SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus varicella-zoster. Đây là bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể để lại di chứng. Đáng lo lại nhất là tình trạng sẹo rỗ, sẹo lõm sau thủy đậu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Thủy đậu là bệnh gì?


Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ gặp. Bệnh được gọi với tên khác là trái da. Ở thế kỷ 19, bệnh thủy đậu bị nhầm lẫn với bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, đến năm 1767, bác sĩ người Anh William Heberden đã đưa ra kết luận về sự khác nhau của hai bệnh này.

Thủy đậu được gây ra bởi virus có tên khoa học là varicella-zoster. Virus này có nhân là ADN và ảnh hưởng đến cả nam, nữ giới. Trẻ em trên 10 tuổi chịu ảnh hưởng từ bệnh nhiều nhất. Và hiện tại Việt Nam, số lượng người bị thủy đậu đã được kiểm soát ít đi. Chính vì chúng ta có triển khai tiêm phòng virus gây bệnh thủy đậu.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Bệnh thủy đậu và các dấu hiệu đặc trưng


Sau khi tấn công vào cơ thể, varicella-zoster virus không lập tức gây bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 10-20 ngày, trung bình khoảng 1 tuần. Tuy chưa gây ra các dấu hiệu lâm sàng nhưng virus vẫn có thể lây lan trong cộng đồng.

Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy dấu hiệu mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, ăn không ngon miệng. Các triệu chứng như đau họng hoặc nóng sốt cũng đồng thời xuất hiện. Tuy nhiên, các dấu hiệu ngoài da vẫn chưa hình thành. Do đó, có khá nhiều người không thể tự đưa ra chẩn đoán việc mình bị lây nhiễm bệnh thủy đậu.

Sau thời kỳ ủ bệnh và khởi phát sẽ là giai đoạn toàn phát của thủy đậu. Lúc này, mật độ virus trong cơ thể sẽ rất cao. Nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ cao gấp nhiều lần. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu cũng sẽ đồng thời xuất hiện.

  • Ban dạng mụn nước hình thành trên da. Thường sẽ mọc từ phần trên cơ thể và lan dần xuống dưới chân.
  • Mụn nước có kích thước nhỏ từ 1-3mm, hình tròn và thường sẽ có màu hồng đỏ. Không có khả năng liên kết thành mảng.
  • Bên trong mụn có chứa dịch nước, dễ bị vỡ. Nếu có bội nhiễm thì sẽ xuất hiện dịch mủ bên trong các nốt mụn.
  • Khi mụn nước vỡ sẽ gây tổn thương da, tự đóng vảy và bong sau một vài tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy rất khó chịu…

Tùy theo diễn biến của bệnh và sức đề kháng của mỗi cơ thể. Số lượng mụn thủy đậu có thể là nhiều hoặc ít. Có những trường hợp bệnh nặng thì mụn nước sẽ nổi toàn thân, số lượng phải đến hàng trăm, hàng nghìn mụn nằm rải rác.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là gì?


Tác nhân gây thủy đậu chính là virus varicella-zoster. Virus này lây từ người sang người, với những đường lây khác nhau. Do đó, việc kiểm soát lây nhiễm bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhất là với những thành viên trong cùng một gia đình.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thủy đậu có thể lây ngay khi mụn nước chưa xuất hiện. Cho đến khi mụn nước khô và bong vảy hoàn toàn thì nguy cơ lây nhiễm mới không còn.

Nguy cơ lây nhiễm cao trong các trường hợp sau:

  • Một thành viên trong gia đình của bạn bị mắc bệnh thủy đậu.
  • Bệnh lây nhiễm nhanh trong môi trường trường học, nhất là các trường mầm non.
  • Lây nhiễm do có tiếp xúc gần với người bệnh bởi virus lây qua đường hô hấp.
  • Lây nhiễm do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh gồm nước bọt và dịch mủ.
  • Lây nhiễm do dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị mắc thủy đậu.
  • Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc chăm sóc trẻ sau sinh…

Nếu bạn bị mắc thủy đậu 1 lần thì bạn sẽ có khả năng miễn dịch trọn đời với virus varicella-zoster. Chỉ có 1% bệnh nhân có dấu hiệu tái nhiễm. Và hiện nay, tiêm phòng vacxin thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh một cách an toàn.

Bệnh thủy đậu và những ảnh hưởng được cảnh báo


Thủy đậu là bệnh da liễu do virus gây ra. Bệnh có diễn biến phức tạp và khả năng lây nhiễm cao. Thủy đậu có thể phát triển thành dịch trong môi trường công sở như trường học hoặc các trung tâm giáo dục. Bệnh ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ với các tác hại được cảnh báo sau:

  • Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Bởi chính các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như: sốt cao, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu.
  • Bệnh ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội. Bởi khi mắc thủy đậu bạn bắt buộc sẽ phải kiêng cữ một cách nghiêm túc. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tự cách ly.
  • Tổn thương thủy đậu nếu không được kiểm soát sẽ gây ra tình trạng lâu lành. Vi khuẩn tấn công mô mềm sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Đôi khi là cả nhiễm trùng máu.
  • Bệnh thủy đậu còn có thể gây đau họng, khó nuốt, ho ra máu… Từ đó làm ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt ngày ngày.
  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc thủy đậu. Nguy cơ bị viêm não là khá cao. Người bệnh dễ bị sốt cao, co giật, hôn mê, loạn thần… Nguy hiểm nhất là tử vong.
  • Các ảnh hưởng khác của bệnh thủy đậu gồm: viêm phổi, viêm thận/ cầu thận, tràn dịch khớp, viêm tai giữa và tai ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm cơ tim…

Đặc biệt, thủy đậu có liên quan mật thiết với zona thần kinh. Bệnh nhân mắc thủy đậu có thể bị zona sau một vài năm hoặc cả chục năm. Và zona thần kinh sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trên cơ thể, gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Thủy đậu ảnh hưởng đến da như thế nào?


Bệnh thủy đậu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến làn da của bạn. Tại các nốt mụn thủy đậu có thể hình thành tình trạng sẹo.

Đặc điểm của sẹo thủy đậu là các vết lõm sâu vào dưới da. Khi số lượng tổn thương quá nhiều sẽ khiến cho da của bạn bị rỗ. Và đây chính là nỗi ám ảnh của không ít người mắc thủy đậu.

Sẹo rỗ lõm sau thủy đậu gây mất thẩm mỹ. Khiến cho chúng ta không còn tự tin vào gương mặt mộc và các giao tiếp hàng ngày. Nếu sẹo kèm theo thâm sẽ cực khó điều trị, tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

Điều trị thủy đậu như thế nào?


Việc chẩn đoán thủy đậu thường rất đơn giản. Bác sĩ sẽ chỉ cần quan sát tổn thương da để đưa ra kết luận về bệnh. Và nếu bạn không yên tâm về kết quả thăm khám này. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm kiểm tra.

Bệnh phẩm lấy từ tổn thương da sẽ giúp chúng ta nhận biết chính xác loại virus gây bệnh có phải là thủy đậu hay không. Hay đó là các tác nhân gây bệnh khác như HSV, HPV Eczema, Rickettsia hoặc enterovirus.

Với thủy đậu, bạn sẽ chỉ cần điều trị bằng thuốc. Bao gồm thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ. Thường thì việc điều trị sẽ được tiến hành tại nhà. Thông qua những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị thủy đậu là thuốc kháng virus. Lựa chọn các thành phần gồm valacyclovir, famciclovir hay acyclovir. Ngoài ra, tùy theo các dấu hiệu kèm theo mà người bệnh có thể dùng kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ngứa.

Kháng sinh ít được sử dụng trong điều trị bệnh thủy đậu. Trừ khi tổn thương có dấu hiệu bội nhiễm. Liều lượng thuốc có sự thay đổi tùy theo độ tuổi, cân nặng và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Thời gian điều trị thủy đậu có thể kéo dài đến 10 ngày, cho đến khi mụn thủy đậu không còn mọc nữa. Và bệnh nhân nên tuân thủ yêu cầu điều trị được bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhằm tránh những biến chứng của bệnh.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh thủy đậu


Nguyên tắc trong điều trị thủy đậu là kiểm soát bệnh và ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của virus. Chính vì thế, mọi người cần làm tốt những yêu cầu sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và có biện pháp cách ly hiệu quả để tránh lây nhiễm cho thành viên trong gia đình.
  • Tắm giặt thường xuyên để tránh tổn thương bị bội nhiễm. Không sử dụng các loại nước lá, thảo dược để chữa thủy đậu.
  • Không sử dụng thuốc xanh để bôi lên trên da. Bởi thuốc sẽ khiến màu da bị biến đổi và bạn sẽ khó quan sát sự phát triển của tổn thương.
  • Nếu bạn ngứa, bạn cũng không nên dùng tay gãi. Điều này sẽ khiến cho mụn nước bị vỡ và gây đau nhức.
  • Nếu người trong gia đình bạn bị thủy đậu, bạn cũng cần điều trị dự phòng ngay. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng virus để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
  • Chỉ quay lại trường học, công ty hoặc xưởng sản xuất cho đến khi bệnh thủy đậu đã được chữa khỏi. Đó là khi tổn thương đóng vảy hoàn toàn thì nguy cơ lây nhiễm sẽ không xảy ra.
  • Giặt sạch quần áo, chăn màn, ga gối sau khi điều trị bệnh thủy đậu. Có thể sử dụng nước nóng để ngâm đồ dùng nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Nhớ uống nhiều nước và bổ sung vitamin tổng hợp để giúp cơ thể có thêm năng lượng “đối phó” với virus…

Bệnh thủy đậu có thể được phòng ngừa thông qua việc tiêm phòng vacxin. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ nhỏ tới các trung tâm tiêm phòng để tiêm phòng thủy đậu theo khuyến cáo. Lúc này, trẻ sẽ được bảo vệ an toàn trước sự tấn công của bệnh, kết quả đạt gần 90%.

Nếu bạn đang có những dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu. Hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để nhận tư vấn thăm khám và điều trị hiệu quả. Trân trọng!

Xem tiếp...
 
Top Bottom