SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Bệnh Tay - Chân - Miệng: chăm sóc để tránh những biến chứng đáng tiếc - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh Tay - Chân - Miệng (Hand - Foot - Mouth Disease - HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng, lòng bàn tay.

1. Nguyên nhân gây bệnh​


Bệnh Tay - Chân - Miệng do virus thuộc nhóm virus đường ruột ( poliovirus, coxsackievirus, echovirus…) gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus đường ruột khác.

2. Triệu chứng​

  • Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, 1 đến 2 ngày sau sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước.
  • Ở miệng có dạng vết loét, đường kính từ 4mm – 8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi , tại vòm miệng hoặc ở lợi răng, làm trẻ nuốt đau.
  • Với triệu chứng này, cha mẹ thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc ở cánh tay.
  • Trẻ nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn ở vùng mông hoặc nơi quấn tã lót.
  • Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh kèm theo triệu chứng như hạch ở cổ, hạch dưới hàm, ho, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Trong giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập hệ thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật.

3. Chẩn đoán​


Chẩn đoán bệnh thường dựa trên biểu hiện lâm sàng với vị trí đặc trưng của ban đỏ và bóng nước (tay, chân, miệng và có thể có ở mông).

Phân lập virus từ các bệnh phẩm phết họng hay dịch của các bọng nước thường sau 2 đến 4 tuần mới có kết quả nên nó không hữu ích cho chẩn đoán trên từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ có ý nghĩa chẩn đoán hồi cứu và ý nghĩa dịch tễ học.

Các thầy thuốc lâm sàng thường không yêu cầu xét nghiệm này và không phải tất cả các phòng xét nghiệm vi sinh vật đều có thể thực hiện kỹ thuật nuôi cấy virus gây bệnh được.

Thường thì bác sĩ có thể phân biệt được Tay-Chân-Miệng và tác nhân khác gây đau lở miệng là nhờ dựa vào tuổi của bệnh nhân, lời khai của bố mẹ bệnh nhi về các triệu chứng điển hình cùng sự hiện diện của những nốt ban, vị trí các bóng nước và đau khi thăm khám.

4. Điều trị​

  • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh Tay-Chân-Miệng.
  • Phương pháp điều trị hiện nay chỉ là điều trị triệu chứng để giảm sốt, giảm đau nhức do các vết loét gây ra, kết hợp với tăng sức đề kháng.
  • Để hạ nhiệt, giảm đau chỉ nên dùng các thuốc loại Paracetamol hay Acetaminophen, không được dùng Aspirine hay các thuốc có chứa Aspirine vì trẻ có nguy cơ bị hội chứng Reye gây tổn thương gan - não nghiêm trọng, có thể tử vong.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da niêm cần phải vệ sinh thân thể:

  • Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm.
  • Lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày. + Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ nhũ nhi để giảm tổn thương da do gãi ngứa.
  • Lưu ý, trẻ bị bệnh Tay-Chân-Miệng không cần kiêng cữ gió và ánh sáng.
  • Khi chăm sóc trẻ không nên chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
  • Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ ấm và cho uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo…
  • Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ…
  • Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bệnh nặng hơn như sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, bóng nước có mủ, máu.

5. Phòng bệnh​

  • Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có dính phân trẻ.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi. Rất khó thực hiện ở trẻ em.
  • Vệ sinh đồ chơi.
  • Rửa thật kỹ rồi khử trùng các dụng cụ và bề mặt với dung dịch chloramines, thuốc tẩy.
  • Cho nghỉ tại nhà những trẻ biểu hiện sốt và/hoặc có biểu hiện loét miệng hoặc trẻ nhễu nước bọt nhiều.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom