;
  • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đạm, có vị cay nóng,…;
  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và mồ hôi. Nên tắm bằng nước ấm và tránh tắm quá lâu;
  • Tránh tiếp xúc với gió, khói bụi, nắng gắt, không khí lạnh,… vì sẽ kích thích sẩn ngứa tăng lên nhiều hơn;
  • Tránh cọ xát, gãi ngứa mạnh tay vì có thể khiến sẩn ngứa tăng nhiều hơn. Nếu cọ gãi mạnh tay dẫn đến trầy xước, người bệnh có thể sẽ bị nhiễm trùng, viêm da, mưng mủ;
  • Dùng thuốc uống đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định, tránh dùng quá liều;
  • Khi có ý định áp dụng điều trị mề đay bằng các bài thuốc Nam như: tắm bằng nước lá khế, tắm bằng nước lá ổi, đắp lá ngải cứu,… người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa;
  • Người bệnh cần lạc quan, ngủ đủ giấc hàng ngày và tránh thức khuya.

Dành cho bạn đọc:




Xem tiếp...
 
Top Bottom