SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Bị gout uống bia được không? Có làm bệnh tiến triển nặng hơn?

BS Hà Nội

Fan Cứng
Người bị gout uống bia được không là vấn đề được nhiều sự quan tâm của những bệnh nhân mắc bệnh gút. Bởi thức uống này có khả năng làm tăng nguy cơ bùng phát đợt viêm khớp gút.

Những thức uống có cồn như bia rượu chứa hàm lượng purine cao. Điều này khiến nhiều người bệnh gout băn khoăn liệu bị gout có được uống bia không và uống bia có bị gout không.

người bị gout uống bia được không


Cồn có làm tăng nguy cơ mắc gút?​


Trước khi giải đáp thắc mắc bị gout uống bia được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cồn có làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Các loại thức uống này chứa hàm lượng purine cao, đồng thời còn chứa nhiều hoạt chất có hại cho các cơ quan nội tạng khác.

bia rượu có nồng độ purine cao
Bia rượu có chứa hàm lượng purine cao, không tốt cho người mắc bệnh gout

Hàm lượng lớn purine trong rượu bia và những thức uống có cồn là nguy cơ lớn khiến bệnh gout tiến triển nặng hơn. Theo báo cáo từ trang Everyday Health, thói quen dùng rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên 1,5 lần so với dân số chung. Dùng rượu bia có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng, cường độ và tần suất xuất hiện những cơn sưng đau khớp cũng sẽ gia tăng.

Hàm lượng purine có trong 1 lon bia là bao nhiêu?​


Hàm lượng purine trong 100ml bia là khoảng 10mg. Nếu uống khoảng 1 lít bia, lượng purine nạp vào cơ thể sẽ dao động khoảng 100mg. Đây là lượng purine bổ sung vào cơ thể tương đối lớn (trên 50mg/ngày). (1)

Bị gout uống bia được không?​


Người bị gout uống bia được không? Một nghiên cứu năm 2019 đã đo hàm lượng purine trong các loại thực phẩm, đồ uống có cồn và các chất bổ sung khác nhau. Nghiên cứu cho thấy nồng độ purine cao nhất là ở trong bia và một số thực phẩm từ động vật. (2)

Một nghiên cứu năm 2014 đã khảo sát nguy cơ bùng phát bệnh gout dựa theo lượng bia rượu mà một người tiêu thụ. Kết quả cho thấy một người tiêu thụ 1 – 2 loại thức uống có cồn mỗi ngày có nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn người không dùng bia rượu trong 24 giờ.

Nghiên cứu cũng cho thấy thời gian giữa việc uống rượu bia và đợt bùng phát của cơn gout là rất nhanh, xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng rượu bia.

cần kiêng đồ uống có cồn khi mắc gút
Nếu đang trong đợt gout cấp, người bệnh cần tránh dùng rượu bia và các thức uống có cồn

Người bị gút uống bia sao cho an toàn?​


Tại Mỹ, Viện quốc gia về Nghiện rượu và Lạm dụng đồ uống có cồn (NIAAA) có đưa ra khuyến cáo cho người trưởng thành về việc uống rượu bia có chừng mực. Nam giới chỉ dùng tối đa 2 đơn vị cồn mỗi ngày, nữ giới là tối đa 1 đơn vị/ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đang gout bùng phát, người bệnh nên tuyệt đối tránh dùng rượu bia cho đến khi bệnh được kiểm soát tốt bằng thuốc. (3)

Theo một nghiên cứu vào năm 2014, việc tiêu thụ bia, rượu vang hoặc rượu mạnh có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout tái phát. Vì thế, người bệnh gout nên hạn chế uống rượu bia và những thức uống có cồn để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát. (4)

banner subs ctch content

Kiêng rượu bia có làm giảm nguy cơ bị gout?​


Câu trả lời là có. Theo một đánh giá chung trên tạp chí chuyên ngành Taylor & Francis vào năm 2021, phần lớn những nghiên cứu đều chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh gout với việc tiêu thụ thức uống chứa cồn. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo: người bệnh gout hoặc đang có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cần hạn chế sử dụng rượu bia để ngăn ngừa các đợt bùng phát gout.

Một số đồ uống người bị gout cần kiêng khác​

1. Nước ngọt, nước giải khát có gas​


Nước ngọt hoặc các thức uống có gas không được khuyến khích cho người bệnh gout. Các loại thực phẩm chứa lượng đường cao làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá, tăng acid uric máu và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên gấp 2 lần. Vì thế, người bệnh gout cần hạn chế các loại thực phẩm chứa đường fructose, trong đó bao gồm nước ngọt và những thức uống có gas.

2. Nước tăng lực​


Nước tăng lực cũng được xếp vào danh sách thức uống không dành cho người bệnh gout. Thức uống này chứa lượng lớn đường fructose để tạo vị ngọt. Vì thế, giá trị dinh dưỡng của nước tăng lực là tương tự nước ngọt và các thức uống có gas. Việc dùng nhiều nước tăng lực sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn do ảnh hưởng từ lượng đường fructose dư thừa, khiến acid uric trong máu tăng cao.

Những thức uống tốt cho người bệnh gout​


Sau khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc bị gout uống bia được không, người bệnh gout nên tăng cường bổ sung những thức uống dưới đây:

1. Nước có tính kiềm​


Nước có tính kiềm (nước kiềm) có độ pH 6,5 – 8,5 là thức uống tốt dành cho người bệnh gout bởi những lợi ích như:

  • Điều chỉnh pH máu, từ đó giảm các triệu chứng trong đợt viêm khớp gout cấp.
  • Ngăn ngừa các tinh thể urat lắng đọng ở thận và hạn chế hình thành sỏi trong thận.

2. Cà phê​


Cà phê cũng là thức uống tốt cho người bệnh gout. Lượng caffeine trong cà phê có thể giúp làm giảm lượng axit uric trong máu của người bệnh, làm thuyên giảm những triệu chứng gout, rút ngắn quá trình điều trị bệnh.

Cơ thể của chúng ta có một loại enzyme là xanthine oxidase. Đây chính là enzyme chuyển hóa purin thành axit uric. Caffeine khi bổ sung vào cơ thể sẽ có khả năng ức chế xanthine oxidase. Đây là lý do cà phê lại trở thành thức uống tốt cho người bệnh gout.

3. Nước chanh​


Nước chanh là thức uống giàu vitamin C, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, loại vitamin này có khả năng trung hòa axit uric trong cơ thể của người bệnh. Vitamin C hỗ trợ cho các hoạt động của thận, từ đó quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể diễn ra tốt hơn.

nước chanh tốt cho người bị gút
Nước chanh là thức uống rất tốt cho người mắc bệnh gout

4. Sữa ít béo hoặc sữa tách kem​


Sữa ít béo hay sữa tách kem là thức uống được khuyên dùng cho người bệnh cơ xương khớp nói chung, người bệnh gout nói riêng. Thức uống này có hàm lượng cao vitamin D, protein và canxi. Tác dụng của vitamin D là hỗ trợ cơ thể tổng hợp canxi, góp phần giúp xương chắc khỏe, cải thiện và duy trì chức năng của bộ xương. Vì thế, thức uống này sự lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân gout.

Một lợi ích khác mà sữa tách kem, sữa ít béo mang đến người bệnh gout là làm giảm hàm lượng acid uric trong máu nhờ vào protein.

5. Trà xanh​


Trà xanh là thức uống có đặc tính chống oxy hóa, giúp cơ thể chống viêm do bệnh gout gây ra. Thức uống này còn có khả năng làm giảm acid uric trong máu. Dù lượng axit uric giảm do uống trà xanh không quá nhiều, nhưng việc dùng thức uống này mỗi ngày kết hợp điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, cũng như áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh gout.

Trà xanh được biết là một loại “thực phẩm đa nhiệm”, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người dùng như:

  • Ngăn ngừa huyết áp thay đổi, thư giãn mạch máu
  • Duy trì sức khỏe răng lợi
  • Chống căng thẳng với thành phần thiamine.

Vì thế, đây không chỉ là thức uống tốt dành cho người mắc bệnh gout. Người khỏe mạnh cũng nên dùng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Những thông tin hữu ích trong bài viết này đã giúp giải đáp thắc mắc bị gout uống bia được không. Người bệnh nên hạn chế dùng thức uống này. Bởi nếu dùng thiếu kiểm soát có thể làm cho bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân gout nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ, để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem tiếp...
 
Top Bottom