SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis): Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

BS Hà Nội

Fan Cứng
Bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis) là tình trạng bất thường của tuyến vú, thường không có triệu chứng rõ ràng, gây sưng đau, căng cứng ở vùng ngực. Vậy adenosis của vú là gì? Nguyên nhân của tình trạng này như thế nào? Triệu chứng ra sao? Bài viết dưới đây của thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang – Trưởng khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề trên.

bệnh tuyến của tuyến vú adenosis


Bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis) là gì?


Bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis) là tình trạng các tiểu thùy sản xuất sữa ở vú to ra và số lượng các tuyến có thể tăng lên. Đây là một tình trạng lành tính, không phải ung thư, có thể được ghi nhận khi tự khám vú hoặc khi chụp X-quang tuyến vú sàng lọc để tìm những vùng đáng ngờ ở vú trong chẩn đoán bệnh khác.

Adenosis có thể xuất hiện trên ảnh chụp X quang vú dưới dạng một khối hoặc vôi hóa (các cặn canxi nhỏ màu trắng), cả 2 đều có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy bệnh tuyến của tuyến vú, đặc biệt là loại xơ cứng gây ra mô sợi giống sẹo, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng bản thân tình trạng này không phải là ung thư.

Biểu hiện triệu chứng của denosis


Bệnh tuyến của tuyến vú có thể không được phát hiện khi tự khám vú hoặc khám lâm sàng vú vì nó có thể nhỏ và không gần bề mặt da. Adenosis có nhiều khả năng được phát hiện qua khám lâm sàng khi có nhiều thùy nhỏ trong một nhóm. Khi chạm vào, có cảm giác sần sùi giống như một u nang, u xơ tuyến (một loại khối u vú lành tính) hoặc khối u giống ung thư.

Các đặc điểm chung của bệnh tuyến của tuyến vú:

Ưu đãi tầm soát ung thư vú dịp 8-3

  • Đau và sưng định kỳ ở vú: mức độ và tần suất đau có thể tăng vào những thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vú căng sữa: triệu chứng này dường như cũng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Một khối u lành tính ở một bên vú: khối u thường không đau và nhỏ nhưng có thể sờ thấy được, có thể có dạng nốt, đôi khi khối u có thể xuất hiện ở cả 2 bên vú, đôi khi to đến vài cm và nhiều khối lổn nhổn, tình trạng này hay gặp trên tuyến vú phì đại ở người phụ nữ trẻ.
  • Adenosis không làm thay đổi da hoặc hình dạng của vú: Nó cũng không ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, thường không to ra và dường như không ảnh hưởng hoạt động bình thường.
bệnh tuyến của tuyến vú
Adenosis là tình trạng lành tính, không phải ung thư

Nguyên nhân gây adenosis ở phụ nữ


Các nhà nghiên cứu không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tuyến của tuyến vú. Tuy nhiên, vào năm 2009, theo bài nghiên cứu “Risk factors for breast cancer from benign breast disease in a diverse population. Breast Cancer Res Treat. 2009”, họ suy đoán rằng adenosis được gây ra bởi những ảnh hưởng và biến động nội tiết tố bình thường, cũng như một số đột biến gen nhất định và cần nhiều nghiên cứu hơn. [1]

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh


Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tuyến của tuyến vú cũng không được làm rõ. Các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng vú lành tính nói chung bao gồm:

  • Thừa cân;
  • Uống rượu, bia thường xuyên;
  • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi;
  • Sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh;
  • Sử dụng thuốc tránh thai;
  • Có con đầu lòng sau 35 tuổi hoặc chưa bao giờ có con;
  • Không cho con bú;
  • Không hoạt động thể chất;

Mặc dù những điều này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh adenosis hoặc một tình trạng vú lành tính khác nhưng các yếu tố này không mang tính chất quyết định bạn sẽ mắc bệnh. Vì vậy, bạn có thể được chẩn đoán bệnh ngay cả khi bạn không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

Tình trạng adenosis có nguy hiểm không?


Adenosis không nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ tiền mãn kinh và không nhất thiết phải điều trị.

Bệnh tuyến của tuyến vú không làm thay đổi da hoặc hình dạng của vú, cũng không ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, thường không to ra và dường như không ảnh hưởng hoạt động bình thường.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh lành tính tuyến vú, đặc biệt là loại xơ cứng gây ra mô sợi giống sẹo, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng bản thân tình trạng này không phải là ung thư.

Adenosis có làm tăng nguy cơ ung thư vú không?


Bị bệnh xơ cứng tuyến vú, loại bệnh tuyến vú gây ra mô sẹo ở vú, khiến các tiểu thùy to ra gây đau, có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ trong tương lai. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu trái ngược nhau liên quan đến vấn đề này.

Biến chứng rủi ro có thể gặp của adenosis ở phụ nữ


Các khối u Adenosis chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ tiền mãn kinh và có thể không nhất thiết phải điều trị.
Bệnh tuyến của tuyến vú không phải ung thư, trong đó các tiểu thùy tăng kích thước và chứa nhiều tuyến hơn bình thường, có thể hình thành các khối u và khiến ngực bị đau. Các khối u adenosis có thể được nhìn thấy trên ảnh chụp X quang tuyến vú và có thể yêu cầu lấy mẫu mô để sinh thiết để đảm bảo đó không phải ung thư vú. Nếu khối u được chứng minh là adenosis thì không cần điều trị bằng phẫu thuật.

adenosis
Adenosis không nguy hiểm, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ tiền mãn kinh

Khi nào cần gặp bác sĩ


Bất cứ khi nào phát hiện thấy một khối u mới ở vú hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng mới nào khác, chẳng hạn như đau hoặc tiết dịch ở núm vú, bạn nên thông báo cho bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra và yêu cầu chụp nhũ ảnh để giúp xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Việc tìm thấy một khối u hoặc bất kỳ thay đổi nào ở vú có thể làm người bệnh lo lắng. Tìm hiểu thêm về bệnh adenosis và các tình trạng lành tính khác giống ung thư vú có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm bệnh này và xoa dịu mọi lo lắng trước khi được kiểm tra và điều trị.

Phương pháp chẩn đoán adenosis


Vì bệnh tuyến của tuyến vú có thể có cảm giác tương tự như các khối u khác nên việc phát hiện tình trạng bệnh bằng khám thực thể thường không đủ để xác nhận chẩn đoán ngay cả khi khối u lớn.

Nếu bác sĩ lo ngại về khả năng mắc bệnh ung thư vú hoặc một vấn đề khác về vú, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm hình ảnh, bao gồm chụp X-quang tuyến vú và siêu âm. U tuyến vú có thể xuất hiện trên ảnh chụp X-quang tuyến vú, nhưng vì nó có thể bị nhầm lẫn là vôi hóa nên không thể phân biệt được với ung thư chỉ bằng xét nghiệm này.

Để xác định nguyên nhân của khu vực bất thường trên ảnh chụp X-quang tuyến vú, bạn cần phải thực hiện sinh thiết. Trong quá trình sinh thiết, một mảnh mô được lấy ra khỏi vùng nghi ngờ và được kiểm tra bệnh học. Có 3 loại sinh thiết khác nhau có thể được thực hiện: sinh thiết lõi kim, sinh thiết định vị nhũ ảnh và sinh thiết được hỗ trợ chân không.

1. Sinh thiết lõi kim​


Trong quá trình sinh thiết lõi kim, vùng da ở khu vực sinh thiết được gây tê bằng thuốc gây tê cục bộ. Sau đó, một cây kim lõi được sử dụng để lấy mẫu mô. Kim lõi là kim có lỗ lớn hơn, cho phép lấy mẫu mô lớn hơn. Điều này thường được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm để xác định vị trí các mô bất thường.

2. Sinh thiết dưới định vị nhũ ảnh​


Trong sinh thiết định vị nhũ ảnh, mô vú được giữ cố định bằng các tấm ép giống với khi chụp X-quang tuyến vú. Hình ảnh X-quang được chụp ở vú để giúp xác định vị trí tốt nhất. Sau khi đặt kim, có thể chụp thêm tia X để đảm bảo kim ở đúng vị trí. Bác sĩ phẫu thuật lấy mô theo kim định vị.

