Loét dạ dày là hiện tượng loét hay xói mòn niêm mạc dạ dày. Trong một vài trường hợp, các vết loét có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Sự nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các nguyên nhân sau đây làm tăng khả năng mắc bệnh này: uống rượu, sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid/NSAIDs (ibuprofen, naproxen, aspirin), hút thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, nhập viện. Hiếm khi các vết loét có thể gây bục dạ dày dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc) gây đe dọa tính mạc.
Triệu chứng
Đau bụng, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, chất nôn có vẻ ngoài giống bã cafe, phân có màu đen, phân có máu, nóng rát trong lồng ngực.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm khác để xác định mức độ của bệnh bao gồm: kiểm tra trực tràng, nội soi đường tiêu hóa trên. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm kháng thể H. Pylori trong máu và kiểm tra hơi thở Urê (H. Pylori)
Có thể bổ sung: Nội soi, điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm lipase, chụp x-quang, nghiên cứu đông máu, nuôi cấy dịch dạ dày
Có thể bổ sung: Nội soi, điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm lipase, chụp x-quang, nghiên cứu đông máu, nuôi cấy dịch dạ dày
Điều trị
Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (omeprazole / Prilosec, pantoprazole / Protonix), thuốc chẹn H2 (cimetidine / Tagamet, ranitidine / Zantac), truyền dịch, truyền máu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân là do H. pylori và nhập viện. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu các biến chứng như bục dạ dày hoặc xuất huyết không thể kiểm soát.Tổng quan
Viêm loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 – 10% dân số có viêm loét dạ dày – tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới.
Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng mà không có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 – 40% có đau kiểu loét dạ dày – tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.
Hằng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp dạ dày – tá tràng…Nguyên nhân
Viêm loét dạ dày – tá tràng là hiện tượng viêm và mất chất của niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 – 10% dân số có viêm loét dạ dày – tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới.
Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng mà không có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 – 40% có đau kiểu loét dạ dày – tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.
Hằng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp dạ dày – tá tràng…Nguyên nhân
Theo Y học hiện đại
Loét dạ dày – tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày – tá tràng và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng.
- Yếu tố phá hủy niêm mạc: HCl và Pepsine.
- Yếu tố bảo vệ niêm mạc: chất nhày, HCO3và hàng rào niêm mạc dạ dày.
Theo đó, những nguyên nhân gây hoạt hóa yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày – tá tràng có thể kể đến:
- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm, kết quả sẽ gây tăng tiết HCl và tăng bóp cơ trơn dạ dày.
- Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter pylori (HP) sẽ hủy hoại tế bào D ở niêm mạc dạ dày – tá tràng (là tế bào tiết somatostatine có tác dụng ức chế tiết gastrine) qua đó sẽ gây tăng tiết HCl.
Những nguyên nhân làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng là:
- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài sẽ làm các tế bào nhày ở niêm mạc dạ dày – tá tràng giảm bài tiết HCO3.
- Rượu và các thuốc chống đau giảm viêm NSAID, ngoài việc thông qua cơ chế tái khuếch tán ion H+ còn ức chế sự tổng hợp Prostaglandine, do đó vừa đồng thời làm tăng tiết HCl, vừa hủy hoại tế bào niêm mạc dạ dày – tá tràng, cũng như làm giảm sinh sản tế bào niêm mạc dạ dày.
- Corticoid và các dẫn xuất của nó qua cơ chế giảm tổng hợp Glucoprotein (một thành phần cơ bản của chất nhày) sẽ làm giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Vai trò tưới máu của hệ mao mạch dạ dày – tá tràng đối với sự bền vững của hàng rào niêm mạc dạ dày – tá tràng. Theo đó, xơ vữa hệ mao mạch dạ dày – tá tràng (kết quả từ hiện tượng sản sinh các gốc tự do) sẽ làm cản trở sự tưới máu niêm mạc dạ dày – tá tràng, được dùng để giải thích cho cơ chế viêm dạ dày mạn tính cũng như giải thích lý do tại sao có nhiều ổ loét to và bất trị ở người có tuổi.
- Sự hiện diện của xoắn khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày – tá tràng sẽ sản sinh ra NH3vừa cản trở sự tổng hợp chất nhày vừa làm biến đổi cấu trúc phân tử chất nhày từ dạng hình cầu sang dạng hình phiến mỏng, khiến cho lớp chất nhày dễ bị tiêu hủy bởi Pepsine. Ngoài ra, chính HP còn tiết ra protease, phospholipsae, độc tố 87 KDA protein và kích thích tiết interleukin gây tổn thương trực tiếp lên tế bào niêm mạc dạ dày.
- Yếu tố thể tạng: nhóm máu O có tần suất loét cao hơn các nhóm máu khác, điều này có lẽ liên quan đến sự ưu tiên kết hợp giữa nhóm máu O và HP, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 với tần suất loét tá tràng.
- Vai trò của thuốc lá trong việc ức chế tiết HCO3của tuyến tụy, gia tăng thoát dịch vị vào tá tràng và đưa đến nhiễm HP.
Theo Y học cổ truyền
Bệnh loét dạ dày – tá tràng với biểu hiện lâm sàng là đau vùng thượng vị cùng với một số rối loạn tiêu hóa, được xếp vào bệnh lý của Tỳ Vị với bệnh danh là vị quản thống mà nguyên nhân có thể là:
- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như giận dữ, uất ức khiến cho chức năng sơ tiết của tạng Can mộc bị ảnh hưởng, từ đó cản trở tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
- Những căng thẳng tâm lý kéo dài như lo nghĩ, toan tính quá mức cũng như việc ăn uống đói no thất thường sẽ tác động xấu tới chức năng kiện vận của tạng Tỳ và ảnh hưởng xấu tới chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị.
Nguyên nhân khác
Những cơn đau vùng thượng vị:
- Kéo dài từ 15 phút – 1 giờ, có thể khu trú ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày hoặc bên phải nếu là viêm loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải, hoặc có thể chói ra sau lưng (nếu loét ở thành sau dạ dày).
Những rối loạn tiêu hóa:
- Đi ngoài phân đen khi bị chảy máu ổ loét.
- Nôn mửa, buồn nôn xảy ra trong trường hợp viêm loét dạ dày, nhưng nôn mửa thường ít xảy ra trong viêm loét tá tràng nếu không có biến chứng.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Để phòng ngừa và điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng.
- Không uống rượu, không hút thuốc lá.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Nên giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng.
- Khi thấy các triệu chứng: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu… bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.
- Bên cạnh đó người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
- Làm lành ổ loét.
- Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter pylori.
- Phòng chống tái phát.
- Theo dõi và phát hiện tình trạng ung thư hóa.
Việc điều trị nội khoa trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên tránh những thức ăn gây đau hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa, đồng thời phải kiêng cà phê, thuốc lá và rượu.
- Thuốc:Đối với những trường hợp loét có nhiễm HP, loét tái phát nhiều lần, loét có biến chứng chảy máu, có thể tham khảo phác đồ sau đây:
- Colloidal Bismuth Subcitrate 108 mg x 4 lần/ngày
- Tetracycline 500 mg x 4 lần/ngày
- Metronidazol (hoặc Tidinazol) 500 mg x 2 lần/ngày
- Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày.
Lưu ý: Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Sửa lần cuối: