BS Hà Nội
Fan Cứng
Bị gout ăn thịt heo được không? Đây là thắc mắc giành được nhiều sự quan tâm của người mắc bệnh gout. Bởi chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh.
Trong quá trình điều trị bệnh gout, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp nâng cao hiệu quả chữa trị. Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng những thực phẩm giàu purine vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy người bị gout ăn thịt heo được không?
Thịt lợn được phân vào nhóm thịt đỏ. Loại thịt này thường được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, khi bổ sung không đúng cách hay ăn quá nhiều trong ngày có thể gây hại cho sức khỏe, có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức nghiêm trọng như: (1)
Các loại thịt đỏ có nhiều purine. Khi bổ sung quá nhiều purine qua đường ăn uống có thể gây ra chuyển hóa axit uric. Tình trạng này khiến cơ thể bị mất cân bằng giữa việc nạp và thải ra, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gout.
Vì thế, khi bổ sung nhiều thịt đỏ, hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ càng tăng cao, có thể tích tụ thành tinh thể muối urat, gây ra những cơn đau cấp tính. Do đó, người bệnh gout thường được khuyến cáo hạn chế dùng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Thịt heo khi dùng không kiểm soát có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể
Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời là do chứa:
Tuy nhiên, thịt lợn cũng có thể là nguồn cung cấp đáng kể chất béo bão hòa và cholesterol không tốt cho sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị không nên ăn quá 13g chất béo bão hòa mỗi ngày. Ngoài ra, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở người dùng.
Thịt lợn chứa nhiều calo. Vì thế, bạn khó có thể duy trì cân nặng hợp lý nếu không kiểm soát tốt lượng thịt heo bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout, do có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn. (2)
Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh nhiều axit uric hơn, dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo cao trong cơ thể có thể làm gia tăng mức độ viêm toàn thân do những tế bào chất béo sản xuất ra những cytokine gây viêm.
Theo nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gout, thực đơn mỗi ngày cần hạn chế bổ sung những loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao, bao gồm thịt đỏ. Vì thế, người bệnh gout nên hạn chế dùng thịt lợn hoặc dùng có kiểm soát.
Nhu cầu đạm không quá 1g/kg cân nặng/ngày, đạm động vật và những loại đậu đỗ không nên bổ sung quá 100g/ngày. Bệnh nhân gout cần phải bổ sung đủ lượng đạm theo nhu cầu năng lượng mỗi ngày của cơ thể, trong đó gồm đạm từ động vật và các loại đậu đỗ. Việc chọn những loại thực phẩm thay thế trong những bữa ăn còn tùy thuộc vào lượng purine có trong 100g thực phẩm đó. (3)
Những loại thực phẩm chứa lượng đạm tương đương 100 gam thịt lợn:
Tôm khi bổ sung đúng cách cũng là thực phẩm cung cấp đạm tốt cho người bệnh gout
Đối với thịt lợn, 100g thịt chứa khoảng 150 – 200mg purine. Do đó, ngưỡng dùng an toàn cho người bệnh gout là 2 – 3 lần/ tuần. Mỗi lần chỉ khoảng 30 – 50g/ngày. Bệnh nhân cũng nên bổ sung tương tự đối với thịt bò.
Thịt lợn cũng tùy từng vị trí mà có hàm lượng dinh dưỡng, calo và purine khác nhau. Người bệnh gout không nên ăn phần nội tạng của lợn, do chứa lượng purin cao, cụ thể:
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế khẩu phần thịt lợn ở mức 85g.

Trong quá trình điều trị bệnh gout, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp nâng cao hiệu quả chữa trị. Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng những thực phẩm giàu purine vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy người bị gout ăn thịt heo được không?
Thịt lợn có phải là thịt đỏ không? Tác động đến sức khỏe
Thịt lợn được phân vào nhóm thịt đỏ. Loại thịt này thường được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, khi bổ sung không đúng cách hay ăn quá nhiều trong ngày có thể gây hại cho sức khỏe, có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức nghiêm trọng như: (1)
- Ung thư
- Tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái
- Bệnh tim mạch, đột quỵ
- Gout: Làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh gout, làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Các loại thịt đỏ có nhiều purine. Khi bổ sung quá nhiều purine qua đường ăn uống có thể gây ra chuyển hóa axit uric. Tình trạng này khiến cơ thể bị mất cân bằng giữa việc nạp và thải ra, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gout.
Vì thế, khi bổ sung nhiều thịt đỏ, hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ càng tăng cao, có thể tích tụ thành tinh thể muối urat, gây ra những cơn đau cấp tính. Do đó, người bệnh gout thường được khuyến cáo hạn chế dùng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt heo
Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời là do chứa:
- Thiamin
- Niacin
- Riboflavin
- Vitamin B6
- Phốt pho
- Kẽm
- Kali.
Tuy nhiên, thịt lợn cũng có thể là nguồn cung cấp đáng kể chất béo bão hòa và cholesterol không tốt cho sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị không nên ăn quá 13g chất béo bão hòa mỗi ngày. Ngoài ra, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở người dùng.
Thịt lợn chứa nhiều calo. Vì thế, bạn khó có thể duy trì cân nặng hợp lý nếu không kiểm soát tốt lượng thịt heo bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout, do có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn. (2)
Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh nhiều axit uric hơn, dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo cao trong cơ thể có thể làm gia tăng mức độ viêm toàn thân do những tế bào chất béo sản xuất ra những cytokine gây viêm.

Bị gout ăn thịt heo được không?
Theo nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gout, thực đơn mỗi ngày cần hạn chế bổ sung những loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao, bao gồm thịt đỏ. Vì thế, người bệnh gout nên hạn chế dùng thịt lợn hoặc dùng có kiểm soát.
Nhu cầu đạm không quá 1g/kg cân nặng/ngày, đạm động vật và những loại đậu đỗ không nên bổ sung quá 100g/ngày. Bệnh nhân gout cần phải bổ sung đủ lượng đạm theo nhu cầu năng lượng mỗi ngày của cơ thể, trong đó gồm đạm từ động vật và các loại đậu đỗ. Việc chọn những loại thực phẩm thay thế trong những bữa ăn còn tùy thuộc vào lượng purine có trong 100g thực phẩm đó. (3)
Những loại thực phẩm chứa lượng đạm tương đương 100 gam thịt lợn:
- 180g đậu phụ
- 100g tôm
- 100g cá
- 70g lạc hạt.

Đối với thịt lợn, 100g thịt chứa khoảng 150 – 200mg purine. Do đó, ngưỡng dùng an toàn cho người bệnh gout là 2 – 3 lần/ tuần. Mỗi lần chỉ khoảng 30 – 50g/ngày. Bệnh nhân cũng nên bổ sung tương tự đối với thịt bò.
Hàm lượng purin có trong thịt heo
Thịt lợn cũng tùy từng vị trí mà có hàm lượng dinh dưỡng, calo và purine khác nhau. Người bệnh gout không nên ăn phần nội tạng của lợn, do chứa lượng purin cao, cụ thể:
- Gan
- Tim
- Thận
- Não
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế khẩu phần thịt lợn ở mức 85g.
Lượng purine trong thịt lợn |