SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Bệnh thấp tim là bệnh gì? Đặc điểm của bệnh

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh thấp tim là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A với biểu hiện là những tổn thương ở tim, khớp và mạch máu. Bệnh có thể gây viêm cơ tim, viêm màng trong tim, để lại nhiều di chứng nặng nề hoặc thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.

1. Bệnh thấp tim là gì?​


Thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi bị nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Trong vòng 2 - 3 tuần sau khi nhiễm liên cầu vùng hầu họng, nếu không được điều trị đầy đủ và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim.

Bệnh thấp tim phổ biến ở trẻ 5 - 15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam nữ là ngang nhau. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề ở tim, khớp, não và da. Ở tim, thấp tim có thể để lại những hậu quả kéo dài như viêm tim, dày dính van tim, lâu ngày dẫn tới tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ hay thậm chí tử vong.

Bệnh thấp tim là bệnh gì? Đặc điểm của bệnh

Bệnh thấp tim kéo dài dẫn tới tử vong

2. Cơ chế gây bệnh thấp tim của liên cầu​


Cơ chế gây bệnh thấp tim hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 3 thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh thấp tim gồm:

2.1 Thuyết miễn dịch​


Trong thấp tim, liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A không trực tiếp gây tổn thương các cơ quan. Đa số các nhà khoa học đã thống nhất về cơ chế bệnh sinh là có sự trùng hợp rủi ro giữa chất có protein trên vi khuẩn liên cầu với protein của một số cấu trúc trên cơ thể người như cấu trúc van tim, khớp, hệ thần kinh,... nên khi bị nhiễm liên cầu khuẩn cơ thể đã phản ứng lại bằng các kháng thể chống lại vi khuẩn này và gây ra các biểu hiện bệnh.

2.2 Thuyết nhiễm độc​


Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A có thể gây độc trực tiếp lên các tổ chức trong cơ thể như cơ tim, van tim, màng hoạt dịch, não,... và gây ra các triệu chứng của bệnh thấp tim.

2.3 Thuyết dị ứng​


Bệnh thấp tim liên quan tới tính cơ địa. Một số người bẩm sinh có ái lực cao với liên cầu khuẩn. Trong một số trường hợp, nhiều đứa trẻ trong cùng một gia đình cùng mắc bệnh thấp tim do yếu tố gia đình.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh thấp tim​



Không phải mọi bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A ở hầu họng đều bị thấp tim mà chỉ một tỷ lệ nhỏ dẫn tới thấp tim. Những yếu tố thuận lợi gây bệnh gồm:

  • Tuổi tác: 90% trường hợp thấp tim gặp ở trẻ 7 - 15 tuổi, chủ yếu là 9 - 12 tuổi, ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi;
Bệnh thấp tim là bệnh gì? Đặc điểm của bệnh

Trẻ 7-15 tuổi thuộc đối thượng dễ mắc bệnh tim

  • Yếu tố môi trường: Khí hậu lạnh, ẩm nên hay gặp vào mùa đông, xuân ở các nước vùng nhiệt đới, ôn đới;
  • Cơ địa: Bệnh hay gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như mề đay, hen phế quản, chàm,...;
  • Mức sống: Thấp tim phổ biến ở vùng có điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém, kinh tế khó khăn, nhà ở chật chội, gia đình đông con, văn hóa kém.

4. Triệu chứng bệnh thấp tim​


Bệnh thấp tim thường xảy ra sau khi bị viêm họng liên cầu 2 - 4 tuần với các triệu chứng đầu tiên trên toàn thân là sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, da xanh tái, chảy máu cam. Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện triệu chứng tại các cơ quan:

  • Tại khớp: Viêm đa khớp cấp và đau khớp, gặp ở 75% trường hợp thấp tim. Tình trạng viêm đau chủ yếu gặp ở các khớp lớn và nhỡ như gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân,... Khớp có biểu hiện viêm điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau, có thể tràn dịch khớp, không hóa mủ, khớp viêm thường không đối xứng và có tính chất di chuyển (khớp này lành thì triệu chứng viêm chuyển sang khớp khác). Thời gian viêm mỗi khớp thường dao động trong khoảng 3 - 5 ngày, không quá 10 ngày và thường tự khỏi hoặc khỏi nhanh nếu dùng thuốc kháng viêm và corticoid, không để lại di chứng;
  • Tại tim (viêm tim): Là biểu hiện nặng và nguy hiểm nhất của bệnh thấp tim, gặp ở 50% các trường hợp thấp tim. Bệnh nhân có thể tử vong vì suy tim cấp do viêm tim hoặc suy tim mạn không hồi phục gây ra các bệnh van tim do thấp. Các bệnh viêm tim do thấp tim gồm: Viêm nội tâm mạc đơn thuần (mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức), viêm cơ tim - nội tâm mạc (mệt mỏi nhiều, khó thở, tiểu ít, vã mồ hôi, huyết áp hạ thấp, tím nhẹ ngoại biên), viêm màng ngoài tim (đau nhói vùng ngực trái hoặc trước tim, đau khi hít sâu, thay đổi tư thế) và viêm tim toàn bộ (triệu chứng phối hợp cả 3 thể trên);
  • Tại thần kinh: Múa giật (rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn cảm xúc), biểu hiện ít gặp gồm liệt, hôn mê, co giật,...;
  • Tại da: Ban vòng đỏ (hình tròn, đường kính 1 - 3cm, có bờ viền, màu hồng hoặc vàng nhạt, không ngứa, phân bố ở thân mình và gốc chi, mất đi sau vài ngày) hoặc hạt dưới da (cứng, đường kính 0,5 - 2cm, di động dưới da, dính vào nền xương cạnh cột sống, bả vai, tồn tại vài ngày đến vài tuần rồi biến mất;
  • Biểu hiện hiếm gặp khác: Viêm màng phổi, viêm phổi kẽ, đau bụng,...
Bệnh thấp tim là bệnh gì? Đặc điểm của bệnh

Viêm màng phổi là một trong các triệu chứng bệnh thấp tim

5. Cách phòng ngừa bệnh thấp tim​


Nếu có ý thức phòng bệnh có thể tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc do bệnh thấp tim. Một số lưu ý quan trọng là:

  • Giữ gìn môi trường sống, vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng thường xuyên, sạch sẽ;
  • Giữ ấm cổ, ngực, mũi họng vào mùa đông và có chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức đề kháng;
  • Điều trị sớm tình trạng viêm họng, viêm amidan hay viêm xoang ở trẻ;
  • Nếu trẻ 5 - 15 tuổi bị viêm họng nhiều lần, có đau mỏi, sưng, nóng, đau ở các khớp, khó thở, mệt mỏi, tức ngực, đau vùng tim hoặc có các biểu hiện bất thường về tâm thần vận động thì cần cho trẻ đi khám ngay để phát hiện, điều trị kịp thời bệnh thấp tim;
  • Khi trẻ có chỉ định tiêm phòng nên thực hiện đúng để tránh bệnh tái phát, để lại di chứng nguy hiểm.

Khi được chẩn đoán xác định mắc bệnh thấp tim, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh để giảm tới mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Xem tiếp...
 
Top Bottom