BÓC PHỐT

Chia sẻ kinh nghiệm, địa chỉ làm đẹp không uy tín, bóc Phốt dịch vụ kém chất lượng, review sản phẩm liên quan làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, dịch vụ filler - botox, nha khoa thẩm mỹ...

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
DOANH NGHIỆP
Tổng thành viên
78
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
9K
Tổng lượt xem
308K

Bị hói đỉnh đầu có trị được không? Nguyên nhân và triệu chứng

Vũ Quỳnh Anh

Fan Cứng
Hói đỉnh đầu là một dạng hói có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bất kỳ giới tính, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên theo thống kê từ thế giới, dạng hói này sẽ thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường bị hói ở đỉnh đầu sẽ rất khó nhận biết cho đến khi mảng hói lan rộng.

Hói đỉnh đầu có chữa được không


Hói đỉnh đầu là gì?


Hói đỉnh đầu là một dạng hói với mảng hói nằm ngay trên đỉnh đầu và có hình dạng tròn hoặc như hình đồng xu hoặc đôi khi có thể lan rộng ra đến hết đỉnh đầu cho đến trán. Hói ở đỉnh đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: di truyền, rối loạn nội tiết tố, dị ứng với hóa chất, một số bệnh lý,… gây nên.

Trong đó, hói đầu do di truyền hoặc do nội tiết tố nam được gọi là rụng tóc kiểu hói nam. Khi rụng tóc theo kiểu này, thường sẽ bắt đầu với hiện tượng tóc sẽ thưa, mỏng dần ở đường chân tóc hoặc đỉnh đầu hoặc xảy ra đồng thời ở cả hai khu vực. Đôi khi, hói ở đỉnh đầu có thể xảy ra ngay từ khi bạn chào đời.

Theo thời gian, nếu không được chữa trị tình trạng tóc thưa mỏng và hói đầu sẽ ngày càng nặng. Mảng hói ở đỉnh đầu và đường chân tóc sẽ ngày càng mở rộng và lan ra cho đến khi chỉ còn tóc ở sau gáy và hai bên tai.

Phân loại hói đỉnh đầu giữa nam và nữ

Bị hói thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ khiến nhiều người cảm thấy tự ti, e ngại về ngoại hình của mình. Hói đầu ở nam giới sẽ dễ nhận biết hơn hói đầu ở nữ giới, với các kiểu hói phổ biến như sau:

Các kiểu hói đầu
Các kiểu hói đầu ở nam và nữ

Đối với nam giới:

  • Kiểu chữ M: Tóc chỉ rụng ở hai bên trán, từ thái dương đi sâu vào bên trong và tạo thành chữ M.
  • Kiểu chữ U: Tóc sẽ rụng nguyên phần trán và tiến vào đỉnh đầu để tạo thành chữ U.
  • Kiểu chữ O: Tóc sẽ rụng giữa đỉnh đầu để tạo thành hình tròn, hoặc hình đồng xu với những kích thước lớn, bé khác nhau.

Đối với nữ giới:

Với khái niệm hói ở đỉnh đầu sẽ khá ít dùng cho nữ giới. Bởi với “phái đẹp”, hói đầu ở nữ chỉ là trạng thái rụng tóc theo từng mảng, hoặc rụng tóc tập trung ở đường rẽ ngôi.

Triệu chứng của tóc bị hói đỉnh đầu


Tóc bị hói ở đỉnh đầu với nam giới rất dễ nhận biết, nhưng ở nữ giới thì không. Do đó, những triệu chứng sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng tóc rụng của mình đang ở giai đoạn nào. (1)

  • Tóc rụng nhiều và liên tục trong một khoảng thời gian rất dài
  • Vùng bị rụng tóc, tỷ lệ mọc lại rất ít, nếu có tóc mọc lại cũng sẽ rất mảnh và yếu
  • Có thể nhìn thấy rõ các mảng da đầu đang dần lộ ra
Triệu chứng hói đỉnh đầu
Triệu chứng hói đỉnh đầu

Tuy nhiên, tình trạng hói đầu ở nam giới và nữ giới sẽ khác nhau, đi cùng với đó cũng là những dấu hiệu hói đầu khác nhau, cụ thể như:

  • Hói từng mảng: Ở kiểu hói này, tóc sẽ rụng thành những đốm tròn nhỏ như hình đồng xu hoặc từng mảng nhỏ trên da đầu. Ở những vùng bị rụng, tóc có thể mọc lại nhưng không nhiều, sợi mảnh hoặc rất dễ gãy rụng trở lại. Nếu không chữa trị kịp thời, rụng tóc sẽ lan rộng và tạo thành các mảng da đầu nhẵn bóng, hơi nhăn nheo.
  • Hói ở đỉnh đầu (kiểu O): Tóc ở khu vực đỉnh đầu sẽ bị rụng nhiều và không có khả năng mọc lại hoặc có thể mọc lại nhưng rất ít.
  • Hói đầu dạng thụt lùi ở đường chân tóc (kiểu M): Là tình trạng rụng tóc sẽ bắt đầu từ phần trước trán đến hai bên thái dương. Ở giai đoạn đầu đường chân tóc sẽ lùi về phía sau để tạo thành chữ M. Nhưng với một số trường hợp khác tóc sẽ rụng ở đỉnh đầu trước, sau đó mỏng dần và rụng hết hoàn toàn.

Ngược lại, triệu chứng hói đầu ở nữ giới cũng được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Hói đầu ở đường rẽ ngôi: Là đường tóc chính giữa khi bạn rẽ tóc thành 2 bên, nếu tình trạng tóc sẽ rụng dần và ít mọc chỗ này, sẽ dẫn đến đường rẽ ngôi ngày càng rộng và lộ rõ phần da đầu hơn.
  • Hói ở hai bên thái dương: Triệu chứng rụng tóc này thường gặp ở các chị em sau sinh. Khi gặp phải tình trạng này, tóc sẽ rụng dần và mỏng dần ở hai bên thái dương. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có lượng tóc mới mọc lại chứ không rụng hoàn toàn như nam giới.
  • Hói ở phía trước trán: Ở vùng trán sẽ rụng từng mảng nhỏ, so với các vùng khác thì tóc thưa dần và hiện rõ da đầu hơn so với các vùng khác. Tình trạng này thường xảy ra ở những người hay để tóc mái.

Nguyên nhân gây hói đỉnh đầu


Tình trạng đỉnh đầu bị hói thường khiến nhiều người khá lo lắng và tự ti khi phát hiện ra. Do đó, tìm ra nguyên nhân là bước quan trọng đầu tiên trong việc tìm kiếm một giải pháp phù hợp để hạn chế cũng như chữa trị tình trạng hói đầu này.

Nguyên nhân gây hói đỉnh đầu
Nguyên nhân gây hói đỉnh đầu

Thông thường hói đỉnh đầu sẽ tập trung ở nam giới, đặc biệt là đàn ông bước qua độ tuổi trung niên (từ 50 tuổi trở lên). Tuy nhiên cũng có người mắc bệnh sớm hơn, do những nguyên nhân sau đây:

  • Gen di truyền: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây hói đầu ở nam giới đó chính là gen di truyền. Trong một gia đình, nếu có ông bà, bố mẹ bị rụng tóc từng mảng, hói đầu thì thế hệ con cái sẽ có nguy cơ hói đỉnh đầu cao gấp nhiều lần.
  • Rối loạn nội tiết tố: Theo nhiều nghiên cứu có khoảng 80% trường hợp hói đỉnh đầu là do rối loạn nội tiết tố, làm mất sự cân bằng của hormone DHT ở nam(hormone sinh dục nam tồn tại ở tuyến thượng thận, nang tóc,…) và hormone estrogen ở nữ. Do sự mất cân bằng này mà sẽ ảnh hưởng đến các nang tóc, khiến chúng co lại, không nhận đủ chất dinh dưỡng và dễ dàng bị rụng hơn.
  • Căng thẳng, stress trong thời gian dài: Khi bạn đang quá mệt mỏi, căng thẳng hoặc gặp stress trong một thời gian dài, sẽ dễ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone xấu làm rối loạn, cản trở quá trình luân chuyển máu. Chính điều này sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của nang tóc và kết quả là tóc ngày càng rụng nhiều hơn, nhưng mọc lại rất ít hoặc không.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Hói đầu thường xảy với những đối tượng có thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày, như: hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, gội đầu sai cách, để tóc ướt đi ngủ,… khiến tóc dần bị suy yếu và rụng dần theo thời gian.
  • Thuốc điều trị bệnh lý: Rụng tóc có thể đến từ những tác dụng phụ của thuốc đang điều trị bệnh lý, chẳng hạn như: thuốc điều trị viêm khớp, ung thư, trầm cảm, các bệnh lý về tim mạch, gút hoặc tăng huyết áp.
  • Bệnh lý: Một số bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, tuyến giáp, nấm, viêm nhiễm da đầu,… sẽ làm tình trạng rụng tóc thêm trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ hói đầu ở cả nam và nữ.
  • Xạ trị hoặc hóa trị: Những người đã tiến hành hoá trị hoặc xạ trị tóc sẽ không còn mọc lại như trước. Nếu có thì sẽ mọc rất ít, mảnh và dễ gãy rụng hơn.
  • Lạm dụng hoá chất làm đẹp tóc: Đồng ý rằng làm đẹp cho tóc là điều ai cũng muốn, tuy nhiên nếu quá lạm dụng việc dùng hoá chất hay tác động nhiệt để uốn, duỗi, nhuộm, tẩy tóc,… sẽ khiến cho chân tóc bị hư tổn nghiêm trọng, sợi tóc trở nên khô hơn và dễ gãy rụng hơn.

Một số điều cần biết về tóc bị hói ở đỉnh đầu


Hói đỉnh đầu không đơn giản chỉ là việc tóc ngày càng rụng đi và khiến da đầu bị lộ ra, mà hói đầu còn gây cho bạn sự tự ti, ngại ngùng về ngoại hình trong một thời gian dài. Chính vì thế, để hiểu rõ tình trạng này, bạn cần biết một số điều về tóc bị hói ở đỉnh đầu.

1. Hói đỉnh đầu không ngừng lan rộng


Vùng tóc bị hói sẽ không ngừng mở rộng cho đến khi tóc bị rụng hết hoàn toàn. Cụ thể, quá trình phát triển của hói đỉnh đầu sẽ diễn ra theo trình tự như sau:

  • Tóc rụng nhiều mỗi ngày, tóc mới mọc chậm, chất tóc ở vùng đỉnh đầu sẽ yếu và dễ rụng hơn.
  • Bắt đầu lộ ra các mảng da đầu nhỏ, tròn hoặc có hình như đồng xu trên đỉnh đầu.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau ở da đầu.
  • Phần tóc ở phía trên đỉnh đầu sẽ trở nên thưa mỏng dần, gây hói một mảng.
  • Vùng hói sẽ lan rộng thành mảng lớn và tóc con không có dấu hiệu mọc lại ở khu vực này.
  • Nếu người bệnh không phát hiện sớm hay chủ quan trong quá trình điều trị, vùng hói sẽ lại tiếp tục lan rộng hơn ra toàn bộ da đầu, khiến da đầu nhẵn bóng và tóc sẽ khó mọc lại.

2. Cách chẩn đoán hói đầu theo y khoa


Tóc rụng hói đỉnh đầu sẽ dễ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng, như: ngứa da đầu, nổi mẩn đỏ, các mảng vảy trên da đầu lan rộng. Ngoài ra, có 2 cách để xét nghiệm chẩn đoán hói đầu từng mảng, bao gồm:

Chẩn đoán bằng nội soi

Kỹ thuật nội soi sẽ được sử dụng trong chẩn đoán từng mảng, là kỹ thuật sử dụng dermoscopy không xâm lấn giúp các bác sĩ quan sát và đánh giá được tình trạng của da đầu và tóc ở thời điểm hiện tại. Độ phóng đại hình ảnh của phương pháp này sẽ gấp 10-1000 lần thông thường.

Cách thực hiện:

  • Chuyên gia, bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi kỹ thuật dermoscopy lên da đầu.
  • Quan sát da đầu bằng nội soi, tình trạng hói đầu sẽ bao gồm: lông đứt đoạn, lông chấm than hoặc loạn dưỡng, chấm đen, chấm vàng.
  • Bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng và nguyên nhân gây hói.

Chẩn đoán bằng sinh thiết da

Để thực hiện phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ lấy một phần nhỏ vùng da đầu để xét nghiệm chuyên sâu. Cách chẩn đoán bằng sinh thiết sẽ giúp bạn phát hiện ra các bệnh lý về da đầu, chân tóc, như: viêm nhiễm, nấm,…

Các bước thực hiện:

  • Các chuyên gia, bác sĩ sẽ sử dụng lưỡi dao cạo và tiến hành lấy một mẫu mô trên da đầu.
  • Mẫu sinh thiết sẽ được quan sát bằng thiết bị chuyên dùng trong phòng thí nghiệm.
  • Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tình trạng bệnh đang mắc phải và đưa ra hướng điều trị.

3. Điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí


Những người bị hói ở đỉnh đầu và có nguy cơ lan rộng theo thời gian, nếu để lâu sẽ ngày càng nghiêm trọng. Do đó, nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và một khoản chi phí đáng kể. Bởi lúc này, vùng điều trị còn nhỏ, chưa trở nên nghiêm trọng và đặc biệt chưa mất đi các nang tóc gốc.

Ngược lại, nếu người bệnh để quá lâu không chịu chữa hói đầu sớm sẽ khiến các nang tóc bị chết đi, da đầu sẽ bị bít tắc, gây ngứa ngáy khó chịu và có nguy cơ hói vĩnh viễn. Từ đó, việc điều trị sẽ tốn thêm nhiều chi phí và khó khăn hơn rất nhiều.

Những phương pháp điều trị hói đỉnh đầu hiệu quả


Đa phần hói ở đỉnh đầu là một căn bệnh thường xuất hiện do gen di truyền hoặc do nồng độ hormone bên trong cơ thể thay đổi, chính vì thế việc sử dụng các phương pháp dân gian, như: ủ tóc, dưỡng tóc, gội đầu bằng thảo dược đều không mang lại kết quả cao. Do đó, người bệnh cần có sự can thiệp của y khoa để điều trị chứng rụng tóc gây hói đầu này sẽ nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Điều trị hói đỉnh đầu
Điều trị hói đỉnh đầu

1. Sử dụng thuốc hỗ trợ kích thích mọc tóc


Một số loại thuốc được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để ngăn chặn và làm chậm quá trình rụng tóc, như:

  • Minoxidil: Là một loại thuốc bôi ngoài da, có tác dụng làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích các nang tóc mọc trở lại. Hiệu quả của loại thuốc này khá chậm, mất từ 4 đến 12 tháng để người bệnh có thể nhận ra được hiệu quả. Bên cạnh đó, một nguy cơ có thể gây ra là người bệnh có thể rụng tóc trở lại nếu ngưng sử dụng thuốc.
  • Finasteride: Là một loại thuốc uống dành riêng cho nam để ngăn chặn việc sản xuất hormone DHT (nguyên nhân gây rụng tóc). Nhờ đó mà có thể cải thiện được chứng rụng tóc và góp phần làm tăng lượng tóc con mọc trên da đầu. Thời gian điều trị khi dùng loại thuốc này từ 3 đến 12 tháng.

2. Cấy huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)


Phương pháp này sử dụng cho những đối tượng vẫn còn nang tóc trên da đầu. Theo đó, bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng phương pháp quay ly tâm để tiến hành lấy máu và chiết tách huyết tương giàu tiểu cầu của người bệnh. Sau đó sẽ dùng huyết tương này tiêm trực tiếp vào da đầu để kích thích, sản sinh mọc tóc.

Trong huyết tương giàu tiểu cầu chứa protein có tác dụng giúp chữa lành các nang tóc đang có dấu hiệu suy yếu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các tế bào nang tóc. Từ đó sẽ làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn.

3. Phương pháp cấy tóc tự thân


Cấy tóc là một thủ thuật y khoa được sử dụng trong việc điều trị rụng tóc, hói đầu ở cả nam và nữ. Không giống với những liệu pháp điều trị khác, cấy tóc vẫn có thể áp dụng được với những người không còn nang tóc hoặc có sẹo trên da đầu khiến tóc không mọc được. Hiện nay, có hai phương pháp cấy tóc phổ biến, bao gồm:

  • Cấy tóc sinh học: Bác sĩ sẽ sử dụng những sợi tóc sinh học hay còn gọi là sợi tóc nhân tạo để cấy lên vùng da đầu đang bị hói.
  • Cấy tóc tự thân: Bác sĩ sẽ dùng chính những nang tóc khỏe mạnh từ vùng tóc hiến (thường là ở sau gáy) của bệnh nhân để cấy vào vùng thiếu tóc hoặc hói của người bệnh.

Tóm lại, hói đỉnh đầu là một thực trạng diễn ra phổ biến hiện nay khiến nhiều anh chị em trở nên thiếu tự tin trước mặt nhiều người. Do đó, ngay khi đã phát hiện tình trạng rụng tóc ở bản thân, hãy nhanh chóng tiến hành điều trị để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Xem tiếp...
 
Top Bottom