Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Hai tai nạn "trên trời rơi xuống"
Ông Nguyễn Tiến Dũng (SN 1966) sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Lúc nhỏ, cơ thể ông lành lặn như bao người khác nhưng 2 biến cố khi còn trẻ đã biến ông trở thành người khuyết tật.
Biến cố đầu tiên xảy ra khi ông 7 tuổi, ông nhặt được một kíp mìn rồi mang về nhà chơi. Sự hiếu động của tuổi trẻ đã làm kíp mìn phát nổ, ông bị mù mắt trái.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (Ảnh: Đặng Hoài).
Biến cố thứ 2 xảy ra khi ông đang học lớp 5 thì bất ngờ bị một người bạn ném viên gạch vỡ trúng vào mặt, làm hỏng con mắt còn lại. Dù gia đình đã cố gắng chạy chữa nhiều lần nhưng con mắt phải vẫn không nhìn thấy được. Kể từ năm 1979 đến nay, ông Dũng sống trong cảnh mù cả 2 mắt.
"Hồi bé, bản thân tôi cũng có rất nhiều ước mơ nhưng tất cả như dừng lại vì những sự việc không may. Nhiều lần tôi cũng rất nản lòng vì cơ thể có khiếm khuyết. Nhưng rồi tôi nhận ra, có nhiều người còn khổ hơn và họ đều vượt qua được. Vì thế, tôi phải cố gắng sống có ích", ông Dũng chia sẻ.
Sau đó, ông tham gia các hội nhóm công tác xã hội tại địa phương. Năm 1993, khi Hội Người mù Thạch Hà được thành lập, ông Dũng là một trong những người đầu tiên đăng ký và ngày càng thay đổi tích cực.
Để trau dồi kiến thức, ông đã tham gia nhiều khóa học như lớp học chữ Braille, thư viện sách nói, các lớp đào tạo cán bộ hội, tin học văn phòng, học nghề,...
Sự cố gắng, nỗ lực đó đã giúp ông có thêm hành trang, tri thức để giúp bản thân và những người cùng cảnh vượt khó, đạt được ước mơ.
Ông Dũng cùng các hội viên tham gia hoạt động thiện nguyện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
10 triệu đồng thay đổi số phận
Đến năm 2012, ông Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù Thạch Hà khi Hội còn rất khó khăn. Để phát triển Hội, ông Dũng chạy vạy khắp nơi vay mượn 10 triệu đồng để đầu tư mô hình tẩm quất - bấm huyệt.
"Hồi đó, Hội không đủ tiền, tôi phải tự mượn tiền người thân để tạo công ăn, việc làm cho từng thành viên. Ngoài ra, tôi cùng các hội viên cũng trích ra mỗi người hai tháng tiền lương để tập trung phát triển mô hình", ông Dũng hồi tưởng.
Nhờ số tiền đó, Hội mở rộng được 2 tổ sản xuất chính gồm: Tổ tăm tre - chổi đót và tổ tẩm quất - bấm huyệt. Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp cùng các cấp chính quyền hỗ trợ cho vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nông nghiệp.
Ông Dũng và Hội Người mù Thạch Hà được tặng nhiều bằng khen, giấy khen (Ảnh: Đặng Hoài).
Sau hàng chục năm cống hiến, ông Dũng đưa Hội Người mù huyện Thạch Hà trở thành đơn vị 12 năm đứng đầu toàn tỉnh trong công tác hội và phong trào thi đua cùng nhiều bằng khen, giấy khen.
Hội giúp đỡ người mù xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần vào chính sách an sinh - xã hội.
Chị Nguyễn Thị Thủy, thành viên Hội Người mù huyện Thạch Hà, cho hay vợ chồng chị đều là thành viên và đang làm việc tại đơn vị.
"Nhờ có chú Dũng, chúng tôi được tham gia nhiều lớp học, có được công việc ổn định và có thu nhập để lo cho gia đình, con cái", chị Thủy nói.
Theo thống kê, hơn 10 năm qua, Hội Người mù huyện Thạch Hà sản xuất, tiêu thụ gần 14 tấn tăm, hơn 15.000 chiếc chổi đót, giải quyết việc làm cho 20 hội viên, với mức thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt có 20 hội viên tham gia, mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Cùng với đó, Hội đã hỗ trợ cho 165 hội viên vay vốn từ các chương trình, dự án với số tiền trên 2,3 tỷ đồng để phát triển kinh tế.
Đặng Hoài
Xem tiếp...
Ông Nguyễn Tiến Dũng (SN 1966) sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Lúc nhỏ, cơ thể ông lành lặn như bao người khác nhưng 2 biến cố khi còn trẻ đã biến ông trở thành người khuyết tật.
Biến cố đầu tiên xảy ra khi ông 7 tuổi, ông nhặt được một kíp mìn rồi mang về nhà chơi. Sự hiếu động của tuổi trẻ đã làm kíp mìn phát nổ, ông bị mù mắt trái.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (Ảnh: Đặng Hoài).
Biến cố thứ 2 xảy ra khi ông đang học lớp 5 thì bất ngờ bị một người bạn ném viên gạch vỡ trúng vào mặt, làm hỏng con mắt còn lại. Dù gia đình đã cố gắng chạy chữa nhiều lần nhưng con mắt phải vẫn không nhìn thấy được. Kể từ năm 1979 đến nay, ông Dũng sống trong cảnh mù cả 2 mắt.
"Hồi bé, bản thân tôi cũng có rất nhiều ước mơ nhưng tất cả như dừng lại vì những sự việc không may. Nhiều lần tôi cũng rất nản lòng vì cơ thể có khiếm khuyết. Nhưng rồi tôi nhận ra, có nhiều người còn khổ hơn và họ đều vượt qua được. Vì thế, tôi phải cố gắng sống có ích", ông Dũng chia sẻ.
Sau đó, ông tham gia các hội nhóm công tác xã hội tại địa phương. Năm 1993, khi Hội Người mù Thạch Hà được thành lập, ông Dũng là một trong những người đầu tiên đăng ký và ngày càng thay đổi tích cực.
Để trau dồi kiến thức, ông đã tham gia nhiều khóa học như lớp học chữ Braille, thư viện sách nói, các lớp đào tạo cán bộ hội, tin học văn phòng, học nghề,...
Sự cố gắng, nỗ lực đó đã giúp ông có thêm hành trang, tri thức để giúp bản thân và những người cùng cảnh vượt khó, đạt được ước mơ.
Ông Dũng cùng các hội viên tham gia hoạt động thiện nguyện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
10 triệu đồng thay đổi số phận
Đến năm 2012, ông Dũng được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù Thạch Hà khi Hội còn rất khó khăn. Để phát triển Hội, ông Dũng chạy vạy khắp nơi vay mượn 10 triệu đồng để đầu tư mô hình tẩm quất - bấm huyệt.
"Hồi đó, Hội không đủ tiền, tôi phải tự mượn tiền người thân để tạo công ăn, việc làm cho từng thành viên. Ngoài ra, tôi cùng các hội viên cũng trích ra mỗi người hai tháng tiền lương để tập trung phát triển mô hình", ông Dũng hồi tưởng.
Nhờ số tiền đó, Hội mở rộng được 2 tổ sản xuất chính gồm: Tổ tăm tre - chổi đót và tổ tẩm quất - bấm huyệt. Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp cùng các cấp chính quyền hỗ trợ cho vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nông nghiệp.
Ông Dũng và Hội Người mù Thạch Hà được tặng nhiều bằng khen, giấy khen (Ảnh: Đặng Hoài).
Sau hàng chục năm cống hiến, ông Dũng đưa Hội Người mù huyện Thạch Hà trở thành đơn vị 12 năm đứng đầu toàn tỉnh trong công tác hội và phong trào thi đua cùng nhiều bằng khen, giấy khen.
Hội giúp đỡ người mù xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần vào chính sách an sinh - xã hội.
Chị Nguyễn Thị Thủy, thành viên Hội Người mù huyện Thạch Hà, cho hay vợ chồng chị đều là thành viên và đang làm việc tại đơn vị.
"Nhờ có chú Dũng, chúng tôi được tham gia nhiều lớp học, có được công việc ổn định và có thu nhập để lo cho gia đình, con cái", chị Thủy nói.
Theo thống kê, hơn 10 năm qua, Hội Người mù huyện Thạch Hà sản xuất, tiêu thụ gần 14 tấn tăm, hơn 15.000 chiếc chổi đót, giải quyết việc làm cho 20 hội viên, với mức thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Dịch vụ xoa bóp bấm huyệt có 20 hội viên tham gia, mức thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng.
Cùng với đó, Hội đã hỗ trợ cho 165 hội viên vay vốn từ các chương trình, dự án với số tiền trên 2,3 tỷ đồng để phát triển kinh tế.
Đặng Hoài
Xem tiếp...