Loãng xương (Osteoporosis) là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Ở người bị loãng xương, ngồi xuống đột ngột, ho, hoặc cúi xuống cũng có thể gây gãy xương. Các khu vực dễ bị gãy xương là ở lưng (cột sống), cổ tay và hông. Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Các yếu tố có thể làm căn bệnh này trầm trọng thêm bao gồm: dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, hóa trị, xạ trị, các thuốc như steroid, lười vận động, uống rượu.
Loãng xương có tính gia đình. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh loãng xương, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Chúng ta đều biết, quá trình hủy và tạo xương luôn diễn ra liên tục trong cơ thể, nếu quá trình này cân bằng thì mật độ xương sẽ bình thường. Nếu quá trình hủy xương lớn hơn tạo xương sẽ dẫn đến loãng xương.
Tuy nhiên, nếu quá trình hủy và tạo xương cân bằng nhưng diễn ra quá nhanh (chu chuyển xương nhanh) thì gây ra giảm sức mạnh của xương. Do vậy, sức mạnh của xương là một thông số rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn mật độ xương.
Các thông số về sức mạnh của xương hiện đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên lâm sàng.
Hiện nay mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sớm nhất tình trạng loãng xương và dự đoán gãy xương trên lâm sàng.
Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi.
Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu.
Bệnh loãng xương dễ chẩn đoán. Khi đã bị loãng xương, điều trị có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương nhưng điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm để ngăn ngừa không cho gãy xương do loãng xương xảy ra.
Điều trị loãng xương rất tốn kém (chi phí trực tiếp và gián tiếp). Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa.
Loãng xương có thể phân thành:
Vỏ xương bị mỏng đi.
Các đốt sống bị biến dạng: lún xẹp hay gãy lún.Phòng ngừa
Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc để điều trị tích cực đều khá đắt tiền nên chi phí điều trị thường quá cao so với mức sống của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
Loãng xương có tính gia đình. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh loãng xương, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi.
Triệu chứng
Đau xương thường xuyên ở lưng, hông, tay và cổ tay. Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).Chẩn đoán
Thực hiện khai thác bệnh sử và khám thực thể. Rối loạn này được chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương của bệnh nhân. Xét nghiệm thường được sử dụng nhất là chụp DEXAXét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm nồng độ TSH – hormon kích thích tuyến giáp. Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm.Điều trị
Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị loãng xương nên gặp bác sĩ sớm hơn và xem xét điều trị sớm. Thuốc điều trị loãng xương bao gồm một nhóm các loại thuốc được gọi là bisphosphonates. Các thuốc bisphosphonates phổ biến nhất là alendronate (Fosamax), ibandronate (Boniva), risedronate (Actonel), và acid zoledronic (Reclast). Các thuốc khác có thể sẽ được sử dụng là raloxifene (Evista), calcitonin, và Teriparatide (Forteo). Liệu pháp estrogen đôi khi được sử dụng. Vật lý trị liệu có thể giúp duy trì sức mạnh của xương và ngăn ngừa té ngã.Tổng quanChúng ta đều biết, quá trình hủy và tạo xương luôn diễn ra liên tục trong cơ thể, nếu quá trình này cân bằng thì mật độ xương sẽ bình thường. Nếu quá trình hủy xương lớn hơn tạo xương sẽ dẫn đến loãng xương.
Tuy nhiên, nếu quá trình hủy và tạo xương cân bằng nhưng diễn ra quá nhanh (chu chuyển xương nhanh) thì gây ra giảm sức mạnh của xương. Do vậy, sức mạnh của xương là một thông số rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn mật độ xương.
Các thông số về sức mạnh của xương hiện đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên lâm sàng.
Hiện nay mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sớm nhất tình trạng loãng xương và dự đoán gãy xương trên lâm sàng.
Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và thầm lặng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh cho đến khi bị biến chứng gãy xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống và cổ xương đùi.
Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ngay cả trong những hoạt động hàng ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu.
Bệnh loãng xương dễ chẩn đoán. Khi đã bị loãng xương, điều trị có thể làm giảm 50% nguy cơ gãy xương nhưng điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm để ngăn ngừa không cho gãy xương do loãng xương xảy ra.
Điều trị loãng xương rất tốn kém (chi phí trực tiếp và gián tiếp). Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa.
Loãng xương có thể phân thành:
- Loãng xương nguyên phát: Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác và/ hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân do quá trình lão hóa của tạo cốt bào làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương, gây thiểu sản xương.
- Loãng xương thứ phát: Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên. Thường gặp trong các bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động kéo dài, điều trị bằng heparin kéo dài.
- Một số nhà khoa học Anh cho rằng, những trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ thấp còi thuở nhỏ do chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống lớn lên dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao cũng dễ gặp ở những người áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân không khoa học. Thậm chí việc bỏ cả khẩu phần ăn cần thiết để giảm cân sẽ làm mất đi việc cung cấp dinh dưỡng làm chắc xương dẫn đến nguy cơ gãy xương cổ, hông và xương sống.
- Di truyền: Cần lưu ý, nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ loãng xương và gãy xương ở con cái là không tránh khỏi và có thể gia tăng. Do vậy, cần kiểm tra càng sớm càng tốt để có biện pháp khắc phục và theo dõi mật độ xương của bạn.
- Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ: Khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, phụ nữ có thể bị giảm hàm lượng estrogen, ảnh hưởng xấu đến xương. Thông thường estrogen rất có ích trong việc tổng hợp canxi cho xương và giúp tăng cường tạo xương chắc khỏe.
- Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp: Xương của chúng ta sẽ đạt đến tỷ trọng và khối lượng cao nhất ở độ tuổi 25-30 tuổi. Sau tuổi này nó không tăng nữa và giữ nguyên đến khoảng thời gian bạn 40 tuổi và giảm dần khoảng 1% với mỗi năm tiếp theo. Nếu khi trẻ tỷ trọng và khối lượng xương của bạn quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương sẽ càng trầm trọng hơn khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
- Corticosteroid: Một trong số thuốc gây loãng xương nguy hiểm nhất là steroid (cortisone hay predinisone). Đây là một số loại thuốc chuyên trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng. Nếu dùng corticosteroid trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến xương. Trong trường hợp phải sử dụng, nên đề nghị bác sĩ kê cho bạn loại thuốc này ở liều thấp nhất để tránh tổn thương cho xương.
- Đau xương
- Đau nhức các đầu xương.
- Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
- Đau nhức như châm chích toàn thân.
- Đau tăng về đêm.
- Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
- Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ (do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún).
- Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi.
- Thường kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…
Vỏ xương bị mỏng đi.
Các đốt sống bị biến dạng: lún xẹp hay gãy lún.Phòng ngừa
Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài. Các thuốc để điều trị tích cực đều khá đắt tiền nên chi phí điều trị thường quá cao so với mức sống của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
- Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng khoáng chất đỉnh của bộ xương cao nhất lúc trưởng thành. Một người khỏe mạnh thường có khối lượng xương đỉnh cao nhất ở độ tuổi 20-30.
- Nếu khối lượng xương đỉnh tăng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy, ngay từ hôm nay, hãy đầu tư cho xương.
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein và khoáng chất cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương chắc khỏe – ‘vốn liếng’ tốt nhất), khi cho con bú (để đủ canxi cho sự phát triển bộ xương của trẻ ngay từ ban đầu).
- Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng xương cho tất cả mọi người trong suốt cuộc đời.
- Tạo dựng nếp sống năng động giúp cơ thể trẻ đạt mức phát triển tốt nhất.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí… ngay từ khi còn nhỏ, còn trẻ, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như: uống nhiều rượu, bia, cafe, thuốc lá, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực. Phấn đấu để sữa và các chế phẩm từ sữa có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày của tất cả mọi người.
- Phát hiện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và kiểm soát chặt chẽ các thuốc điều trị. Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chứa Corticosteroid, thuốc chống co giật (Phenyltion, Barbiturate… ), thuốc tiểu đường… cần bổ sung ngay vitamin D và canxi vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hóa của vitamin D và canxi.
- Đối với phụ nữ mãn kinh, một mặt tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, khuyến khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hướng dẫn chị em áp dụng liệu pháp hormone thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế). Tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh 5 – 7 năm, vì vậy liệu pháp hormone thay thế rất cần được áp dụng sớm để ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh. Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất, mang lại hậu quả nặng nề cho nhiều phụ nữ lớn tuổi.
