SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Bị cảm lạnh uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh

BS Hà Nội

Fan Cứng
Cảm lạnh là một trong những bệnh viêm đường hô hấp thường gặp. Việc sử dụng thuốc phù hợp và đúng cách sẽ khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Vậy bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.


Bị cảm lạnh uống thuốc gì


Cảm lạnh là bị gì?​


Bệnh cảm lạnh xảy ra khi mũi và họng (cơ quan hô hấp trên) bị nhiễm virus, thường không gây sốt. Trung bình, người lớn mắc cảm lạnh khoảng 2 – 3 lần mỗi năm. Trẻ em có thể mắc cảm lạnh từ 8 – 12 lần một năm do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Đa số các trường hợp bị cảm lạnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, một số triệu chứng như ho có thể kéo dài hơn, nhất là ở những người có hệ miễn dịch kém.

Nguyên nhân gây cảm lạnh​


Thực tế, bệnh cảm lạnh có thể được gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau như virus cúm, virus á cúm, enterovirus, adenovirus, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus,… Thống kê cho thấy, có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh do rhinovirus gây ra, phổ biến vào mùa thu, mùa xuân và ít phổ biến hơn vào mùa đông. (1)

Cảm cúm là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính. Các tác nhân gây bệnh có thể được lan truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần, tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra môi trường khi người bệnh ho, hắt hơi, giao tiếp,…

Trẻ em có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm
Trẻ em có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm.

Triệu chứng của cảm lạnh​


Sau khoảng 1 – 3 ngày kể từ khi nhiễm virus gây bệnh, cảm lạnh bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm:

  • Nghẹt mũi;
  • Chảy nước mũi;
  • Đau họng;
  • Hắt hơi;
  • Ho (ho có đờm và ho khan);
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Sốt.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh như:

  • Hệ thống miễn dịch yếu,
  • Hút thuốc thường xuyên,
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

Bị cảm lạnh uống thuốc gì?​


Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các loại thuốc hiện được sử dụng trong điều trị cảm lạnh đều hướng đến điều trị các triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Thuốc co mạch mũi​


Các loại thuốc này có tác dụng làm co mạch và giảm sưng niêm mạc mũi, từ đó giúp giảm khó thở và ngạt mũi, thường gặp như pseudoephedrine, ephedrine và phenylephrine. Lưu ý, việc sử dụng thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và gây khó ngủ nếu dùng vào cuối ngày. Do đó, đối với những người mắc các bệnh như huyết áp cao và tăng nhãn áp, trước khi sử dụng thuốc thông mũi, cần tư vấn bác sĩ để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc xịt và thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài để trị ngạt mũi không được khuyến nghị, vì có thể gây hiện tượng “tắc nghẽn trở lại”.

2. Thuốc giảm đau, hạ sốt​


Paracetamol, aspirin và ibuprofen là những loại thuốc hạ sốt, giảm đau thường được sử dụng khi bị cảm lạnh. Lưu ý, thuốc cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Việc sử dụng quá liều paracetamol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Aspirin và ibuprofen đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt, aspirin không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị cảm lạnh ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 16 tuổi, bởi thuốc làm nguy cơ mắc hội chứng Reye.

3. Thuốc giảm ho​


Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế phản xạ ho bằng cách tác động trực tiếp vào trung tâm ho trong hệ thần kinh trung ương. Một số thuốc giảm ho phổ biến bao gồm codein, pholcodin và dextromethorphan. Trong đó:

  • Codein có thể gây táo bón, buồn ngủ, tạo sự phụ thuộc vào thuốc. Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, hạn chế sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi.
  • Pholcodine và dextromethorphan ít gây tác dụng phụ hơn codein, nhưng cũng có khả năng gây buồn ngủ và tạo thành sự phụ thuộc vào thuốc.

Lưu ý, thuốc giảm ho trên chỉ nên sử dụng để điều trị ho khan và không nên dùng khi có biểu hiện ho có đờm. Liều lượng, loại thuốc và cách dùng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt khi sử dụng dextromethorphan ở bệnh nhân hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

4. Thuốc tiêu đờm​


Thuốc tiêu đờm có tác dụng làm tăng tiết dịch, làm loãng và giảm độ nhớt của các chất tiết trong đường hô hấp. Từ đó, thuốc giúp cơ thể đẩy đờm ra bên ngoài một các dễ dàng hơn, đường thở trở nên thông thoáng, dễ thở hơn.

5. Thuốc kháng histamin​


Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi và cũng có thể được sử dụng để giảm ho (ho vào ban đêm, đặc biệt là khi có một cơn ho liên quan đến chảy dịch mũi hoặc viêm mũi dị ứng). Thuốc có thể gây buồn ngủ và không nên dùng trong điều trị ho có đờm. Bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính, tăng nhãn áp hoặc khó tiểu do phì đại tuyến tiền liệt cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

sử dụng thuốc trị cảm lạnh theo đúng chỉ định của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc trị cảm lạnh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Các cách trị cảm lạnh không dùng thuốc​


Ngoài cách điều trị cảm lạnh bằng thuốc, bệnh có thể được điều trị bằng một số cách không dùng thuốc gồm:

  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ chất nhầy, nước mũi.
  • Súc miệng với dung dịch súc miệng nhằm giảm đau họng, chống viêm.
  • Uống nước ấm, chanh pha mật ong, nước gừng để giảm ho, giảm đau họng, giữ ấm cơ thể và thông thoáng đường hô hấp.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, cung cấp nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất.
  • Thực hiện lối sống khoa học, cân bằng thời gian ngủ nghỉ và làm việc.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa cảm lạnh nhanh khỏi​


Cảm lạnh là bệnh lý do virus gây ra, do đó, thuốc kháng sinh không được sử dụng trong điều trị bệnh này. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh và các tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc điều trị cảm lạnh cần có chỉ định sử dụng của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc, người bệnh cần chú ý các lưu ý sau:

  • Uống thuốc theo đúng loại thuốc và liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định.
  • Nắm rõ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc trước khi sử dụng.
  • Đọc kỹ thành phần của thuốc và các trường hợp chống chỉ định.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp với các loại thuốc đang sử dụng.
  • Không uống rượu khi sử dụng thuốc.
  • Uống thuốc đầy đủ và đúng khung giờ để tăng hiệu quả của thuốc.
  • Không được tự ý kết hợp các loại thuốc hoặc tăng liều lượng thuốc.
  • Theo dõi các triệu chứng và đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay khi có bất thường, triệu chứng chuyển biến nặng nề.
  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi dùng thuốc.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Bị cảm lạnh uống thuốc gì? Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh cảm lạnh. Đối với các trường hợp bệnh không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Xem tiếp...
 
Top Bottom