3. Sinh thiết có hỗ trợ hút chân không​


Sinh thiết có hỗ trợ chân không sử dụng thiết bị chuyên dụng để giúp hút ra nhiều mô hơn so với bằng kim lõi thông thường. Điều này có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của siêu âm, nhũ ảnh hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ). Loại sinh thiết này có thể ngăn ngừa nhu cầu sinh thiết phẫu thuật khi phải loại bỏ lượng mô lớn hơn, chẳng hạn như khi có một loạt các phát hiện bất thường trên chụp X-quang tuyến vú.

Cách điều trị bệnh


Vì bệnh tuyến của tuyến vú không phải là ung thư nên không cần điều trị. Nếu ngực bị đau, mặc áo ngực giúp giảm đau. Với một số phụ nữ, việc giảm lượng caffeine tiêu thụ cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng.

Nếu cả 2 chiến lược này đều không làm giảm bớt sự khó chịu ở vú của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên về bệnh tuyến vú để kiểm soát cơn đau.

Nếu bạn bị bệnh xơ cứng tuyến vú, bác sĩ của bạn có thể sẽ đề xuất lịch trình sàng lọc ung thư vú định kỳ. Lý do là đã có những nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng lên ở những người mắc bệnh xơ cứng tuyến vú.

Thùy vú mở rộng
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang điều trị cho người bệnh

Biện pháp phòng ngừa


Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các khối u adenosis hình thành do những ảnh hưởng và biến động bình thường của nội tiết tố cũng như một số đột biến gen nhất định. [2]

Vì vậy, dựa vào những yếu tố nguy cơ ở trên, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế caffeine và uống rượu bia. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tầm soát ung thư vú theo hướng dẫn của chương trình khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm bất kỳ thay đổi nào ở vú.

Các câu hỏi thường gặp

1. Bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis) phổ biến như thế nào?​


Trong tổng số 14,0% người bệnh từng sinh thiết hoặc phẫu thuật vú, u xơ tuyến phổ biến nhất với 52,5%, tiếp theo là adenosis 26,7% và u nhú là 10,9%. [3]

2. Các triệu chứng của bệnh tuyến của tuyến vú là gì?​


Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau hoặc khó chịu ở vú, sờ thấy các khối u hoặc mô vú dày lên cũng như tiết dịch trong ở núm vú. Nếu bất kỳ triệu chứng nào trong số này xuất hiện hoặc kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

3. Bệnh tuyến của tuyến vú có cảm giác như thế nào?​


Adenosis có thể có cảm giác giống như những khối u cứng ở vú. Chúng cũng có thể gây đau hoặc khó chịu ở ngực.

4. Có nên cắt bỏ adenosis?​


Không cần thiết phải cắt bỏ u tuyến vú vì đây không phải là ung thư.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vú cho chị em. Bệnh viện có khoa chẩn đoán hình ảnh có đội ngũ bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên chuyên sâu bệnh tuyến vú, giàu kinh nghiệm, luôn cập nhật những tiến bộ mới nhất trong ngành.

Khoa Ngoại vú cung cấp các dịch vụ khám, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý lành tính về vú, các bất thường bẩm sinh tuyến vú, thẩm mỹ tạo hình vú và điều trị ung thư vú… Khoa cũng áp dụng các phương pháp phẫu thuật tiên tiến, ít xâm lấn, giảm thiểu biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Khoa Ngoại Vú luôn đặt lợi ích của người bệnh lên hàng đầu, tạo môi trường an toàn, thoải mái và thân thiện cho các chị em đến khám và điều trị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự tự tin của phụ nữ Việt Nam.

Bài viết đã khái quát được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh tuyến của tuyến vú (adenosis). Hy vọng quý độc giả đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích và phân biệt loại bệnh này với ung thư vú cũng như các bệnh vú lành tính khác.

Xem tiếp...
 
Top Bottom