SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
194K

Bệnh lở miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh lở miệng còn được gọi là bệnh nhiệt miệng. Trong khoang miệng xuất hiện các tổn thương gây đau, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lở miệng dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh mụn rộp sinh dục và sùi mào gà ở miệng. Do đó, việc thăm khám khi có dấu hiệu lở miệng là cần thiết để chúng ta có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Bệnh lở miệng là gì?


Bệnh lở miệng là tình trạng loét niêm mạc miệng gây đau, khó chịu. Dân gian thường gọi lở miệng với tên khác là nhiệt miệng. Đây là bệnh lành tính, có thể xuất hiện ở cả người lớn trẻ nhỏ, cả nam giới và nữ giới.

Lở miệng tiến triển theo từng đợt và mỗi đợt bệnh sẽ kéo dài từ 7 ngày. Bệnh không cần điều trị cũng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên khả năng tái phát lở miệng sẽ là rất cao.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng lở miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Nổ bật nhất chính là tình trạng lở miệng nổi mụn nước liên quan đến hoạt động của virus HSV tại vùng khoang miệng. Vậy bạn có đang bị dạng lở miệng này hay không.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Nguyên nhân gây bệnh lở miệng, rộp môi


Lở miệng rộp môi là nhiễm trùng da có liên quan đến hoạt động của virus HSV trên cơ thể. Virus này có thể lây nhiễm trực tiếp và gián tiếp. Khi tấn công vào miệng, virus sẽ sinh sống ở đó và chờ cơ hội gây bệnh.

Khi HSV gây bệnh sẽ gây ra tình trạng nổi mụn rộp ở môi, miệng, khoang họng và lười. Các dấu hiệu đau nhức tương tự như khi bị nhiệt miệng. Bệnh phát triển qua từng giai đoạn và thường có diễn biến rất phức tạp. Tỷ lệ tái phát bệnh thường rất cao.

Nói về nguyên nhân gây bệnh lở miệng rộp môi, các bác sĩ chuyên khoa cho biết phổ biến nhất vẫn là quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình mắc bệnh mụn rộp sinh dục. Đáng chú ý nhất là quan hệ tình dục bằng miệng hoặc thực hiện các cử chỉ ôm hôn. Đây là con đường lây nhiễm trực tiếp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị lở miệng do dùng chung đồ dùng ăn uống, vệ sinh có chứa virus HSV. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm bệnh qua đồ vật trung gian thường rất thấp.

Các yếu tố nguy cơ gây ra chứng lở miệng, mụn rộp môi gồm;

  • Môi bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Bị stress hoặc suy nhược cơ thể làm giảm sức đề kháng.
  • Các bệnh truyền nhiễm khác như cảm lạnh hay cảm cúm
  • Dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với mỹ phẩm chăm sóc môi.
  • Điều trị nha khoa hoặc thương tổn phần môi và nướu
  • Những thay đổi hormone trong cơ thể ở từng thời kỳ…

Dấu hiệu nhận biết bệnh lở miệng do virus HSV


Khác với bệnh lở miệng thông thường, bệnh lở miệng do virus HSV gây ra thường sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như sau:

Lở miệng thông thường: Tổn thương chỉ xuất hiện bên trong miệng và thường chỉ là từ 1-2 nốt tổn thương niêm mạc. Lở miệng sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau thường xuyên, đau khi ăn uống nhất là ăn đồ mặn. Tổn thương do nhiệt miệng thường có hình tròn, màu trắng bao quanh là đường viền màu đỏ và không gia tăng về số lượng.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Lở miệng do virus HSV:

  • Khác với bệnh lở miệng thông thường, lở miệng do virus HSV gây ra thường có các đặc điểm sau:
  • Tổn thương có dạng mụn nước và có thể xuất hiện ở cả bên trong và bên ngoài miệng, nhất là ở vùng mép môi và trên môi.
  • Tổn thương sẽ gia tăng thế tích và liên kết lại để tạo ra các mảng tổn thương lớn. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu.
  • Vùng tổn thương có thể bị nhiễm trùng và chảy máu. Cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Sau đó, vùng niêm mạc bị nhiễm trùng này thường sẽ tự lành và không để lại sẹo.

Người bị lở miệng thường có các triệu chứng khác như đau họng, hơi thở có mùi, sốt hoặc bị sưng hạch bạch huyết trên cổ hoặc sau tai…

Bị nhiệt miệng có cần thăm khám không?


Nếu là chứng lở miệng thông thường thì sẽ không cần thăm khám. Tuy nhiên, sẽ rất khó để chúng ta xác định điều này. Do đó, bạn có thể chụp lại tình trạng viêm loét ở miệng và gửi ảnh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Trong trường hợp bạn có dấu hiệu lở miệng và nghi ngờ đó là mụn rộp sinh dục thì hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra liên quan. Đây là việc làm cần thiết để chúng ta xác định được sự có mặt của virus HSV tại tổn thương và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bệnh lở miệng như thế nào?


Với chứng lở miệng thông thường, bạn có thể cải thiện bằng việc uống nhiều nước và sử dụng thực phẩm thanh mát. Tình trạng lở miệng sẽ tự khỏi sau khoảng từ 7-10 ngày.

Với tình trạng lở miệng do virus HSV bạn cũng có thể chờ cho bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, việc để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Vậy nên, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp y khoa để kiểm soát tốt các triệu chứng lở miệng, rộp môi.

Các loại kem hoặc thuốc kháng virus như Acyclovir (Xerese®, Zovirax®) hoặc Valacyclovir (Valtrex®) sẽ là ưu tiên trong điều trị bệnh lở miệng. Nếu bị đau nhiều, các bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng giảm đau Ibuprofen hay Paracetamol. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp làm lạnh da để cải thiện dấu hiệu bệnh lý.

 Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị


Một số mẹo hay giúp bạn kiểm soát tốt triệu chứng lở miệng


Khi bị lở miệng, bạn sẽ không thể thoát khỏi những cơn đau nhức. Cảm giác khó chịu ở môi sẽ khiến cho bạn ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Và nếu bạn đang rơi vào tình cảnh này thì hãy áp dụng ngay các giải pháp được Dr.thaiha chia sẻ sau:

  • Dừng ăn đồ ăn có chứa dầu mỡ, mắm muối, nhất là đồ ăn mặn.
  • Tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh, cà chua.
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng bởi thức ăn dễ nuốt sẽ giúp giảm ma sát môi.
  • Nên uống nhiều nước, nhất là các loại trà giúp bạn thanh nhiệt giải độc.
  • Cố gắng đánh răng đều đặn. Nếu đau không thể đánh răng bạn nên súc miệng với nước muối loãng.
  • Vệ sinh miệng họng mỗi ngày để có thể kiểm soát hoạt động của virus và giúp tổn thương da chóng lành.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lở miệng có liên quan đến virus HSV. Nếu bạn đang gặp dấu hiệu bệnh lý thương tự ở khoang miệng, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được tư vấn hỗ trợ xử lý an toàn nhất.

Xem tiếp...
 
Top Bottom