Phương Nga
Tích Cực
Một số tổ chức y tế lớn công nhận béo phì là một bệnh, trong khi nhiều chuyên gia y tế lại không đồng tình với điều này. Và dưới đây là lý do tại sao.
Béo phì là một vấn đề sức khỏe khá phức tạp mà các chuyên gia y tế hiện đã xác định là do nhiều yếu tố góp phần gây ra, gồm có các yếu tố về thể chất, tâm lý và di truyền.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc có nên công nhận béo phì là một căn bệnh hay không.
Một số tổ chức y tế lớn công nhận béo phì là một bệnh, trong khi nhiều chuyên gia y tế lại không đồng tình với điều này. Và dưới đây là lý do tại sao.
Béo phì là tình trạng mà cơ thể tích trữ quá nhiều mô mỡ thừa. Lượng mỡ này có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe, ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và bệnh động mạch vành.
Các bác sĩ sử dụng số đo khối lượng cơ thể, chiều cao và hình thể để xác định béo phì. Một số phương pháp được dùng phổ biến gồm có:
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người, được tính bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Ví dụ, một người cao 1m62 và nặng 55kg sẽ có chỉ số BMI là 21.
Theo Hiệp hội Phẫu thuật Chuyển hóa và Giảm cân Hoa Kỳ (American Society for Metabolic and Bariatric Surgery), béo phì được chia làm 3 cấp độ dựa trên chỉ số BMI, gồm có:
Bạn có thể tự tính chỉ số BMI bằng công thức trên hoặc vào các trang web có công cụ tính tự động, ví dụ như trang web này hay trang web này của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 thì là khỏe mạnh, bình thường còn trong khoảng 25 - 29.9 có nghĩa là đang thừa cân hay tiền béo phì.
Việc có một lượng mỡ thừa vùng bụng lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe. Ngoài chỉ số BMI, béo phì còn được đánh giá qua số đo vòng eo. Nếu một người có chỉ số BMI nằm trong phạm vi “thừa cân” (tiền béo phì) nhưng lại có vòng eo quá lớn, có nghĩa là có nhiều mỡ bụng thì vẫn có thể được coi là béo phì.
Vòng eo được đo bằng cách quấn thước dây quanh vị trí nhỏ nhất của eo, bên trên rốn. Theo CDC, nam giới có vòng eo lớn hơn 89cm và phụ nữ không mang thai có vòng eo lớn hơn 100cm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì cao hơn.
Tính chỉ số BMI và lấy số đo vòng eo đều là những phương pháp ước tính tương đối lượng mỡ trong cơ thể chứ không chính xác tuyệt đối. Cả hai đều có những điểm hạn chế riêng.
Ví dụ, chỉ số BMI không tính đến thành phần cơ thể nên trong một số trường hợp sẽ không chính xác. Những vận động viên hay người tập thể hình sẽ có khối lượng cơ phát triển, dẫn đến cân nặng lớn và chỉ số BMI nằm trong phạm vi béo phì dù tỷ lệ mỡ trong cơ thể chỉ rất thấp.
Phương pháp đo vòng eo cũng có thể không chính xác nếu không biết cách đo.
Do đó, chỉ số BMI hay số đo vòng eo là những cách để ước tính tình trạng cân nặng của một người nhưng không thể chỉ dựa vào những phương pháp này. Để đánh giá chính xác hơn thì sẽ cần dùng đến thiết bị phân tích trở kháng điện sinh học. Thiết bị này dựa trên phản ứng của mô trong cơ thể với dòng điện nhẹ để xác định tỷ lệ mỡ.
Ngoài ra còn có những phương pháp khác chính xác hơn, ví dụ như cân thủy tĩnh hay phép đo dịch chuyển không khí (Bod Pod), hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA), chụp cắt lớp trở kháng điện (EIM),… nhưng đòi hỏi phải dùng những thiết bị phức tạp và không phổ biến rộng rãi.
Sau khi bệnh béo phì được xác định bằng các phương pháp nêu trên, các chuyên gia phải xem xét đến định nghĩa của thuật ngữ “bệnh”. Thực tế là điều này khá khó khăn.
Ví dụ, một ủy ban năm 2008 gồm các chuyên gia từ Hiệp hội Béo phì đã cố gắng định nghĩa từ “bệnh” và kết luận rằng thuật ngữ này quá phức tạp nên khó mà định nghĩa đầy đủ, chính xác được. Không giống như các phép tính toán khoa học có công thức và các con số đằng sau, không thể định nghĩa “bệnh” một cách cụ thể.
Ngay cả các từ điển cũng chỉ đưa ra được định nghĩa chung chung về thuật ngữ này. Ví dụ, theo từ điển Merriam-Webster’s thì “bệnh là tình trạng mà cơ thể động vật hoặc thực vật sống hoặc một bộ phận của chúng bị suy giảm chức năng bình thường và thường được biểu hiện bằng các dấu hiệu và triệu chứng.”
Tại hội nghị thường niên vào năm 2013 của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA), các thành viên đã bỏ phiếu để xác định béo phì là một căn bệnh. Quyết định này có phần gây tranh cãi vì nó đi ngược lại các khuyến nghị của Hội đồng Khoa học và Y tế Công cộng của AMA.
Hội đồng này đã nghiên cứu và không khuyến nghị việc định nghĩa béo phì là một căn bệnh. Tuy nhiên, các thành viên đã bỏ phiếu vì không có cách nào chính xác tuyệt đối để đánh giá tình trạng béo phì.
Quyết định của AMA đã tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh cãi về sự phức tạp của bệnh béo phì, gồm có cả các cách điều trị.
Nhiều năm nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng béo phì là một vấn đề sức khỏe chứ không chỉ đơn thuần là sự dư thừa calo (calo nạp vào lớn hơn calo đốt cháy).
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số gen có thể làm tăng cảm giác đói, khiến một số người ăn nhiều hơn bình thường và điều này có thể góp phần gây béo phì.
Ngoài ra, một số bệnh hoặc rối loạn khác cũng có thể khiến cho một người dễ tăng cân và khó gimr cân, ví dụ như:
Bên cạnh đó, dùng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến tăng cân. Một số ví dụ gồm có thuốc chống trầm cảm.
Hai người dù có cùng chiều cao, thực hiện cùng một chế độ ăn uống nhưng một người có thể bị thừa cân, béo phì trong khi người kia thì không. Lý do là bởi các yếu tố như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (cơ thể đốt cháy bao nhiêu calo khi nghỉ ngơi) và các yếu tố về sức khỏe khác.
AMA không phải là tổ chức duy nhất công nhận béo phì là một căn bệnh. Những tổ chức khác cũng công nhận điều này còn có:
Không phải tất cả các chuyên gia và tổ chức y tế đều đồng ý với ý kiến của AMA. Dưới đây là một vài lời giải thích cho quan điểm béo phì không phải là một căn bệnh, dựa trên các phương pháp đánh giá béo phì được sử dụng hiện nay và các dấu hiệu của vấn đề này:
Béo phì là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố góp phần gây nên, ví dụ như chế độ ăn uống, lối sống, di truyền, tâm lý, môi trường,…
Một số nguyên nhân gây béo phì có thể phòng ngừa được, ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống cho lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhưng một số khác lại không có cách nào thay đổi hay kiểm soát được, ví dụ như di truyền, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, thuốc men,…
Trong những trường hợp mà béo phì là do những nguyên nhân không thể kiểm soát gây nên, cho dù có thay đổi chế độ ăn hay tập thể dục thì cũng không cải thiện được nhiều.
Vì những lý do này nên có lẽ cuộc tranh luận về béo phì sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi có các phương pháp khác chính xác hơn để xác định béo phì.
Xem tiếp...
Béo phì là một vấn đề sức khỏe khá phức tạp mà các chuyên gia y tế hiện đã xác định là do nhiều yếu tố góp phần gây ra, gồm có các yếu tố về thể chất, tâm lý và di truyền.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc có nên công nhận béo phì là một căn bệnh hay không.
Một số tổ chức y tế lớn công nhận béo phì là một bệnh, trong khi nhiều chuyên gia y tế lại không đồng tình với điều này. Và dưới đây là lý do tại sao.
Béo phì được xác định như thế nào?
Béo phì là tình trạng mà cơ thể tích trữ quá nhiều mô mỡ thừa. Lượng mỡ này có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe, ví dụ như bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và bệnh động mạch vành.
Các bác sĩ sử dụng số đo khối lượng cơ thể, chiều cao và hình thể để xác định béo phì. Một số phương pháp được dùng phổ biến gồm có:
Chỉ số khối cơ thể
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người, được tính bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
Ví dụ, một người cao 1m62 và nặng 55kg sẽ có chỉ số BMI là 21.
Theo Hiệp hội Phẫu thuật Chuyển hóa và Giảm cân Hoa Kỳ (American Society for Metabolic and Bariatric Surgery), béo phì được chia làm 3 cấp độ dựa trên chỉ số BMI, gồm có:
- Béo phì độ I: BMI từ 30 đến 34.9
- Béo phì độ II: BMI từ 35 đến 39.9
- Béo phì độ III hay béo phì nghiêm trọng: BMI từ 40 trở lên
Bạn có thể tự tính chỉ số BMI bằng công thức trên hoặc vào các trang web có công cụ tính tự động, ví dụ như trang web này hay trang web này của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 thì là khỏe mạnh, bình thường còn trong khoảng 25 - 29.9 có nghĩa là đang thừa cân hay tiền béo phì.
Số đo vòng eo
Việc có một lượng mỡ thừa vùng bụng lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe. Ngoài chỉ số BMI, béo phì còn được đánh giá qua số đo vòng eo. Nếu một người có chỉ số BMI nằm trong phạm vi “thừa cân” (tiền béo phì) nhưng lại có vòng eo quá lớn, có nghĩa là có nhiều mỡ bụng thì vẫn có thể được coi là béo phì.
Vòng eo được đo bằng cách quấn thước dây quanh vị trí nhỏ nhất của eo, bên trên rốn. Theo CDC, nam giới có vòng eo lớn hơn 89cm và phụ nữ không mang thai có vòng eo lớn hơn 100cm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì cao hơn.
Tính chỉ số BMI và lấy số đo vòng eo đều là những phương pháp ước tính tương đối lượng mỡ trong cơ thể chứ không chính xác tuyệt đối. Cả hai đều có những điểm hạn chế riêng.
Ví dụ, chỉ số BMI không tính đến thành phần cơ thể nên trong một số trường hợp sẽ không chính xác. Những vận động viên hay người tập thể hình sẽ có khối lượng cơ phát triển, dẫn đến cân nặng lớn và chỉ số BMI nằm trong phạm vi béo phì dù tỷ lệ mỡ trong cơ thể chỉ rất thấp.
Phương pháp đo vòng eo cũng có thể không chính xác nếu không biết cách đo.
Do đó, chỉ số BMI hay số đo vòng eo là những cách để ước tính tình trạng cân nặng của một người nhưng không thể chỉ dựa vào những phương pháp này. Để đánh giá chính xác hơn thì sẽ cần dùng đến thiết bị phân tích trở kháng điện sinh học. Thiết bị này dựa trên phản ứng của mô trong cơ thể với dòng điện nhẹ để xác định tỷ lệ mỡ.
Ngoài ra còn có những phương pháp khác chính xác hơn, ví dụ như cân thủy tĩnh hay phép đo dịch chuyển không khí (Bod Pod), hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA), chụp cắt lớp trở kháng điện (EIM),… nhưng đòi hỏi phải dùng những thiết bị phức tạp và không phổ biến rộng rãi.
“Bệnh” là gì?
Sau khi bệnh béo phì được xác định bằng các phương pháp nêu trên, các chuyên gia phải xem xét đến định nghĩa của thuật ngữ “bệnh”. Thực tế là điều này khá khó khăn.
Ví dụ, một ủy ban năm 2008 gồm các chuyên gia từ Hiệp hội Béo phì đã cố gắng định nghĩa từ “bệnh” và kết luận rằng thuật ngữ này quá phức tạp nên khó mà định nghĩa đầy đủ, chính xác được. Không giống như các phép tính toán khoa học có công thức và các con số đằng sau, không thể định nghĩa “bệnh” một cách cụ thể.
Ngay cả các từ điển cũng chỉ đưa ra được định nghĩa chung chung về thuật ngữ này. Ví dụ, theo từ điển Merriam-Webster’s thì “bệnh là tình trạng mà cơ thể động vật hoặc thực vật sống hoặc một bộ phận của chúng bị suy giảm chức năng bình thường và thường được biểu hiện bằng các dấu hiệu và triệu chứng.”
