Thanh Lan
Tích Cực
Viêm tủy răng là vấn đề răng miệng tương đối nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của cả khuôn miệng. Thậm chí, nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như xung huyết, viêm xương, viêm hạch, mất răng… Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm phát sinh ở phần tủy răng và các mô quanh chân răng. Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính nhưng đôi khi lại không có triệu chứng, chỉ đến khi có biến chứng thì người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám.
Hình ảnh viêm tuỷ răng
Theo các nha sĩ, răng bị viêm tủy chủ yếu hình thành do sự tấn công của vi khuẩn làm cấu trúc răng bị vỡ, sau đó chúng xâm nhập sâu vào tủy răng và khiến tủy viêm, sưng đau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một răng, thậm chí là nhiều răng liền kề thuộc cùng khoang hàm.
Các cấp độ bệnh
Bệnh học viêm tủy răng được chia làm 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính:
Bệnh viêm tủy răng phát triển qua 3 giai đoạn với mức độ, triệu chứng nặng dần. Khi càng ở các giai đoạn sau thì bệnh càng khó điều trị, thậm chí không thể chữa khỏi mà buộc phải điều trị tủy khiến răng chết hoàn toàn.
Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng ở nhiều cấp độ
Trong cấu trúc giải phẫu răng, tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng xung quanh răng gồm ngà răng và men răng. Khi có các tác nhân gây hại tấn công, tổ chức bảo vệ răng bị ảnh hưởng khiến cho tủy lộ ra rồi dẫn tới viêm tủy răng. Theo các nha sĩ, dấu hiệu viêm tủy răng có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng viêm tủy cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu axit. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Theo các nha sĩ, dấu hiệu bệnh viêm tủy răng tương đối đa dạng nhưng nhìn chung các bệnh nhân đều bị cơn đau “hành hạ”. Cụ thể như sau:
Răng đau nhức, nướu thâm là triệu chứng điển hình của viêm tủy răng
Viêm tủy răng là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây hư hại các mô bao bọc chân răng, phá hủy men răng và ăn vào tủy dẫn đến xung huyết. Khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, viêm tủy có thể dẫn tới viêm xương, viêm hạch, rụng răng,… cùng nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe.
Vì mức độ rủi ro nghiêm trọng đó, mỗi người cần chủ động gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
Khi răng xuất hiện các triệu chứng như lỗ sâu lớn, gây đau nhức từng cơn về đêm,… bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người có thể lựa chọn một trong các biện pháp điều trị dưới đây:
Các mẹo dân gian tại nhà luôn có ưu điểm là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và dễ thực hiện. Tuy nhiên, do chủ yếu sử dụng dược liệu tự nhiên nên những mẹo vặt này thường đem lại dược lực thấp, chỉ giúp giảm đau, phù hợp với mức độ viêm nhiễm nhẹ và gần như không thể điều trị khỏi viêm tủy.
Một số bài thuốc trị viêm tủy răng từ dân gian bệnh nhân có thể tham khảo:
Mẹo dân gian có dược lực thấp, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ
Tình trạng viêm tủy răng có điều trị triệt để được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng thì việc điều trị tủy cần được thực hiện ngay nhằm loại bỏ cảm giác đau nhức, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm nhiễm nhẹ, mức độ tổn thương chưa lan rộng và có thể điều trị khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào khác.
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tủy răng là: Aspirin, tetracylin, spiramycin, metronidazol, paracetamol,… hay Azithromycin.
Điều trị lấy tủy răng một lần
Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp răng bị tổn thương rộng, vi khuẩn tích tụ nhiều, việc sử dụng thuốc giảm đau không được đáp ứng. Quy trình điều trị tủy sẽ gồm những bước sau:
Trám bít ống tủy giúp bảo vệ răng khỏi các kích thích mới
Sau khi điều trị tủy, răng có thể trở nên yếu, giòn và dễ vỡ hơn, thậm chí đổi màu nâu xám. Do vậy để đảm bảo không mất thẩm mỹ về sau, mỗi bệnh nhân nên chủ động ăn uống đầy đủ, không nên nhai thức ăn quá cứng. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc việc bọc răng sứ để đảm bảo thẩm mỹ về sau.