Chi phí cho điều trị loãng xương
Các chi phí y tế để điều trị các biến chứng gãy xương do loãng xương bao gồm:- Chi phí nằm viện để điều trị gãy xương: Kết hợp xương, thay chỏm xương đùi, nẹp vít cột sống…
- Chi phí điều trị các biến chứng do nằm lâu ở người có tuổi bị gãy xương (vì phải bất động chỗ xương gãy, vì không vận động được) như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét tư thế…
- Chi phí cho các thuốc điều trị tích cực bệnh loãng xương (Bisphosphonate và/hoặc Calcitonin và/hoặc hormone hay các thuốc giống hormone) trong suốt quãng đời còn lại của người bệnh để tránh tái gãy xương.
Các thuốc điều trị loãng xương
- Các thuốc chống hủy xương: Là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị loãng xương vì làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.
- Nhóm hormone và các thuốc giống hormone: Là nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.
- Nhóm hormon sinh dục nữ (như oestrogen) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh:
- Oestrogen (biệt dược Premarin)
- Oertrogen và progesterone (biệt dược Prempak C, Prempro…)
- Thuốc giống hormone: Tibolol (biệt dược Livial)
- Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể oestrogen (SERMs): Raloxifene (biệt dược Evista)
- Nhóm hormon sinh dục nam (Androgen) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho nam giới sau tắt dục: testosrerone (Biệt dược Andriol).
- Nhóm hormon sinh dục nữ (như oestrogen) dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh:
- Nhóm Bisphosphonate: Bisphosphonate là nhóm thuốc mới được sử dụng từ đầu thập niên 90, có tác dụng làm tăng khối lượng và độ cứng của xương, đặc biệt ở cột sống, giảm đáng kể nguy cơ gãy xương do loãng xương. Có rất nhiều loại như: Pyrophosphate, Clodronate, Tiludronate, Pamidronate, Etidronate, Alendronate, Risedronate… Hiện nay 3 loại bisphosphonate đang được sử dụng rộng rãi trên giới là Etidronate (Difosfen), Alen dronate (Fosamax) và Risedronate (Actonel). Thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương (phụ nữ sau mãn kinh, bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài…).
- Nhóm hormone và các thuốc giống hormone: Là nhóm thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.
- Calcitonin: Calcitonin là một chuỗi các acid amin từ cá hồi, có tác dụng chống hủy xương, giảm đau do hủy xương và làm giảm chu chuyển xương.
- Cơ chế tác dụng: Gắn kết với các thụ thể đặc hiệu trên hủy cốt bào làm giảm số lượng và hoạt động của hủy cốt bào.
- Hiệu quả của thuốc: giảm tỷ lệ gãy xương và giảm đau do hủy xương.
- Các thuốc tăng tạo xương
- Hormone cận giáp: rPTH 2 mcg TDD/ngày, là thuốc duy nhất được công nhận là tăng tạo xương thực sự (11/2002).
- Calcium và vitamin D: để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo xương mới, kích thích hoạt động của tế bào sinh xương.
- Vitamin D hoặc chất chuyển hoá của vitamin D (Calcitriol – Rocaltrol) giúp cho việc sử dụng calcium hiệu quả hơn.
- Calcium nhằm cung cấp những nguyên vật liệu để bổ sung cho xương khi chế độ ăn không đáp ứng đủ hoặc khi cơ thể không hấp thu đầy đủ.
- Thuốc tăng đồng hoá (Durabolin, Deca-durabolin) có tác dụng tăng cường hoạt tính của tế bào sinh xương, tăng cường chuyển hoá protein.
- Trên thực tế các thuốc chống hủy xương cũng có tác dụng tăng tạo xương và các thuốc tăng tạo xương cũng có tác dụng chống hủy xương.
Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương
- Kết hợp thuốc chống hủy xương và thuốc tăng tạo xương:
- Bisphosphonate + canxi và vitamin D
- Calcitonin + canxi và vitamin D
- Hormone thay thế + canxi và vitamin D
- Kết hợp các thuốc chống hủy xương và thuốc tăng tạo xương:
- Isphosphonate + hormone thay thế + canxi và vitamin D
- Calcitonin + hormone thay thế + canxi và vitamin D
- Biphosphonate + calcitonin + hormone thay thế + canxi và vitamin D
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: