SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Bệnh lý túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Các bệnh lý túi mật rất đa dạng, biểu hiện với nhiều bệnh cảnh khác nhau. Nắm rõ thông tin về những bệnh lý ở cơ quan này sẽ giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm, thăm khám và điều trị đúng chuyên khoa.

bệnh túi mật


Bệnh lý túi mật là gì?


Các bệnh lý túi mật xảy ra khi có bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng tới sức khỏe túi mật, bao gồm tình trạng viêm, nhiễm trùng, sỏi túi mật, tắc nghẽn túi mật hay đường mật ngoài gan. Tất cả tình trạng bất thường xuất hiện ở túi mật đều gây ra các vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.

bệnh túi mật là gì
Các bệnh lý ở túi mật xảy ra khi có bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến túi mật

Nguyên nhân gây bệnh lý túi mật


Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề ở túi mật. Lâu dài, tình trạng này có thể gây tắc mật (tắc túi mật hay hệ thống đường mật trong và ngoài gan).(1)

Mật ứ đọng là nguyên nhân phổ biến gây viêm túi mật. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây viêm ở túi mật, dẫn tới các bệnh lý túi mật.

Triệu chứng bệnh lý túi mật


Người mắc các bệnh túi mật thường có những triệu chứng như:

  • Đau ở hạ sườn phải: Cơn đau có thể lan đến ngực, vùng thượng vị, sau lưng. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm tụy hay đau dạ dày. Người bệnh có thể bị đau ngắt quãng từng cơn, âm ỉ hay dữ dội.(2)
  • Sốt, ớn lạnh nếu có nhiễm trùng
  • Vàng da, nước tiểu vàng: Đây là những dấu hiệu cho thấy dịch mật bị tắc nghẽn do có sỏi đường mật hay viêm đường dẫn mật.
  • Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn
  • Các bất thường nhu động ruột có thể gây tiêu chảy không rõ nguyên nhân, khó đại tiện, phân bạc màu…
triệu chứng bệnh túi mật
Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh lý túi mật

Chẩn đoán bệnh lý túi mật


Khi chẩn đoán các bệnh lý túi mật, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, đặc điểm triệu chứng đau hạ sườn phải và những triệu chứng tiêu hóa nói chung, sau đó thực hiện thăm khám bụng.

Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những kỹ thuật hình ảnh học phù hợp để đánh giá tình trạng ổ bụng. Trong đó, kỹ thuật phổ biến nhất là siêu âm bụng. Kỹ thuật này dùng sóng âm có tần số cao để phác họa hình ảnh ở bên trong ổ bụng, đặc biệt là để chẩn đoán các bệnh lý túi mật, siêu âm rất nhạy trong việc phát hiện sỏi mật. Hơn nữa, siêu âm còn giúp bác sĩ đánh giá thành túi mật, polyp hay những khối u bất thường (nếu có) cũng như cấu trúc và nhu mô gan.

Ngoài ra, những chẩn đoán hình ảnh khác có thể được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh túi mật như chụp cắt lớp vi tính (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các bệnh lý về túi mật

1. Viêm túi mật


Viêm túi mật là tình trạng viêm ở túi mật do vi khuẩn. Bệnh lý túi mật này thường xảy ra ở bệnh nhân bị tắc nghẽn ống túi mật. Khi ống dẫn mật bị chặn sẽ khiến dịch mật ứ đọng trong túi mật, gây kích thích túi mật và dẫn đến viêm. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới viêm túi mật như các bất thường ở ống dẫn mật ngoài gan, khối u đoạn cuối ống mật chủ, u đầu tụy, nhiễm trùng…(3)

sub kênh tiêu hóa tâm anh

bệnh viêm túi mật
Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm do vi khuẩn

2. Viêm túi mật không do sỏi


Đây là tình trạng viêm túi mật do rối loạn chức năng làm trống túi mật, không liên quan tới sỏi. Viêm túi mật không do sỏi thường xuất hiện cấp tính hay có thể là mạn tính nhưng ít phổ biến. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như thủng, hoại tử túi mật, thậm chí gây tử vong. So với dạng viêm do sỏi, mức độ nguy hiểm của tình trạng viêm túi mật không do sỏi sẽ cao hơn.

3. Sỏi mật


Bệnh sỏi mật là tình trạng trong túi mật hoặc ống mật có sự xuất hiện của sỏi. Sỏi có kích thước từ hạt cát cho tới quả bóng bàn. Phần lớn trường hợp là lành tính. Tuy nhiên, nếu không có phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, các viên sỏi có thể gây tắc mật, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ung thư túi mật về sau.

4. Sỏi ống mật chủ


Bệnh sỏi ống mật chủ là tình trạng trong đường mật chính ở ngoài gan (ống mật chủ) có sự xuất hiện của ít nhất 1 viên sỏi. Chúng có thể được tạo thành từ sắc tố mật hoặc các muối canxi, cholesterol. Sự xuất hiện của sỏi trong ống mật có thể làm giảm lượng dịch mật tới tá tràng, gây chướng bụng và chậm tiêu. Nếu kích thước của sỏi lớn, người bệnh có thể bị tắc nghẽn đường mật, làm tăng nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng gồm nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp…

5. Áp xe túi mật


Áp xe túi mật xảy ra khi túi mật bị viêm mủ kéo dài mà không có biện pháp can thiệp hoặc không điều trị đúng cách. Trong khối áp xe xuất hiện nhiều dịch mủ. Đây là sự tích tụ của những tế bào bạch cầu, mô chết, vi khuẩn. Ngoài các cơn đau dưới sườn phải hay vùng trên rốn, người bệnh còn bị sốt cao, lạnh run, lừ đừ, môi khô, lưỡi dơ, hốc hác. Tình trạng viêm thường là do vi khuẩn gram âm đường ruột (có độc tính cao) gây ra. Khi không được xử trí triệt để, ổ mủ vỡ sẽ gây nhiễm trùng toàn bộ ổ bụng, sốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới tử vong.

6. Polyp túi mật


Polyp túi mật là sự phát triển bất thường của niêm mạc túi mật. Chúng nhô ra khỏi bề mặt niêm mạc túi mật. Phần lớn polyp túi mật đều là lành tính và vô hại, hiếm khi xuất hiện biến chứng hoặc viêm nhiễm. Chỉ khoảng 5% trường hợp có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Đa phần polyp túi mật được phát hiện tình cờ trong quá trình siêu âm bụng định kỳ hay khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật để điều trị sỏi.

7. Vỡ (thủng) túi mật


Đây là tình trạng thành túi mật bị vỡ, khiến dịch mật rò rỉ vào ổ bụng. Khi đó, người bệnh thường bị đau bụng đột ngột và dữ dội. Nguyên nhân gây vỡ túi mật thường là do sỏi mật, nhiễm trùng hay chấn thương. Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh vỡ túi mật gồm buồn nôn, ói mửa, đau nhói tại hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, sốt.

8. Túi mật sứ


Túi mật sứ là tình trạng vôi hóa của thành túi mật. Khi đó, thành túi mật của người bệnh sẽ trở nên cứng, giòn, có màu ngả xanh. Bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ trong khi chụp X-quang bụng hoặc khi chụp CT bụng. Thành túi mật ban đầu chỉ xuất hiện một mảng vôi hóa dính vào lớp niêm mạc. Sau đó, tình trạng vôi hóa tiến triển, thay thế toàn bộ các mô của thành túi mật bằng canxi.

Thành túi mật khi bị ngấm toàn bộ canxi, niêm mạc thường bị bong tróc hoàn toàn. Đối với trường hợp thâm nhiễm canxi từng mảng, niêm mạc có thể bị viêm. Tình trạng túi mật sứ làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư. Phần lớn trường hợp tiến triển thành ung thư túi mật là do kích ứng viêm mạn tính, viêm niêm mạc túi mật.

9. Nhiễm trùng đường mật


Nhiễm trùng đường mật là tình trạng đường mật bị viêm nhiễm do vi trùng. Tình trạng này thường xuất hiện ở người bị tắc nghẽn đường mật. Nếu trì hoãn điều trị, nhiễm trùng đường mật có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết, làm tăng nguy cơ tử vong, nhất là đối với người bệnh cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền. Nhiễm trùng đường mật gây nhiễm trùng huyết thường xuất hiện ở người bệnh có sỏi túi mật, sỏi đường mật trong và ngoài gan hay các bệnh lý ác tính của đường mật và tụy.

10. Ung thư túi mật


Ung thư túi mật là một bệnh lý hiếm. Hiện có nhiều loại ung thư túi mật. Tuy nhiên, điểm chung là khó điều trị, tiên lượng xấu vì bệnh thường không được chẩn đoán sớm cho tới khi đã ở giai đoạn nặng. Trong đó, tình trạng sỏi mật gây viêm túi mật mạn tính là yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh ung thư túi mật.

Ung thư có thể lan từ niêm mạc túi mật tới những lớp bên ngoài. Ngoài ra, những tế bào ung thư có thể di chuyển ngược dòng tới gan, những hạch bạch huyết, những cơ quan khác lân cận. Những triệu chứng bệnh có thể tương tự viêm túi mật cấp tính. Một số trường hợp lại không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.

Các biến chứng của bệnh lý túi mật


Các bệnh lý túi mật có thể ảnh hưởng đến ống mật, gan hoặc tuyến tụy của người bệnh. Nếu không có biện pháp xử trí sớm, bệnh tiến triển nặng làm gia tăng xuất hiện các biến chứng như:

  • Viêm đường mật cấp, sốc nhiễm trùng đường mật
  • Xơ gan
  • Viêm tụy cấp
  • Ung thư túi mật, ung thư đường mật

Điều trị bệnh lý túi mật

1. Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau khi người bệnh có các cơn đau cấp tính. Để xác định loại thuốc phù hợp, bác sĩ thường dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng của mỗi bệnh nhân.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Đây thường chỉ là bước khởi đầu cho việc điều trị phẫu thuật.

điều trị bệnh túi mật


2. Phẫu thuật


Đây là phương pháp điều trị bệnh lý túi mật thường được chỉ định đối với các trường hợp sỏi túi mật, polyp túi mật từ 10mm trở lên và ung thư túi mật. Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nào ở túi mật gây ra những triệu chứng nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân đều có thể được cân nhắc điều trị phẫu thuật hay nội soi mật tụy ngược dòng.

Cách phòng bệnh lý túi mật


Những bệnh lý túi mật thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc chú ý tới những dấu hiệu bệnh để kịp thời chữa trị, mỗi chúng ta cũng cần có biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở túi mật, cụ thể:

  • Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh: Trong thực đơn ăn uống hằng ngày cần hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, những loại thịt đỏ sống, các loại thực phẩm nhiều chất tanin. Thay vào đó, bạn nên bổ sung đạm từ thực vật và những loại rau củ quả chứa nhiều dưỡng chất.
  • Tẩy giun định kỳ: Duy trì theo quen tốt này 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm. Vì giun không chỉ gây hại dạ dày và ruột, mà chúng còn có thể xâm nhập vào túi mật và đường mật, gây tổn thương thành túi, viêm túi mật, viêm đường mật…
  • Không dùng những chất kích thích hay uống những loại thuốc kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo bởi các tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Các bệnh lý túi mật rất đa dạng. Triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhầm với những bệnh lý ở dạ dày. Do đó, nếu xuất hiện những dấu hiệu bệnh đã đề cập, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Xem tiếp...
 
Top Bottom