THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
391K

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thanh Lan

Tích Cực
“Bệnh vảy nến da đầu có lây không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là bệnh da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tổn thương do bệnh lý gây ra thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh lý không có khả năng lây nhiễm như có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp
“Bệnh vảy nến da đầu có lây không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp​


Vảy nến hay vẩy nến là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương da mãn tính, thường tiến triển dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Các triệu chứng bệnh vảy nến chính là hệ quả của tình trạng rối loạn chu chuyển tế bào tầng thượng bì, từ đó khiến vùng da bị tổn thương nổi cộm, viêm đỏ và bong tróc vảy trắng.

Số liệu thống kê, có hơn 51% trường hợp mắc bệnh vảy nến xuất hiện tổn thương ở da đầu. Tuy bệnh lý tiến triển dai dẳng nhưng bệnh vảy nến da đầu được đánh giá là căn bệnh lành tính, không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ, tâm lý, ngoại hình cũng như e ngại trong giao tiếp hàng ngày.

Vậy “Bệnh vảy nến da đầu có lây không?” Theo các chuyên gia đầu ngành, cũng giống với những bệnh ngoài da mãn tính khác, vảy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm. Tổn thương do bệnh lý gây ra chủ yếu là gen bị kích hoạt bởi những tác động từ bên trong cơ thể và bên ngoài. Tuy nhiên, do vị trí gen nhiễm bệnh ở nhiễm sắc thể số 6 nên bệnh vảy nến có thể di truyền từ ba mẹ sang con. Theo đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu cả ba và mẹ đều mắc bệnh lý này.

Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị vảy nến sẽ không có khả năng lây nhiễm. Do đó những thành viên trong gia đình vẫn có thể sử dụng các vật dụng chung hàng ngày. Tuy nhiên, như đã đề cập đây là một căn bệnh mãn tính nên thường kéo dài dai dẳng và bùng phát nhiều lần khi gặp điều trị thuận lợi. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da đầu không đúng cách cũng có thể khiến vùng da này bị tổn thương, khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn và lan rộng đến vùng mặt, cổ,…

Các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý​


Bệnh vảy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm vậy căn nguyên gây bệnh là do đâu? Theo các chuyên gia Da liễu, nguyên nhân khởi phát bệnh vảy nến khá phức tạp và hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị, có thể nhận thấy tổn thương do bệnh lý gây ra có liên quan trực tiếp đến cơ chế miễn dịch và rối loạn da.

Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro thúc đẩy khởi phát các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố này đặc trưng bởi tình trạng bất thường của nhiễm sắc thể số 6. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành bệnh vảy nến. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng lên nếu tiền sử gia đình bị các bệnh liên quan đến da liễu với cơ chế miễn dịch dị ứng như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa, viêm da tiết bã nhờn,…
  • Tác động cơ học: Những tác động cơ học như chà xát, cào gãi hay ma sát lên vùng da đầu cũng có thể tăng kích thích hoạt động miễn dịch. Từ đó dẫn đến rối loạn da và khởi phát các triệu chứng bệnh lý.
Các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý
Tuy không có khả năng lây nhiễn nhưng bệnh vảy nến da đầu có thể di truyền từ ba mẹ sang con
  • Bị nhiễm trùng: Một số nghiên cứu nhận thấy, nhiễm trùng do nhóm retrovirus hoặc do liên cầu khuẩn có thể kích thích gen gây ra bệnh vảy nến. Từ đó tác động đến tế bào lympho T, gây bất thường trong quá trình tăng sinh lớp tế bào sừng ở da đầu.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Không giống với làn da của người bệnh thường, làn da của người mắc bệnh vảy nến có mức dùng oxy hóa cao gấp 400%. Điều này có thể làm tăng quá trình tổng hợp ADN, thúc đẩy gián phân và dẫn đến tình trạng tăng sinh tế bào sừng bất thường.
  • Rối loạn chuyển hóa đường đạm: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, tổn thương da thường có xu hướng diễn tiến nhanh và lan rộng nếu chế độ ăn uống không phù hợp.
  • Những yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên, các triệu chứng bệnh vảy nến da đầu còn có thể khởi phát do dị ứng với dầu gội, rối loạn nội tiết tố, tiếp xúc ánh nắng thời gian dài, tác dụng phụ của thuốc điều trị,…

Các biện pháp phòng ngừa vảy nến da đầu hiệu quả​


Như đã đề cập, vảy nến da đầu là một trong những bệnh lý tự miễn mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm và có xu hướng tái phát nhiều lần. Tuy không có khả năng lây nhiễm nhưng tổn thương do bệnh lý kéo dài khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bên cạnh điều trị người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý. Cụ thể:

  • Cải thiện những vấn đề liên quan đến thần kinh như rối loạn cảm xúc, căng thẳng, xúc động mạnh,… bằng cách dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, giảm khối lượng công việc, thường xuyên trò chuyện với người thân và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Với những trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được trị liệu tâm lý.
  • Gội đầu 2 ngày/ lần cùng với những sản phẩm dịu nhẹ, chứa những thành phần an toàn và lành tính. Trong quá trình gội đầu, bạn nên massage nhẹ nhàng giúp làm sạch da đầu, loại bỏ các lớp vảy bong tróc.
  • Không tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như nhiệt độ cao, hóa chất, thực phẩm gây dị ứng, ánh nắng mặt trời, thức uống chứa cồn.
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích và từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Các biện pháp phòng ngừa vảy nến da đầu hiệu quả
Gội đầu 2 ngày/ lần cùng với những sản phẩm dịu nhẹ, chứa những thành phần an toàn và lành tính
  • Không tác động vật lý lên vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra và tránh cột tóc quá chặt.
  • Người mắc bệnh vảy nến nói chung và vảy nến da đầu nói riêng nên tắm nắng từ 5 – 10 phút mỗi ngày từ khung giờ từ 6:00 – 9:30. Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời giúp điều hòa hoạt động miễn dịch, đồng thời ức chế quá trình gián phân, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
  • Cần điều chỉnh giờ sinh hoạt khoa học, hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nâng cao thể trạng, giảm căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết tố.
  • Bị nhiễm trùng là một trong những yếu tố gây kích thích bệnh vảy nến da đầu bùng phát. Do đó, người bệnh nên chủ động điều trị và phòng ngừa những bệnh lý viêm nhiễm liên quan đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bệnh vảy nến da đầu có lây không?” và một số vấn đề liên quan đến bệnh lý. Vảy nến nói chung và vảy nến da đầu không có khả năng lây nhiễm nhưng các triệu chứng bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Do đó, người bệnh nên chủ động trong việc điều trị và áp dụng các biện pháp phòng ngừa lâu dài.

Xem tiếp...
 
Top Bottom