Khi răng bị viêm tủy, bệnh nhân cần ăn uống điều độ thông qua một thực đơn khoa học. Đây là cơ sở quan trọng để quá trình điều trị đạt hiệu quả mong muốn, ngăn không cho tổn thương lan rộng thêm.
Hiện nay các cơ sở chuyên thăm khám và điều trị bệnh về răng rất phổ biến. Người bệnh bị viêm tủy răng có thể tìm đến những địa chỉ sau:
Một địa chỉ uy tín sẽ giúp giải quyết hiệu quả tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng
Để tránh gặp phải các triệu chứng viêm tủy răng, mỗi người nên chú ý thực hiện như biện pháp sau:
Viêm tủy răng tuy chưa gây nguy hại cho tính mạng nhưng lại làm phát sinh nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa để hàm răng luôn sáng bóng và chắc khỏe!
Xem thêm:
Xem tiếp...
Viêm tủy răng là gì?
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm phát sinh ở phần tủy răng và các mô quanh chân răng. Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính nhưng đôi khi lại không có triệu chứng, chỉ đến khi có biến chứng thì người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám.
Theo các nha sĩ, răng bị viêm tủy chủ yếu hình thành do sự tấn công của vi khuẩn làm cấu trúc răng bị vỡ, sau đó chúng xâm nhập sâu vào tủy răng và khiến tủy viêm, sưng đau. Tình trạng này có thể xảy ra ở một răng, thậm chí là nhiều răng liền kề thuộc cùng khoang hàm.
Các cấp độ bệnh
Bệnh học viêm tủy răng được chia làm 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính:
- Viêm tủy răng cấp tính: Đây là cấp độ bệnh mới khởi phát, triệu chứng viêm tủy có thể xuất hiện đột ngột rồi tự khỏi mà chưa cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp viêm tủy răng cấp kèm mủ thì cơn đau sẽ trầm trọng, dữ dội hơn.
- Viêm tủy răng mãn tính: Khi bị viêm tủy răng mãn tính, bệnh nhân thường phải đối diện với cơn đau có cường độ liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến các mô tủy cũng như mạch máu. Điểm đặc biệt là khoảng cách giữa các cơn đau ngắn, thăm khám phát hiện nốt đỏ ở giữa chân răng.
Các giai đoạn viêm tủy răng
Bệnh viêm tủy răng phát triển qua 3 giai đoạn với mức độ, triệu chứng nặng dần. Khi càng ở các giai đoạn sau thì bệnh càng khó điều trị, thậm chí không thể chữa khỏi mà buộc phải điều trị tủy khiến răng chết hoàn toàn.
- Viêm tủy có phục hồi: Là giai đoạn đầu của bệnh, thường ít gây ra các triệu chứng rõ ràng. Lúc này bệnh nhân thường chỉ có cảm giác đau hoặc ê buốt nhẹ trong vài giây. Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi, tủy răng sẽ được hồi phục về trạng thái ban đầu.
- Viêm tủy không hồi phục: Gồm hai trạng thái là đau và không đau. Với tình trạng gây đau, bệnh nhân thường xuyên gặp phải cơn đau buốt tự nhiên ở vùng mặt, hàm thậm chí là lan rộng cả lên đầu. Ngược lại, tình trạng viêm tủy nhưng không đau chỉ có thể phát hiện qua thăm khám, bề mặt răng xuất hiện nhiều đốm vàng, các lỗ sâu hoặc khối màu đỏ sẫm.
- Viêm tủy răng hoại tử: Lúc này bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng nhất, bệnh nhân thậm chí không còn đau đớn vì tủy răng đã chết. Đồng thời, dịch tủy bị hoại tử có mùi hôi sẽ theo các lỗ tại phần chóp răng chảy ra ngoài khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Phần dịch này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan rồi gây viêm nhiễm cho vùng quanh răng, làm phát sinh tổn thương cho chân răng từ đó dẫn tới viêm xương, tiêu xương ổ răng và cuối cùng là mất răng.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng
Trong cấu trúc giải phẫu răng, tủy răng được bảo vệ bởi tổ chức cứng xung quanh răng gồm ngà răng và men răng. Khi có các tác nhân gây hại tấn công, tổ chức bảo vệ răng bị ảnh hưởng khiến cho tủy lộ ra rồi dẫn tới viêm tủy răng. Theo các nha sĩ, dấu hiệu viêm tủy răng có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Bệnh sâu răng: Khi răng bị sâu, vị trí sâu không được trám kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn sâu vào trong tủy. Từ đây hình thành nên tình trạng viêm tủy răng.
- Viêm quanh răng: Sự tích tụ của các loại vi khuẩn ở tổ chức quanh răng có thể gây viêm tủy. Trong đó, vi khuẩn viêm lợi cũng là nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm.
- Chấn thương răng: Các va đập ngoài ý muốn, mẻ răng, gãy răng cũng có thể khiến tủy răng bị lộ ra ngoài.
- Thủ thuật nha khoa không thành công: Vết trám răng trước đó chưa đủ sâu hoặc kín, thực hiện mài cùi làm chụp khi răng vẫn còn sống.
- Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ thức ăn: Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm cho răng bị xung huyết, từ đây gây ra viêm tủy.
- Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt: Không thường xuyên đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Thói quen nghiến răng trong khi ngủ: Việc nghiến răng có thể làm răng yếu dần đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm tủy.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng viêm tủy cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc người thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu axit. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Triệu chứng viêm tủy răng điển hình
Theo các nha sĩ, dấu hiệu bệnh viêm tủy răng tương đối đa dạng nhưng nhìn chung các bệnh nhân đều bị cơn đau “hành hạ”. Cụ thể như sau:
- Đau nhức răng âm ỉ, cấp độ của cơn đau tăng dần (lúc này răng có thể đã hơi lung lay).
- Cơn đau buốt có thể lan lên đầu, thường chỉ xuất hiện vào buổi đêm, ngay cả khi uống thuốc giảm đau thì triệu chứng đau nhức cũng không thể thuyên giảm.
- Nướu thâm, sưng tấy và không có được vẻ hồng hào như bình thường.
- Răng luôn nhạy cảm quá mức với đồ ăn lạnh, nóng, chua, ngọt. Nhất là khi đồ ăn rơi vào lỗ sâu thì cảm giác đau nhức, ê buốt lại gia tăng đáng kể.
- Túi mủ trắng hình thành trên nướu, nếu dùng tay ấn nhẹ sẽ thấy hơi đau và rỉ mủ ra vùng chân răng. Tình trạng này ít gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại khiến hơi thở có mùi hôi, cản trở hoạt động vệ sinh răng miệng.
Răng bị viêm tủy có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm tủy răng là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tình trạng này gây hư hại các mô bao bọc chân răng, phá hủy men răng và ăn vào tủy dẫn đến xung huyết. Khi không được thăm khám và điều trị kịp thời, viêm tủy có thể dẫn tới viêm xương, viêm hạch, rụng răng,… cùng nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe.
Vì mức độ rủi ro nghiêm trọng đó, mỗi người cần chủ động gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
- Cơn đau khu trú tại khu vực bị ảnh hưởng, vị trí và mức độ đau gần như không thay đổi. Cảm giác đau đớn có thể trầm trọng hơn khi người bệnh nằm xuống.
- Đau răng khi có kích thích là đồ ăn nóng hoặc đồ ăn lạnh, bệnh nhân có thể bị đau nhói nhưng cũng có trường hợp cảm giác đau không thay đổi.
- Răng bị viêm tủy có sự thay đổi rõ rệt về màu sắc (ố vàng, thậm chí nâu đen xỉn màu).
- Nướu sưng, vùng mặt có răng bị viêm cũng phù nề bất thường.
- Răng ở vị trí cao hơn ổ răng, gây cản trở hoạt động nhai cắn thức ăn.
- Viêm tủy chân răng có dấu hiệu hoại tử, dịch mủ có dấu hiệu tràn ra ngoài.
Biện pháp điều trị viêm tủy răng nhanh khỏi
Khi răng xuất hiện các triệu chứng như lỗ sâu lớn, gây đau nhức từng cơn về đêm,… bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà mỗi người có thể lựa chọn một trong các biện pháp điều trị dưới đây:
Giảm đau do viêm tủy bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian tại nhà luôn có ưu điểm là an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và dễ thực hiện. Tuy nhiên, do chủ yếu sử dụng dược liệu tự nhiên nên những mẹo vặt này thường đem lại dược lực thấp, chỉ giúp giảm đau, phù hợp với mức độ viêm nhiễm nhẹ và gần như không thể điều trị khỏi viêm tủy.
Một số bài thuốc trị viêm tủy răng từ dân gian bệnh nhân có thể tham khảo:
- Nước cốt từ lá chuối: Dùng phần non của lá chuối rồi nghiền lấy nước cốt và để riêng. Tiếp theo dùng bông sạch thấm vào nước lá chuối sau đó đắp lên vùng răng bị sưng và chờ khoảng 3 phút, cuối cùng đi súc lại miệng với nước sạch.
- Sử dụng hành tây: Thái hành tây thành những lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng răng đau do viêm tủy. Chờ khoảng 5 phút và súc miệng lại sẽ giúp cơn đau được cải thiện đáng kể.
- Nước cốt tỏi: Xay tỏi lấy nước cốt rồi dùng để súc miệng, có thể kết hợp đắp lát tỏi mỏng lên răng để cải thiện cơn đau nhức.
Các biện pháp Tây y trị bệnh
Tình trạng viêm tủy răng có điều trị triệt để được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau nhưng khi bệnh đã tiến triển nặng thì việc điều trị tủy cần được thực hiện ngay nhằm loại bỏ cảm giác đau nhức, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng.
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm nhiễm nhẹ, mức độ tổn thương chưa lan rộng và có thể điều trị khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào khác.
Một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tủy răng là: Aspirin, tetracylin, spiramycin, metronidazol, paracetamol,… hay Azithromycin.
Điều trị lấy tủy răng một lần
Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp răng bị tổn thương rộng, vi khuẩn tích tụ nhiều, việc sử dụng thuốc giảm đau không được đáp ứng. Quy trình điều trị tủy sẽ gồm những bước sau:
- Bước 1 – Thăm khám và chụp phim: Bệnh nhân được chỉ định chụp Cone Beam CT 3D nhằm đưa ra chẩn đoán, từ đó lên kế hoạch điều trị.
- Bước 2 – Lấy tủy: Khi tủy đã chết hoàn toàn bác sĩ sẽ lấy tủy mà không cần gây tê, nếu răng chưa chế tủy hoặc chỉ mới chết một phần thì cần gây tê tại chỗ. Lúc này một mũi khoan chuyên dụng sẽ được đưa vào, sau đó lấy tủy và bơm sạch buồng tủy. Cuối cùng bệnh nhân được đưa đi chụp lại phim để kiểm tra mô tủy.
- Bước 3 – Trám bít ống tủy: Ống tủy được lấp đầy bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Lúc này, ống tủy sẽ được trám khít vĩnh viễn nhằm bảo vệ tủy răng khỏi những tác động bên ngoài bao gồm vi khuẩn, các loại đồ ăn có thể gây ê buốt răng.
