SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Bị gout ăn thịt heo được không? Hàm lượng purin có trong thịt lợn

BS Hà Nội

Fan Cứng
Bị gout ăn thịt heo được không? Đây là thắc mắc giành được nhiều sự quan tâm của người mắc bệnh gout. Bởi chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh.

bị gout ăn thịt heo được không


Trong quá trình điều trị bệnh gout, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, có thể giúp nâng cao hiệu quả chữa trị. Trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng những thực phẩm giàu purine vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy người bị gout ăn thịt heo được không?

Thịt lợn có phải là thịt đỏ không? Tác động đến sức khỏe​


Thịt lợn được phân vào nhóm thịt đỏ. Loại thịt này thường được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, khi bổ sung không đúng cách hay ăn quá nhiều trong ngày có thể gây hại cho sức khỏe, có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức nghiêm trọng như: (1)

  • Ung thư
  • Tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái
  • Bệnh tim mạch, đột quỵ
  • Gout: Làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh gout, làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Các loại thịt đỏ có nhiều purine. Khi bổ sung quá nhiều purine qua đường ăn uống có thể gây ra chuyển hóa axit uric. Tình trạng này khiến cơ thể bị mất cân bằng giữa việc nạp và thải ra, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gout.

Vì thế, khi bổ sung nhiều thịt đỏ, hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ càng tăng cao, có thể tích tụ thành tinh thể muối urat, gây ra những cơn đau cấp tính. Do đó, người bệnh gout thường được khuyến cáo hạn chế dùng thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

thịt heo có thể làm tăng acid uric
Thịt heo khi dùng không kiểm soát có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt heo​


Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời là do chứa:

  • Thiamin
  • Niacin
  • Riboflavin
  • Vitamin B6
  • Phốt pho
  • Kẽm
  • Kali.

Tuy nhiên, thịt lợn cũng có thể là nguồn cung cấp đáng kể chất béo bão hòa và cholesterol không tốt cho sức khỏe. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị không nên ăn quá 13g chất béo bão hòa mỗi ngày. Ngoài ra, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở người dùng.

Thịt lợn chứa nhiều calo. Vì thế, bạn khó có thể duy trì cân nặng hợp lý nếu không kiểm soát tốt lượng thịt heo bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout, do có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn. (2)

Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể sản sinh nhiều axit uric hơn, dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo cao trong cơ thể có thể làm gia tăng mức độ viêm toàn thân do những tế bào chất béo sản xuất ra những cytokine gây viêm.

banner subs ctch content

Bị gout ăn thịt heo được không?​


Theo nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gout, thực đơn mỗi ngày cần hạn chế bổ sung những loại thực phẩm chứa hàm lượng purine cao, bao gồm thịt đỏ. Vì thế, người bệnh gout nên hạn chế dùng thịt lợn hoặc dùng có kiểm soát.

Nhu cầu đạm không quá 1g/kg cân nặng/ngày, đạm động vật và những loại đậu đỗ không nên bổ sung quá 100g/ngày. Bệnh nhân gout cần phải bổ sung đủ lượng đạm theo nhu cầu năng lượng mỗi ngày của cơ thể, trong đó gồm đạm từ động vật và các loại đậu đỗ. Việc chọn những loại thực phẩm thay thế trong những bữa ăn còn tùy thuộc vào lượng purine có trong 100g thực phẩm đó. (3)

Những loại thực phẩm chứa lượng đạm tương đương 100 gam thịt lợn:

  • 180g đậu phụ
  • 100g tôm
  • 100g cá
  • 70g lạc hạt.
tôm là thực phẩm cung cấp đạm tốt
Tôm khi bổ sung đúng cách cũng là thực phẩm cung cấp đạm tốt cho người bệnh gout

Đối với thịt lợn, 100g thịt chứa khoảng 150 – 200mg purine. Do đó, ngưỡng dùng an toàn cho người bệnh gout là 2 – 3 lần/ tuần. Mỗi lần chỉ khoảng 30 – 50g/ngày. Bệnh nhân cũng nên bổ sung tương tự đối với thịt bò.

Hàm lượng purin có trong thịt heo​


Thịt lợn cũng tùy từng vị trí mà có hàm lượng dinh dưỡng, calo và purine khác nhau. Người bệnh gout không nên ăn phần nội tạng của lợn, do chứa lượng purin cao, cụ thể:

  • Gan
  • Tim
  • Thận
  • Não

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế khẩu phần thịt lợn ở mức 85g.


Lượng purine trong thịt lợn
PhầnTổng lượng purineMức độ
Tim119mgVừa phải
Thận195mgCao
Gan284,8mgCao
Cổ70,5mgVừa phải
Sườn75,8mgVừa phải
Mông113mgVừa phải
Vai81,4mgVừa phải
Thăn90,9mgVừa phải
Lưỡi104mgVừa phải

Bảng hàm lượng purine trong 100g thịt lợn

Người bệnh gout nên tránh các phần thịt lợn chứa hàm lượng purine cao như gan, tim, thận và não. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các phần thịt có hàm lượng purine thấp, đồng thời cần bổ sung có kiểm soát và có cách chế biến phù hợp.

Một số lưu ý khi sử dụng thịt heo cho bệnh nhân gút​


Sau khi đã có lời giải đáp cho thắc mắc bị gout ăn thịt heo được không, người bệnh gout nên lưu ý những điều sau khi dùng loại thịt này, cụ thể: (4)

  • Rửa thịt trước khi nấu: Cách chế biến có thể làm thay đổi tổng hàm lượng chất béo và purine trong thịt lợn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rửa thực phẩm bằng nước trước khi nấu có thể làm giảm tổng lượng purin trong thịt lợn
  • Tránh chiên thịt lợn ngập dầu
  • Tránh chế biến thịt heo với các loại đường tinh luyện
  • Tránh hầm thịt lợn: Purin giải phóng vào nước khi nấu chín. Vì lý do này, bạn nên tránh hầm thịt lợn quá nhiều, đặc biệt người bị gout.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh gout​


Sau khi tìm hiểu “bị gout ăn thịt heo được không”, người bệnh nên tăng cường bổ sung những thực phẩm dưới đây trong thực đơn mỗi ngày:

1. Trái cây​


Những loại trái cây như táo, dâu, cherry… đều rất tốt cho người mắc bệnh gout. Chúng cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể.

Bổ sung nhiều quả cherry còn hỗ trợ phòng ngừa tình trạng sưng viêm, giảm mức axit uric trong cơ thể của bệnh nhân. Do loại quả này có hàm lượng vitamin C, beta caroten và chất chống oxy hóa dồi dào.

2. Thực phẩm giàu Vitamin C​


Vitamin C hỗ trợ tốt cho quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại quả có tính chua nhẹ gồm ổi, dứa, ớt chuông, súp lơ…

tăng cường bổ sung vitamin c
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho người bệnh gout

Tuy nhiên, vitamin C không nên bổ sung với liều cao, để tránh gây tăng oxalat niệu, buồn nôn, ợ nóng, sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể, giảm quá trình đào thải axit uric. Các loại quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như chanh, bưởi, tắc…

3. Thịt trắng​


Các loại thịt trắng như thịt cá sông, thịt gà ức… có hàm lượng đạm cao. Tuy nhiên, chúng lại chứa rất ít purine. Các loại thịt như cá lóc, cá rô đồng, cá diêu hồng, ức gà rất tốt cho bệnh nhân gout. Bổ sung các thực phẩm này còn giúp cơ thể chống quá trình kết tủa của axit uric. Người bệnh gout nên bổ sung hàm lượng thịt trắng khoảng 110 – 170g/ngày.

4. Dầu olive, dầu thực vật​


Dầu olive và dầu thực vật có chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric trong cơ thể. Bệnh nhân gout nên thường xuyên dùng dầu olive, dầu thực vật trong những bữa ăn hằng ngày.

5. Trứng​


Trứng là thực phẩm chứa rất ít purin, bổ sung nhiều canxi cho xương. Vì thế, người bệnh gout có thể dùng thay thế trong các bữa ăn. Thực phẩm này vẫn đảm bảo được hàm lượng dưỡng chất cần thiết, vì người bệnh đã hạn chế dùng thịt.

6. Cà phê​


Cà phê có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Thức uống này chứa nhiều hợp chất như khoáng chất, polyphenol, cafein.

Cà phê có khả năng làm giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế hoặc làm giảm nồng độ axit uric thông qua việc tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric. Cà phê còn cạnh tranh với enzym phân hủy purin trong cơ thể, giúp làm giảm tốc độ tạo ra axit uric. Việc dùng một lượng cà phê đen vừa đủ trong ngày là thói quen rất tốt cho người mắc bệnh gout.

Xem thêm những thực phẩm tốt cho bệnh nhân gút tại đây.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, TS.BS Chế Đình Nghĩa, ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng, TS.BS Văn Đức Minh Lý, ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, ThS.BS ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, BS.CKI Kim Thành Tri, BS.CKI Lê Thanh Vương… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet, máy đo bàn chân bẹt và in 3D lót đế giày chuyên dụng, Robot lượng giá sức mạnh Dây chằng khớp gối… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Những thông tin hữu ích ở bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc bị gout ăn thịt heo được không. Người bệnh gout cần có chế độ ăn riêng, hạn chế bổ sung các loại thực phẩm giàu purine, tăng cường bổ sung các loại trái và rau củ trong thực đơn mỗi ngày. Do đó có thể thấy được dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh gout, hỗ trợ người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn.

Xem tiếp...
 
Top Bottom