SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Bị đánh trống ngực liên tục: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bị đánh trống ngực liên tục khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và lo lắng mình mắc căn bệnh nguy hiểm nào đó. Dựa vào các triệu chứng và tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng trống ngực đánh liên hồi, người bệnh nên gặp bác sĩ để được điều trị sớm, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đánh trống ngực liên tục


Đánh trống ngực liên tục là gì?​


Đánh trống ngực liên tục có thể xảy ra khi bạn hoạt động quá sức, tâm lý bị kích động hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Các biểu hiện khi bị đánh trống ngực liên tục thường gặp là có cảm giác tim đập thình thịch, nhịp tim đập mạnh, nhanh hoặc không đều. Thời gian xuất hiện các triệu chứng này thường chỉ trong vài giây hoặc vài phút và có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục thì không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị. Tình trạng đánh trống ngực liên hồi có thể kèm theo một số triệu chứng khác như khó thở, đổ mồ hôi, người run rẩy, đau tức ngực, chóng mặt, ngất xỉu. (1)

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà đánh trống ngực liên tục có thể kéo dài, xuất hiện nhiều lần hơn. Nó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến vấn đề ở tim mạch, nhưng cũng có thể là không. Nhưng điều quan trọng là bạn cần đến bệnh viện thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và được điều trị sớm.

Thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh gì?​


Đánh trống ngực nếu chỉ xuất hiện thoáng qua trong vài giây rồi tự hết, xuất phát từ nguyên nhân do tâm lý bị kích động, hoạt động thể chất quá mức thì bạn không cần phải quá lo lắng.

Tình trạng này rất phổ biến và thường không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bạn không nên bỏ qua như:

  • Các bệnh lý không liên quan đến tim: Cường giáp, u tủy thượng thận, rối loạn điện giải, thiếu máu, hạ đường huyết,…
  • Bệnh lý liên quan đến tim: Bất thường ở van tim, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim,… Những vấn đề ở tim gây ra triệu chứng đánh trống ngực liên tục, hoặc có kèm theo các biểu hiện khác cần được thăm khám, can thiệp điều trị kịp thời để tránh trường hợp bệnh diễn tiến xấu, gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Bệnh viêm cơ tim gây ra triệu chứng đánh trống ngực liên tục
Bệnh viêm cơ tim gây ra triệu chứng đánh trống ngực liên tục

Triệu chứng khi bị đánh trống ngực liên tục​


Các triệu chứng khi bị đánh trống ngực liên tục khá đa dạng, có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đa số bệnh nhân đều có thể cảm nhận được nhịp tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường. Có cảm giác đánh trống bên trong lồng ngực, nghe tiếng thình thịch, thậm chí nghe được tiếng tim đập bên trong tai.

Các triệu chứng xuất hiện khi bạn bị đánh trống ngực liên tục thường gặp là:

  • Thở nhanh, thở dốc;
  • Tim đập thình thịch kéo dài gây đau tức, khó chịu ở ngực;
  • Đổ mồ hôi;
  • Người yếu ớt, tay chân bị run rẩy, cơ bị căng;
  • Cảm giác bị chóng mặt;
  • Khô miệng;
  • Buồn nôn;
  • Không thể tập trung;
  • Khó nói;
  • Bị tiêu chảy;
  • Lo lắng, hoảng sợ;
  • Ngất xỉu. (2)

Các nguyên nhân bị đánh trống ngực liên tục​

1. Các nguyên nhân thường gặp​


Những nguyên nhân gây đánh trống ngực liên tục thường gặp nhiều bao gồm:

  • Do vấn đề tâm lý: Căng thẳng quá mức, stress hoặc lo âu gây đánh trống ngực thường xuyên. Tình trạng này xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn khi bạn mắc chứng rối loạn lo âu.
  • Vận động quá sức: Tập luyện thể dục cường độ nặng trong một thời gian dài hoặc lao động thể chất quá sức là nguyên nhân khiến nhiều người dễ rơi vào trạng thái trống ngực đánh liên hồi, người bị mệt mỏi, chóng mặt,…
  • Lạm dụng các chất kích thích bao gồm: Caffeine có trong cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga hoặc chất nicotin trong khói thuốc lá.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như: Thuốc trị bệnh hen suyễn, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc cảm, thuốc ức chế monoamine oxidase, nhóm thuốc kích thích giao cảm,…
  • Rối loạn hormone: Thường gặp ở nữ giới nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
  • Một số bệnh lý không liên quan đến tim cũng có triệu chứng đánh trống ngực liên tục như: Bệnh về tuyến giáp, các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, u tủy thượng thận,…

2. Thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục có thể do bệnh lý về tim​


Đa số những ai bị đánh trống ngực liên tục cũng đều lo lắng nguyên nhân là do các bệnh lý ở tim gây ra. Bởi hầu hết các bất thường về tim gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có đánh trống ngực liên tục. Các vấn đề ở tim mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn.

Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám, điều trị ngay khi có triệu chứng đánh trống ngực liên hồi, có nghi ngờ liên quan đến bệnh tim như: Bị rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, bất thường ở van tim (hẹp van, hở van, sa van), bệnh tim bẩm sinh, rối loạn hệ thống dẫn truyền, thiếu máu cục bộ,…

Các bệnh lý liên quan đến tim thường gây triệu chứng đánh trống ngực liên tục
Các bệnh lý liên quan đến tim thường gây triệu chứng đánh trống ngực liên tục

Đánh trống ngực liên tục được chẩn đoán như thế nào?​

1. Điện tâm đồ​


Bệnh nhân bị đánh trống ngực liên tục sau khi được thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho tiến hành đo điện tâm đồ để có cơ sở chẩn đoán triệu chứng có liên quan đến các vấn đề ở tim hay không. Kết quả ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim, giúp bác sĩ đánh giá sự đều đặn của nhịp tim, bất thường nhịp nhanh, nhịp không đều…

2. Holter ECG 24 giờ​


Đây là công cụ hữu ích giúp chẩn đoán nguyên nhân thỉnh thoảng gây đánh trống ngực liên tục. Người bệnh sẽ được cho đeo thiết bị Holter ECG từ 24 – 48 tiếng để theo dõi liên tục nhịp tim lúc bình thường và lúc bị đánh trống ngực liên tục. Sau khi thu được kết quả, bác sĩ có thể đánh giá về mức độ cũng như phân loại rối loạn nhịp tim, đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây đánh trống ngực liên tục.

3. Siêu âm tim​


Việc siêu âm tim là cần thiết ở những bệnh nhân thường xuyên bị đánh trống ngực, khi bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân gặp bất thường ở tim. Siêu âm tim khảo sát kích thước, hình dạng của tim, các hoạt động của tim, kiểm tra các vấn đề ở van tim,…

4. Xét nghiệm hormon tuyến giáp​


Các bệnh lý tuyến giáp như cường giáp, suy giáp có thể gây ra triệu chứng đánh trống ngực liên tục. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến nhất bao gồm: TSH, T4, FT4, T3, FT3. Xét nghiệm này có tác dụng đo mức độ hoạt động của tuyến giáp, từ đó đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây đánh trống ngực liên hồi có liên quan đến tuyến giáp.

Tình trạng thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục có nguy hiểm không?​


Thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục là tình trạng nguy hiểm, cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào đó, có thể liên quan đến bệnh tim. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng đánh trống ngực liên tục có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm trong trường hợp đánh trống ngực liên tục có kèm theo các triệu chứng sau: Chóng mặt, ngất xỉu, đau tức ở ngực, khó thở, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim.

Thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục là tình trạng nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị sớm
Thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục là tình trạng nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị sớm

Phương pháp điều trị tình trạng đánh trống ngực liên tục và thường xuyên​


Trước khi đưa ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ cho khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán về nguyên nhân gây đánh trống ngực liên tục và thường xuyên. Dựa vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng trường hợp người bệnh.

Phương pháp điều trị đánh trống ngực liên tục do các nguyên nhân thường gặp:

  • Do vấn đề về tâm lý: Người bệnh nên hạn chế căng thẳng, áp lực, tạo lối sống thoải mái về tinh thần.
  • Do hoạt động thể chất quá sức: Điều chỉnh lại mức độ tập luyện hoặc lao động vừa sức.
  • Do các chất kích thích: Cách điều trị tốt nhất là người bệnh hạn chế, tốt hơn là tránh xa cà phê, nước ngọt, bia, rượu, thuốc lá,…
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang dùng để được hướng dẫn thay đổi hoặc ngưng dùng thuốc.
  • Điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt hằng ngày nếu đánh trống ngực liên tục có liên quan đến sự rối loạn hormone. (3)

Phương pháp điều trị đánh trống ngực liên tục do các bệnh lý về tim mạch:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Trường hợp vấn đề bệnh tim nặng có thể cần can thiệp phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế;
  • Thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi được tình trạng bệnh, mức độ hồi phục và kịp thời phát hiện các bất thường sau khi điều trị.

Biện pháp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục​


Đánh trống ngực liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, là dấu hiệu về các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm như bệnh tim mạch, mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động có biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đánh trống ngực liên hồi như:

  • Học cách thư giãn tinh thần bằng cách tập yoga, thiền, hít thở sâu, trò chuyện cùng bạn bè,…
  • Tránh xa những sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Tập luyện, lao động tay chân vừa phải;
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe tim mạch;
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Điều trị sớm các bệnh lý đi kèm, bệnh nền;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ;
  • Đến bệnh viện thăm khám sớm khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ triệu chứng có liên quan đến các bệnh lý tim mạch.
Không dùng các sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê
Không dùng các sản phẩm có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê

Thăm khám sớm nếu thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục​


Bạn có thể áp dụng một số biện pháp được gợi ý trên để cải thiện tình trạng đánh trống ngực liên tục. Nhưng nếu các triệu chứng không thuyên giảm và có dấu hiệu diễn tiến xấu, bạn nên đến bệnh viện sớm để thăm khám.

Khi đó, bác sĩ sẽ dựa các biểu hiện bệnh, kiểm tra tiền sử bệnh, khám lâm sàng và cho làm các xét nghiệm khác để tìm ra chính xác nguyên nhân gây đánh trống ngực liên tục. Phương pháp điều trị sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý của người bệnh.

Các vấn đề có liên quan đến biểu hiện đánh trống ngực liên tục cần có nghi ngờ đến bệnh về tim. Chính vì vậy, khi có triệu chứng, người bệnh nên đi thăm khám sớm để kịp thời phát hiện ra bệnh, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đến khám và chữa trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu và lồng ngực. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tim mạch như: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Ước, BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, TS.BS Trần Văn Đồng…

Cùng với đó, Trung tâm có đầy đủ các thiết bị hiện đại, có sự phối hợp liên chuyên khoa trong cùng bệnh viện giúp việc chẩn đoán chính và điều trị toàn diện, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Không nên chủ quan khi thường xuyên bị đánh trống ngực liên tục. Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện đánh trống ngực liên tục, thì người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám sớm, điều trị các bệnh lý có liên quan, giúp ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem tiếp...
 
Top Bottom