Sau khi điều trị tủy, răng có thể trở nên yếu, giòn và dễ vỡ hơn, thậm chí đổi màu nâu xám. Do vậy để đảm bảo không mất thẩm mỹ về sau, mỗi bệnh nhân nên chủ động ăn uống đầy đủ, không nên nhai thức ăn quá cứng. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc việc bọc răng sứ để đảm bảo thẩm mỹ về sau.
Nên ăn gì, kiêng gì khi bị viêm tủy răng?
Khi răng bị viêm tủy, bệnh nhân cần ăn uống điều độ thông qua một thực đơn khoa học. Đây là cơ sở quan trọng để quá trình điều trị đạt hiệu quả mong muốn, ngăn không cho tổn thương lan rộng thêm.
- Thực phẩm nên ăn: Bao gồm các thực phẩm ít gây áp lực lên răng như đồ ăn mềm, dễ nuốt, món ít đường, ít tinh bột. Điển hình là sữa, cháo, súp, sinh tố hoa quả…
- Thực phẩm nên kiêng: Những loại đồ ăn vừa gây áp lực cho răng, vừa làm gia tăng cảm giác đau nhức như thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, rượu bia, thuốc lá, trái cây chua và các món ăn cứng đòi hỏi lực nhai mạnh như kẹo cứng, xương, đá lạnh… vì chúng rất dễ làm mẻ răng.
Địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín
Hiện nay các cơ sở chuyên thăm khám và điều trị bệnh về răng rất phổ biến. Người bệnh bị viêm tủy răng có thể tìm đến những địa chỉ sau:
- Bệnh viện Quân y 103: Khoa răng miệng của bệnh viện chuyên tiếp nhận bệnh nhân theo tuyến được phân công. Mỗi năm đã có tới hơn 8000 lượt bệnh nhân khám và điều trị bệnh về răng miệng tại đây. Viện 103 có địa chỉ tại 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội.
- Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương: Đây là đơn vị tuyến cuối chuyên khám và điều trị bệnh về răng miệng cho nhân dân thủ đô. Viện đang có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Khoa răng của bệnh viện hiện đảm nhận chức năng chẩn đoán, điều trị bệnh về răng miệng và làm răng giả phục hình. Địa chỉ viện tại số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện hiện là một trong những đơn vị đi đầu áp dụng kỹ thuật điều trị tủy hiện đại, công nghệ cấy ghép nha khoa implant, tẩy trắng răng… Bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị có thể tìm đến Tầng 1, nhà A7, Bệnh viện Bạch Mai – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng tránh viêm tủy răng, bệnh răng miệng
Để tránh gặp phải các triệu chứng viêm tủy răng, mỗi người nên chú ý thực hiện như biện pháp sau:
- Luôn chủ động đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để đảm bảo loại bỏ hết mảng bám trên răng, không cho vi khuẩn có cơ hội trú ngụ.
- Ưu tiên sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng thay vì tăm tre vì dụng cụ này có thể gây tổn thương lợi, làm thưa kẽ răng từ đó dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng trong đó có viêm tủy.
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, ưu tiên bổ sung hoa quả, chất xơ cho thực đơn. Tránh ăn thức ăn lạnh hoặc nóng đột ngột, loại bỏ các thực phẩm giàu đường, tinh bột ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
- Lựa chọn kem đánh răng có chứa thành phần Flour để bảo vệ sự chắc khỏe cho răng, không cho vi khuẩn có cơ hội gây hại.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 4-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bất thường (nếu có).
Viêm tủy răng tuy chưa gây nguy hại cho tính mạng nhưng lại làm phát sinh nhiều rắc rối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời thăm khám định kỳ tại các cơ sở nha khoa để hàm răng luôn sáng bóng và chắc khỏe!
Xem thêm:
- Bệnh viêm nha chu là gì? Biện pháp xử lý triệt để và an toàn nhất
- Viêm chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để
Xem tiếp...