Tại hội nghị thường niên vào năm 2013 của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA), các thành viên đã bỏ phiếu để xác định béo phì là một căn bệnh. Quyết định này có phần gây tranh cãi vì nó đi ngược lại các khuyến nghị của Hội đồng Khoa học và Y tế Công cộng của AMA.
Hội đồng này đã nghiên cứu và không khuyến nghị việc định nghĩa béo phì là một căn bệnh. Tuy nhiên, các thành viên đã bỏ phiếu vì không có cách nào chính xác tuyệt đối để đánh giá tình trạng béo phì.
Quyết định của AMA đã tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh cãi về sự phức tạp của bệnh béo phì, gồm có cả các cách điều trị.
Lý do béo phì được coi là một căn bệnh
Nhiều năm nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng béo phì là một vấn đề sức khỏe chứ không chỉ đơn thuần là sự dư thừa calo (calo nạp vào lớn hơn calo đốt cháy).
Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số gen có thể làm tăng cảm giác đói, khiến một số người ăn nhiều hơn bình thường và điều này có thể góp phần gây béo phì.
Ngoài ra, một số bệnh hoặc rối loạn khác cũng có thể khiến cho một người dễ tăng cân và khó gimr cân, ví dụ như:
- Suy giáp
- Bệnh Cushing
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Bên cạnh đó, dùng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến tăng cân. Một số ví dụ gồm có thuốc chống trầm cảm.
Hai người dù có cùng chiều cao, thực hiện cùng một chế độ ăn uống nhưng một người có thể bị thừa cân, béo phì trong khi người kia thì không. Lý do là bởi các yếu tố như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (cơ thể đốt cháy bao nhiêu calo khi nghỉ ngơi) và các yếu tố về sức khỏe khác.
AMA không phải là tổ chức duy nhất công nhận béo phì là một căn bệnh. Những tổ chức khác cũng công nhận điều này còn có:
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
- Liên đoàn Béo phì Thế giới
- Hiệp hội Y khoa Canada
- Tổ chức Béo phì Canada
Lý do béo phì không được coi là một căn bệnh
Không phải tất cả các chuyên gia và tổ chức y tế đều đồng ý với ý kiến của AMA. Dưới đây là một vài lời giải thích cho quan điểm béo phì không phải là một căn bệnh, dựa trên các phương pháp đánh giá béo phì được sử dụng hiện nay và các dấu hiệu của vấn đề này:
- Không có cách nào chính xác tuyệt đối để đánh giá béo phì: vì phương pháp tính chỉ số khối cơ thể (BMI) không áp dụng được cho một số người, chẳng hạn như vận động viên và người tập thể hình nên không phải lúc nào cũng có thể đánh giá béo phì dựa trên BMI.
- Người béo phì không phải lúc nào cũng có sức khỏe kém: béo phì có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, bệnh lý khác nhưng không phải ai béo phì cũng sẽ gặp phải những bệnh này. Theo nhiều ý kiến, không thể coi béo phì là một bệnh vì béo phì không phải lúc nào cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây béo phì, một số trong đó là yếu tố không thể kiểm soát được: mặc dù phần lớn các trường hợp béo phì là do thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động nhưng đó không phải là những nguyên nhân duy nhất. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác mà chúng ta không thể kiểm soát được, ví dụ như di truyền, tình trạng sức khỏe, thuốc men, môi trường sống,…
- Việc nhận định béo phì là một bệnh có thể gây nên sự phân biệt đối xử đối với những người béo: một số tổ chức đã bày tỏ lo ngại rằng việc nhận định béo phì là một căn bệnh sẽ tạo điều kiện cho những người khác phân biệt đối xử và trêu chọc những người béo.
Tóm tắt bài viết
Béo phì là một vấn đề phức tạp do nhiều yếu tố góp phần gây nên, ví dụ như chế độ ăn uống, lối sống, di truyền, tâm lý, môi trường,…
Một số nguyên nhân gây béo phì có thể phòng ngừa được, ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống cho lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhưng một số khác lại không có cách nào thay đổi hay kiểm soát được, ví dụ như di truyền, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, thuốc men,…
Trong những trường hợp mà béo phì là do những nguyên nhân không thể kiểm soát gây nên, cho dù có thay đổi chế độ ăn hay tập thể dục thì cũng không cải thiện được nhiều.
Vì những lý do này nên có lẽ cuộc tranh luận về béo phì sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi có các phương pháp khác chính xác hơn để xác định béo phì.
Xem tiếp...